X

Giải Sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 - Cánh diều

Giải sách bài tập Ngữ Văn 6 Bài 9: Truyện - Cánh diều Giải SBT Ngữ văn 6


Giải sách bài tập Ngữ Văn 6 Bài 9: Truyện - Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài 9: Truyện bộ sách Cánh diều chi tiết được các Giáo viên biên soạn bám sát chương trình sách bài tập Ngữ Văn 6 sẽ giúp học sinh làm bài tập về nhà trong SBT Ngữ Văn 6 dễ dàng hơn.

Giải sách bài tập Ngữ Văn 6 Bài 9: Truyện - Cánh diều




Bài tập đọc hiểu: Bức tranh của em gái tôi

Câu 1 trang 25 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: Trong các câu sau, câu nào chứa trạng ngữ chỉ địa điểm?

A. Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn.

B. Theo chú Tiên Lê thì những bức tranh của Kiều Phương rất độc đáo, có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào.

C. Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. 

D. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính.

Trả lời:

Đáp án C. (Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.) là câu có trạng ngữ chỉ địa điểm.

Câu 2 trang 25 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: Câu nào sau đây là lời của nhân vật trong văn bản Bức tranh của em gái tôi?

A. Tôi quyết định bí mật theo dõi em gái tôi.

B. Vớ được bạn gái, nó mừng quýnh lên.

C. Nhưng mọi bí mật của Kiều Phương cuối cùng cũng bị bại lộ.

D. Này, em không để chúng nó yên được à?

Trả lời:

Đáp án D. (Này, em không để chúng nó yên được à?) là lời của nhân vật trong văn bản Bức tranh của em gái tôi.

Câu 3 trang 25 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: Theo em, trong văn bản Bức tranh của em gái tôi có đoạn nào tả cảnh sinh hoạt không?

Hãy chỉ ra đoạn văn đó (nếu có).

Trả lời:

Trong truyện Bức tranh của em gái tôi có những đoạn tả cảnh sinh hoạt. Ví dụ, đoạn (2) trong SGK, từ “Nhưng mọi bí mật của Mèo cuối cùng cũng bị bại lộ. đến “Chủ còn hứa sẽ giúp em gái tôi để nó phát huy tài năng.”. Đoạn văn này tả lại cảnh chủ Tiến Lê đến thăm gia đình Kiều Phương, phát hiện ra tài năng hội hoạ của em và tình cảm, thái độ của mọi người khi biết về tài năng đó.

Bài tập đọc hiểu: Điều không tính trước

Câu 1 trang 26 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: Tìm ba câu có chứa trạng ngữ trong văn bản Điều không tính trước và xác định tên của loại trạng ngữ đó.

Trả lời:

Ba câu có chứa trạng ngữ trong văn bản Điều không tính trước

"Chả là cách đây 5 hôm, ... việt vị" (trạng ngữ chỉ thời gian: cách đây 5 hôm

- "Chiều đó, tôi và Phước nấp sẵn trong bụi cây ở ngã tư" (trạng ngữ chỉ thời gian: chiều đó

- ''Khi thấy bóng thằng Nghi xuất hiện từ xa,... chặn giữa đường" (trạng ngữ chỉ thời gian: Khi thấy bóng thằng Nghi xuất hiện từ xa).

Câu 2 trang 26 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: Dẫn ra ví dụ về lời người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản Điều không tính trước.

Trả lời:

Ví dụ về lời người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản Điều không tính trước:

- Lời người kể chuyện: Chiều đó, tôi và Phước nấp sẵn trong bụi cây ở ngã tư. 

- Lời nhân vật: Ủa, mày đi đâu đó? Tao đang đi tìm mày nè.

Câu 3 trang 26 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: (Câu hỏi 3, SGK) Nhân vật “tôi” trong truyện là người như thế nào?

Hãy chỉ ra một số chỉ tiết (hình dáng, lời nói, suy nghĩ, hành động,...) mà nhà văn đã dùng để khắc hoạ đặc điểm nhân vật “tôi”.

Trả lời:

(Câu hỏi 3, SGK

- Nhân vật “tôi” trong truyện được khắc hoạ là một học trò nóng nảy, hiếu thắng, bốc đồng,... nhưng cũng là người nhân hậu, vị tha,...

- Đặc điểm nóng nảy, hiếu thắng, bốc đồng được miêu tả qua hành động tìm vũ  khí, qua suy nghĩ phải trả thù thng Nghi thế nào, qua lời nói bốc đồng với thằng Phước,... Đặc điểm nhân hậu, vị tha thể hiện qua hành động ở cuối truyện (sợ Phước bắn Nghi, nhân vật “tôi” đã “hoảng hốt vội nhảy tới một bước, đứng chắn giữa nó và Nghi”) và thái độ vui vẻ, thấy ngượng “đỏ cả mặt” khi bị Phước khích về thứ vũ khí hoá học,...

....................................

....................................

....................................

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn 6 - Cánh diều hay khác: