X

Giải Sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 - Cánh diều

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 Cánh diều | Giải SBT Ngữ văn 6 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 bộ sách Cánh diều chi tiết được các Giáo viên biên soạn bám sát chương trình sách bài tập Ngữ Văn 6 sẽ giúp học sinh làm bài tập về nhà trong SBT Ngữ Văn 6 dễ dàng hơn.

Mục lục Giải sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 2 - Cánh diều

Giải sách bài tập Ngữ Văn 6 Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều

Bài 6: Truyện

Bài 7: Thơ

Bài 8: Văn bản nghị luận

Bài 9: Truyện

Bài 10: Văn bản thông tin

Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2




Bài tập đọc hiểu: Bài học đường đời đầu tiên

Câu 1 trang 3 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: Hãy nối những từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể của nhân vật Dế Mèn ở cột bên trái với những từ ngữ nêu đặc điểm của từng bộ phận ấy ở cột bên phải:

Bài tập đọc hiểu: Bài học đường đời đầu tiên

Trả lời:

Nối những từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể của nhân vật Dế Mèn ở cột bên trái với những từ ngữ nêu đặc điểm của từng bộ phận ấy ở cột bên phải: 

Bài tập đọc hiểu: Bài học đường đời đầu tiên

Câu 2 trang 3 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: (Câu hỏi 4, SGK) Từ các chi tiết “tự hoạ” về bản thân và lời lẽ, cách xưng hô, điệu bộ, giọng điệu, thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt, chị Cốc, em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này?

Trả lời:

(Câu hỏi 4, SGKTính cách của nhân vật Dế Mèn kiêu căng, tự phụ, hống hách. Tính cách ấy được bộc lộ qua những chi tiết “tự hoạ" của Dế Mèn về bản thân (Ví dụ: Tôi đi đủng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại), lời lẽ, cách xưng hô, điệu bộ, giọng điệu, thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt (Ví dụ: “Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi. Còn Dế Choắt than thở thế nào, tôi cũng không để tai. Hồi ấy, tôi có tính tự đắc, cứ miệng mình nói tai mình nghe chứ không biết nghe ai, thậm chí cũng chẳng để ý có ai nghe mình không” hay “Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng: Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết”); lời lẽ, thái độ với chị Cốc (Ví dụ: “Vặt lông cái Cốc cho tạo / Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn”).

Câu 3 trang 3 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: (Câu hỏi 5, SGK) Ở cuối đoạn trích, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đã “đứng lặng giờ lâu” và “nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

Theo em, đó là bài học gì?

Trả lời:

(Câu hỏi 5, SGK) Ở cuối đoạn trích, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đã “đứng lặng giờ lâu” và “nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”. Bài học đó là: không nên kiêu ngạo, hung hăng, nghịch ngợm tai quái mang tai vạ đến cho người khác và cho chính bản thân mình. Đây là bài học cho mỗi bạn HS trong cuộc sống và học tập hằng ngày, rất dễ xảy ra ở các bạn thanh thiếu niên vì các bạn còn ít tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm sống.

“Nhân vật trong truyện đồng thoại được nhân cách hoá trên cơ sở đảm bảo không thoát li sinh hoạt có thật của loài vật.”. Dựa vào những điều em biết về loài dế, hãy chỉ ra những điểm “có thật” như thế trong văn bản, đồng thời, phát hiện những chỉ tiết đã được nhà văn “nhân cách hoá”.

Trả lời:

(Câu hỏi 6, SGK) Trong văn bản, có nhiều chi tiết thể hiện đặc điểm và sinh hoạt có thật của loài dế. Ví dụ: đôi càng mẫm bóng, cái vuốt ở chân, hai cái răng đen nhánh, chui tọt ngay vào hang... Nhưng chủ yếu là các chi tiết đã được nhà văn “nhân cách hoá”. Ví dụ: quát mấy chị Cào Cào; ghẹo anh Gọng ; hếch răng lên, xì một hơi rõ dài, bộ điệu khinh khỉnh; lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ, bụng nghĩ thú vị; hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng; đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên,…

Câu 5 trang 4 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: Khi đọc truyện đồng thoại, em cần chú ý những gì?

Hãy dẫn ra các ví dụ cụ thể khi đọc văn bản Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí) của Tô Hoài để chứng minh đây là một truyện đồng thoại tiêu biểu.

Trả lời:

- Khi đọc truyện đồng thoại, việc đầu tiên là phải thấy được những sự kiện được kể, nhất là những sự kiện chính. Kế đó, cần phải chỉ ra được những nhân vật là các loài vật đã được nhà văn miêu tả, trong số đó, nhân vật nổi bật nhất, xuất hiện xuyên suốt câu chuyện sẽ là nhân vật chính. Tiếp theo, cần đi sâu tìm hiểu hình dạng, điệu bộ, cử chỉ, ngôn ngữ, tính cách,... của các con vật được thể hiện trong truyện, xem chúng vừa giống loài vật ấy, vừa giống con người ở chỗ nào, từ đó, phát hiện bài học mà truyện muốn thể hiện. Cuối cùng, cần liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em.

- Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí) của Tô Hoài, các con vật đều có suy nghĩ, hành động, trang phục, ngôn ngữ như con người (tức là tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá). Ví dụ: các chi tiết miêu tả ngôn ngữ và hành động của Dế Mèn như quát mấy chị Cào Cào; ghẹo anh Gọng ; hếch răng lên, xì một hơi rõ dài, bộ điệu khinh khỉnh; lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngữ, bụng nghĩ thú vị; hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than; đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên...

Bài tập đọc hiểu: Ông lão đánh cá và con cá vàng

Câu 1 trang 6 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: Trong truyện, từ nào miêu tả ông lão đánh cá khi ra biển cầu xin cá vàng?

A. Run rẩy                                   B. Lóc cóc

C. Loạng choạng                          D. Vui vẻ

Trả lời:

Từ miêu tả ông lão đánh cá khi ra biển cầu xin cá vàng:

      Đáp án B. Lóc cóc.

Câu 2 trang 6 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: Phương án nào miêu tả chính xác những đòi hỏi ngày càng tăng của vợ ông lão đánh cá?

A. Cái máng lợn mới - một cái nhà rộng - nữ hoàng - nhất phẩm phu nhân - Long Vương.

B. Cái máng lợn mới - một cái nhà rộng - nhất phẩm phu nhân - Long Vương - nữ hoàng

C. Cái máng lợn mới - một cái nhà rộng - nhất phẩm phu nhân - nữ hoàng - Long Vương

D. Cái máng lợn mới - nhất phẩm phu nhân - một cái nhà rộng - nữ hoàng - Long Vương

Trả lời:

Phương án miêu tả chính xác những đòi hỏi ngày càng tăng của vợ ông lão đánh cá:

C. Cái máng lợn mới - một cái nhà rộng - nhất phẩm phu nhân - nữ hoàng - Long Vương.

Câu 3 trang 6 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: (Câu hỏi 3, SGK) Cảnh biển trong mỗi lần ông lão ra gọi cá vàng thay đổi theo chiều hướng như thế nào?

Theo em, sự thay đổi đó có ý nghĩa gì?

Trả lời:

(Câu hỏi 3, SGKCảnh biển tương ứng với mức độ đòi hỏi của bà vợ, khi bà vợ càng đòi hỏi nhiều thì biển càng phản ứng dữ dội. Những trạng thái ấy biểu đạt sự không đồng tình với lòng tham vô đáy của người vợ, không bao giờ hài lòng và biết ơn với những gì mình đang có mà chỉ biết đòi hỏi nhiều hơn nữa.

Câu 4 trang 6 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: Bài học em rút ra được từ truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng là gì?

Chọn một nhân vật mà em có ấn tượng trong truyện, nêu ra một hoặc một số bài học từ nhân vật ấy.

Trả lời:

– Bài học rút ra từ truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng: quá tham lam cuối cùng cũng sẽ chẳng được gì. Trong cuộc sống, cần phải biết thế nào là đủ, cần phải biết ơn người đã mang đến cho mình cuộc sống tốt đẹp thì mới có hậu về sau. 

- Bài học rút ra từ các nhân vật trong truyện:

+ Bài học từ nhân vật ông lão đánh cá: cần biết thương yêu, thậm chí cứu hộ loài vật khi chúng gặp nguy hiểm; không nên nhu nhược, khờ khạo; không nên để người khác xui khiến để rồi đánh mất sự tự trọng:

+ Bài học từ nhân vật cá vàng: không nên chiều theo ý muốn của người khác (kể cả người đã giúp mình) một cách vô lí; cần biết cảm ơn người đã giúp mình nhưng không nên tạo điều kiện cho lòng tham phát triển.

Câu 5 trang 6 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: (Câu hỏi 5, SGK) Hãy nêu một điểm giống, một điểm khác nhau nổi bật của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng (Pu-skin) và truyện cổ tích dân gian (Gợi ý: tìm điểm giống và khác về tác giả; yếu tố hoang đường, kì ảo; kiểu nhân vật,...)

Trả lời:

(Câu hỏi 5, SGK) Truyện có lối kết thúc theo mô típ nhân quả thường thấy trong các truyện cổ tích. Truyện có yếu tố kì ảo, không có thật. Truyện gửi gắm những bài học về lẽ sống, cách ứng xử.

....................................

....................................

....................................

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn 6 - Cánh diều hay khác: