X

Giải Sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 - Cánh diều

Thành ngữ ở các câu c, d trong bài tập 1 đều gồm hai vế tương ứng


Thành ngữ ở các câu c, d trong bài tập 1 đều gồm hai vế tương ứng

Câu 2 trang 30 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Cánh diều:(Bài tập 3, SGK) Thành ngữ ở các câu c, d trong bài tập 1 đều gồm hai vế tương ứng với nhau (trong đó có sự đan xen giữa các từ ở mỗi vế). Ví dụ: cá chim, chậu – lồng, bể – non, cạn – mòn. Hãy tìm thêm một số thành ngữ được cấu tạo theo kiểu như vậy và giải thích nghĩa của chúng.

Trả lời:

(Bài tập 3, SGK) Phân tích đặc điểm cấu tạo của các thành ngữ mẫu, ta thấy: các thành ngữ này đều gồm hai vế đối xứng nhau (cá chậu – chim lồng, bể cạn - non mòn) theo từng cặp (cá – chim, chậu – lồng, bể – non, cạn – mòn). 

    Trên cơ sở đó, ta tìm được các thành ngữ có cách cấu tạo tương tự như:

- Chín người mười ý (chín – mười): không thống nhất, có nhiều ý kiến khác nhau. 

- Hồn bay phách lạc (hồn – phách): sợ hãi đến mức không còn hồn vía nào nữa.

Quýt làm cam chịu (cam – quýt): kẻ này gây nên lỗi lầm, sai trái nhưng người khác (thường là người thân thiết, gần gũi) lại phải gánh chịu hậu quả.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn 6 - Cánh diều hay khác::