X

Giải Sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 - Cánh diều

Giải sách bài tập Ngữ Văn 6 Bài 3: Kí - Cánh diều Giải SBT Ngữ văn 6


Giải sách bài tập Ngữ Văn 6 Bài 3: Kí - Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài 3: Kí bộ sách Cánh diều chi tiết được các Giáo viên biên soạn bám sát chương trình sách bài tập Ngữ Văn 6 sẽ giúp học sinh làm bài tập về nhà trong SBT Ngữ Văn 6 dễ dàng hơn.

Giải sách bài tập Ngữ Văn 6 Bài 3: Kí - Cánh diều




Bài tập đọc hiểu: Trong lòng mẹ

Câu 1 trang 22 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Cánh diều: Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ (trích hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng).

Trả lời:

Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ (trích hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng).

       Hồng là một cậu bé có cảnh ngộ đáng thương: bố mới mất, mẹ tha hương cầu thực, cậu phải sống trong sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của người cô. Người cô độc ác luôn reo rắc vào đầu Hồng những điều xấu xa về mẹ để Hồng khinh miệt, ruồng rẫy mẹ. Nhưng dù thế nào đi nữa, Hồng vẫn luôn yêu thương và tin tưởng mẹ. Một hôm, trên đường đi học về, Hồng thoáng thấy một người ngồi trên xe kéo rất giống mẹ. Hồng liền đuổi theo và gọi to. Vài giây sau, Hồng đuổi kịp xe kéo. Nhận ra đúng là mẹ, Hồng òa khóc nức nở. Cậu nằm trong lòng mẹ, cảm nhận được tất cả vẻ đẹp, tình yêu thương và sự dịu dàng của mẹ. Cậu quên hết mọi lời nói độc ác của bà cô, chỉ còn niềm xúc động và tình yêu thương mẹ vô bờ.

Câu 2 trang 22 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Cánh diều: Người kể trong đoạn trích là ai? Việc tác giả dùng ngôi kể đó có tác dụng gì?

Trả lời:

Trong văn bản, người kể xưng “tôi” – cậu bé Hồng. Tuy nhiên, đây là hồi kí mang tính tự truyện nên hiểu rộng ra, cũng có thể nói người kể ở đây chính là nhà văn Nguyên Hồng.

Việc tác giả kể theo ngôi thứ nhất xưng “tôi” có tác dụng kể và tả chi tiết các sự kiện, sự việc, có điều kiện đi sâu vào tâm tư tình cảm, suy nghĩ của nhân vật chính. Kể theo ngôi xưng “tôi” cũng làm tăng tính xác thực của hồi kí, thể hiện người kể đã chứng kiến, có tham gia vào sự kiện, sự việc đã kể.

Câu 3 trang 22 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Cánh diều: (Câu hỏi 3, SGK) Dẫn ra một số câu văn thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” khi gặp lại mẹ. Từ đó, hãy nêu nhận xét về nhân vật này.

Trả lời:

(Câu hỏi 3, SGK) Một số câu văn thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” khi gặp lại mẹ:

- Chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giông giống mẹ, tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!” .

- Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại… òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.

- Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?

- Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

→ Nhân vật Hồng là một cậu bé thiếu thốn tình yêu thương gia đình. Vì phải sống trong một gia đình mà hôn nhân của bố mẹ không có tình thế nên cậu hiểu được nỗi đau khổ của mẹ mình. Khi thầy mất đi rồi, cậu sống một mình không có gia đình, đành ở tạm với họ hàng. Mặc dù có biết bao nhiều điều xấu xa họ nói về mẹ nhưng cậu vẫn kiên quyết dành bao tình yêu, sự cảm thông dành cho người mẹ đáng thương của mình. Sau bao lâu xa cách, cậu khao khát một cái ôm đến da diết. Đó là cái ôm ấm ấp, cũng là sự nhớ nhung mong mỏi của hai mẹ con dành cho nhau.

Bài tập đọc hiểu: Đồng Tháp Mười mùa nước nổi

Câu 1 trang 23 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Cánh diều: Vì sao gọi bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi của Văn Công Hùng là bài viết theo thể du kí?

Trả lời:

Du kí là một thể của kí dùng để ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác. Bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi của Văn Công Hùng là bài viết theo thể du kí vì tác giả đã kể về trải nghiệm của bản thân khi được đến vùng đất Đồng Tháp Mười. Đó là một chuyến thú vị, tác giả đã được tìm hiểu nhiều hơn về cảnh vật, thiên nhiên, di tích, ẩm thực và cả con người nơi đây.

Câu 2 trang 23 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Cánh diều: (Câu hỏi 2, SGK) Tình cảm của tác giả khi viết về Đồng Tháp Mười được thể hiện như thế nào? Hãy chỉ ra một số câu văn thể hiện rõ tình cảm ấy.

Trả lời:

(Câu hỏi 2, SGK) Người kể chuyện xưng “tôi” thể hiện tình cảm đối với Đồng Tháp Mười không chỉ qua các từ ngữ “khát khao” và “trân trọng” những món thời trân của đất trời, món ăn nói lên vùng đất và con người phương Nam rất rõ nét; hay cảm giác “bâng khuâng và ngơ ngác” giữa thế giới sen Tháp Mười. Tình cảm thương mến với Đồng Tháp Mười còn biểu hiện qua cách tác giả luận về vai trò của nước lũ đối với mọi mặt trong cuộc sống của người Đồng Tháp Mười: lũ đem lại tôm cá, lũ khiến giao thông thuận lợi,... Ngay ý nghĩ “muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều cũng đã bao hàm trong đó tình cảm của người viết. 

     → Tình cảm của tác giả khi viết về Đồng Tháp Mười là thứ tình cảm yêu mến, trân trọng và khát khao muốn khám phá. Một số câu văn thể hiện tình cảm như:
 + Trong khi chúng tôi chỉ có một ngày cưỡi xe, mà lại muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều

+ Bằng nỗi khát khao và trân trọng của mình, tôi đã miệt mài ăn hai món quốc hồn quốc túy đồng bằng ấy.

Câu 3 trang 23 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Cánh diều: (Câu hỏi 3, SGK) Từ văn bản trên, theo em, bài du kí về một vùng đất mới cần chú ý giới thiệu những gì?

Trả lời:

Khi viết và đọc một bài du kí về một vùng đất mới cần chú ý các nội dung cho thấy những đặc điểm về cảnh quan thiên nhiên (lũ, Tràm Chim), con người của vùng đất đó (các vị anh hùng chống thực dân Pháp) và những sản phẩm nổi tiếng của một vùng đất: sản vật đặc trưng nhất (sen), món ăn do điều kiện địa lí, thổ nhưỡng mang lại…

....................................

....................................

....................................

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn 6 - Cánh diều hay khác: