X

Giải Sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 - Cánh diều

Giải sách bài tập Ngữ Văn 6 Bài 6: Truyện - Cánh diều Giải SBT Ngữ văn 6


Giải sách bài tập Ngữ Văn 6 Bài 6: Truyện - Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài 6: Truyện bộ sách Cánh diều chi tiết được các Giáo viên biên soạn bám sát chương trình sách bài tập Ngữ Văn 6 sẽ giúp học sinh làm bài tập về nhà trong SBT Ngữ Văn 6 dễ dàng hơn.

Giải sách bài tập Ngữ Văn 6 Bài 6: Truyện - Cánh diều




Bài tập đọc hiểu: Bài học đường đời đầu tiên

Câu 1 trang 3 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: Hãy nối những từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể của nhân vật Dế Mèn ở cột bên trái với những từ ngữ nêu đặc điểm của từng bộ phận ấy ở cột bên phải:

Bài tập đọc hiểu: Bài học đường đời đầu tiên

Trả lời:

Nối những từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể của nhân vật Dế Mèn ở cột bên trái với những từ ngữ nêu đặc điểm của từng bộ phận ấy ở cột bên phải: 

Bài tập đọc hiểu: Bài học đường đời đầu tiên

Câu 2 trang 3 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: (Câu hỏi 4, SGK) Từ các chi tiết “tự hoạ” về bản thân và lời lẽ, cách xưng hô, điệu bộ, giọng điệu, thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt, chị Cốc, em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này?

Trả lời:

(Câu hỏi 4, SGKTính cách của nhân vật Dế Mèn kiêu căng, tự phụ, hống hách. Tính cách ấy được bộc lộ qua những chi tiết “tự hoạ" của Dế Mèn về bản thân (Ví dụ: Tôi đi đủng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại), lời lẽ, cách xưng hô, điệu bộ, giọng điệu, thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt (Ví dụ: “Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi. Còn Dế Choắt than thở thế nào, tôi cũng không để tai. Hồi ấy, tôi có tính tự đắc, cứ miệng mình nói tai mình nghe chứ không biết nghe ai, thậm chí cũng chẳng để ý có ai nghe mình không” hay “Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng: Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết”); lời lẽ, thái độ với chị Cốc (Ví dụ: “Vặt lông cái Cốc cho tạo / Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn”).

Câu 3 trang 3 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: (Câu hỏi 5, SGK) Ở cuối đoạn trích, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đã “đứng lặng giờ lâu” và “nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

Theo em, đó là bài học gì?

Trả lời:

(Câu hỏi 5, SGK) Ở cuối đoạn trích, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đã “đứng lặng giờ lâu” và “nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”. Bài học đó là: không nên kiêu ngạo, hung hăng, nghịch ngợm tai quái mang tai vạ đến cho người khác và cho chính bản thân mình. Đây là bài học cho mỗi bạn HS trong cuộc sống và học tập hằng ngày, rất dễ xảy ra ở các bạn thanh thiếu niên vì các bạn còn ít tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm sống.

Bài tập đọc hiểu: Ông lão đánh cá và con cá vàng

Câu 1 trang 6 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: Trong truyện, từ nào miêu tả ông lão đánh cá khi ra biển cầu xin cá vàng?

A. Run rẩy                                   B. Lóc cóc

C. Loạng choạng                          D. Vui vẻ

Trả lời:

Từ miêu tả ông lão đánh cá khi ra biển cầu xin cá vàng:

      Đáp án B. Lóc cóc.

Câu 2 trang 6 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: Phương án nào miêu tả chính xác những đòi hỏi ngày càng tăng của vợ ông lão đánh cá?

A. Cái máng lợn mới - một cái nhà rộng - nữ hoàng - nhất phẩm phu nhân - Long Vương.

B. Cái máng lợn mới - một cái nhà rộng - nhất phẩm phu nhân - Long Vương - nữ hoàng

C. Cái máng lợn mới - một cái nhà rộng - nhất phẩm phu nhân - nữ hoàng - Long Vương

D. Cái máng lợn mới - nhất phẩm phu nhân - một cái nhà rộng - nữ hoàng - Long Vương

Trả lời:

Phương án miêu tả chính xác những đòi hỏi ngày càng tăng của vợ ông lão đánh cá:

C. Cái máng lợn mới - một cái nhà rộng - nhất phẩm phu nhân - nữ hoàng - Long Vương.

Câu 3 trang 6 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: (Câu hỏi 3, SGK) Cảnh biển trong mỗi lần ông lão ra gọi cá vàng thay đổi theo chiều hướng như thế nào?

Theo em, sự thay đổi đó có ý nghĩa gì?

Trả lời:

(Câu hỏi 3, SGKCảnh biển tương ứng với mức độ đòi hỏi của bà vợ, khi bà vợ càng đòi hỏi nhiều thì biển càng phản ứng dữ dội. Những trạng thái ấy biểu đạt sự không đồng tình với lòng tham vô đáy của người vợ, không bao giờ hài lòng và biết ơn với những gì mình đang có mà chỉ biết đòi hỏi nhiều hơn nữa.

....................................

....................................

....................................

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn 6 - Cánh diều hay khác: