X

Sinh học 10 Chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm Sinh 10 Chương 5 (có đáp án 2024): Vi sinh vật và ứng dụng - Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm 150 câu hỏi trắc nghiệm Sinh 10 Chương 5: Vi sinh vật và ứng dụng sách Chân trời sáng tạo có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Sinh học 10.

Trắc nghiệm Sinh học 10 Chương 5 (có đáp án 2024): Vi sinh vật và ứng dụng - Chân trời sáng tạo

Câu 1:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với vi sinh vật?

A. Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.

B. Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ.

C. Có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh.

D. Có khả năng phân bố rộng ở hầu hết các môi trường.

Xem lời giải »


Câu 2:

Kích thước nhỏ đem lại lợi thế nào sau đây cho vi sinh vật?

A. Giúp vi sinh vật có khả năng hấp thụ chuyển hóa, sinh trưởng và sinh sản nhanh.

B. Giúp vi sinh vật có khả năng phân bố rộng khắp trong mọi loại môi trường.

C. Giúp vi sinh vật có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường.

D. Giúp vi sinh vật có khả năng di chuyển nhanh trong mọi loại môi trường.

Xem lời giải »


Câu 3:

Cho các nhóm sinh vật sau đây:

(1) Vi khuẩn

(2) Động vật nguyên sinh

(3) Động vật không xương sống

(4) Vi nấm

(5) Vi tảo

(6) Rêu

Số nhóm sinh vật thuộc nhóm vi sinh vật là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Xem lời giải »


Câu 4:

Vi sinh vật nào sau đây có cấu tạo nhân sơ?

A. Vi khuẩn.

B. Vi nấm.

C. Vi tảo.

D. Động vật nguyên sinh.

Xem lời giải »


Câu 5:

Nhóm vi sinh vật nhân sơ thuộc giới sinh vật nào sau đây?

A. Giới Khởi sinh.

B. Giới Nguyên sinh.

C. Giới Nấm.

D. Giới Thực vật.

Xem lời giải »


Câu 6:

Cho các kiểu dinh dưỡng sau:

(1) Quang tự dưỡng

(2) Hóa tự dưỡng

(3) Quang dị dưỡng

(4) Hóa dị dưỡng

Trong các kiểu dinh dưỡng trên, số kiểu dinh dưỡng có ở vi sinh vật là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Xem lời giải »


Câu 7:

Căn cứ vào nguồn carbon, vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng là

A. quang tự dưỡng và quang dị dưỡng.

B. tự dưỡng và dị dưỡng.

C. quang dưỡng và hóa dưỡng.

D. hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng.

Xem lời giải »


Câu 8:

Kiểu dinh dưỡng có nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon từ CO2

A. quang tự dưỡng.

B. quang dị dưỡng.

C. hóa tự dưỡng.

D. hóa dị dưỡng.

Xem lời giải »


Câu 9:

Các vi khuẩn nitrate hoá, vi khuẩn oxi hoá lưu huỳnh có kiểu dinh dưỡng là

A. quang tự dưỡng.

B. quang dị dưỡng.

C. hóa tự dưỡng.

D. hóa dị dưỡng.

Xem lời giải »


Câu 10:

 Trong các vi sinh vật gồm vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, vi nấm, tảo lục đơn bào, loài vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại là

A. vi nấm.

B. tảo lục đơn bào.

C. vi khuẩn lam.

D. vi khuẩn lưu huỳnh màu lục.

Xem lời giải »


Câu 11:

 Một loài vi sinh vật có thể phát triển trong môi trường có ánh sáng, giàu CO2, giàu một số chất vô cơ khác. Loài sinh vật đó có hình thức dinh dưỡng là

A. quang tự dưỡng.

B. quang dị dưỡng.

C. hóa dị dưỡng.

D. hóa tự dưỡng.

Xem lời giải »


Câu 12:

Cho các phương pháp sau đây:

(1) Phương pháp định danh vi khuẩn

(2) Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi

(3) Phương pháp phân lập vi sinh vật

(4) Phương pháp nuôi cấy

Trong các phương pháp trên, số phương pháp được sử dụng để nghiên cứu vi sinh vật là

A. 1.

B. 2.

C. 3.
D. 4.

Xem lời giải »


Câu 13:

Để nghiên cứu hình dạng, kích thước của một nhóm vi sinh vật cần sử dụng phương pháp nào sau đây?

A. Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi.

B. Phương pháp nuôi cấy.

C. Phương pháp phân lập vi sinh vật.

D. Phương pháp định danh vi khuẩn.

Xem lời giải »


Câu 14:

Để theo dõi các quá trình tổng hợp sinh học bên trong tế bào ở mức độ phân tử cần sử dụng kĩ thuật nghiên cứu vi sinh vật nào sau đây?

A. Kĩ thuật cố định.

B. Kĩ thuật nhuộm màu.

C. Kĩ thuật siêu li tâm.
D. Kĩ thuật đồng vị phóng xạ.

Xem lời giải »


Câu 15:

Vì sao để quan sát tế bào vi sinh vật người ta thường thực hiện nhuộm màu trước khi quan sát?

A. Vì tế bào vi sinh vật nhỏ và có màu nhạt.

B. Vì tế bào vi sinh vật sinh trưởng nhanh.

C. Vì tế bào vi sinh vật có thành tế bào dày.

D. Vì tế bào vi sinh vật di chuyển rất nhanh.

Xem lời giải »


Câu 1:

Loại que cấy nào sau đây được sử dụng để trải đều vi khuẩn trên bề mặt thạch rắn?

A. Que cấy thẳng.

B. Que cấy vòng.

C. Que cấy móc.

D. Que cấy trang.

Xem lời giải »


Câu 2:

Loại que cấy nào sau đây được làm bằng kim loại, đầu có vòng tròn, dùng để cấy chủng vi khuẩn từ môi trường rắn hoặc lỏng lên môi trường rắn, lỏng?

A. Que cấy thẳng.

B. Que cấy vòng.

C. Que cấy móc.

D. Que cấy trang.

Xem lời giải »


Câu 3:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với que cấy thẳng?

A. Được làm bằng kim loại.

B. Được làm bằng thủy tinh.

C. Có đầu nhọn (thẳng).

D. Có khả năng trích sâu trên môi trường đặc.

Xem lời giải »


Câu 4:

Dựa vào trạng thái môi trường, môi trường nuôi cấy vi sinh vật được chia thành 2 loại gồm

A. môi trường tự nhiên và môi trường phòng thí nghiệm.

B. môi trường tự nhiên và môi trường tổng hợp.

C. môi trường dạng đặc và môi trường dạng lỏng.

D. môi trường tổng hợp và môi trường bán tổng hợp.

Xem lời giải »


Câu 5:

Khi nuôi cấy trên môi trường đặc thích hợp, từ một tế bào vi khuẩn ban đầu sẽ phát triển thành

A. một quần thể tế bào vi khuẩn đa dạng về chủng loài.

B. một quần thể tế bào vi khuẩn thuần nhất về chủng loài.

C. một quần thể tế bào vi khuẩn có hình dạng tròn, màu trắng sữa.

D. một quần thể tế bào vi khuẩn có hình dạng sợi, màu hồng cam.

Xem lời giải »


Câu 6:

Khuẩn lạc vi khuẩn thường có đặc điểm nào sau đây?

A. Thường lan rộng, dạng sợi dài, xốp, có nhiều màu sắc.

B. Thường khô, tròn đều, lồi ở tâm và có màu trắng sữa.

C. Thường nhầy ướt, bề mặt thường dẹt và có nhiều màu sắc.

D. Thường nhầy ướt, tròn đều, lồi ở tâm và có màu trắng sữa.

Xem lời giải »


Câu 7:

Phân lập là khâu quan trọng trong quá trình nghiên cứu vi sinh vật vì phương pháp này giúp

A. tách riêng từng loài vi sinh vật từ hỗn hợp nhiều loài vi sinh vật.

B. xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài vi sinh vật.

C. quan sát rõ hơn hình dạng và cấu tạo tế bào của các loài vi sinh vật.

D. theo dõi các quá trình tổng hợp sinh học bên trong tế bào ở mức độ phân tử.

Xem lời giải »


Câu 8:

Để chuyển một lượng dung tích nhỏ và chính xác vi sinh vật từ môi trường lỏng, cần sử dụng dụng cụ nào sau đây?

A. Ống hút thủy tinh.

B. Micropipette đầu rời.
C. Ống hút nhỏ giọt.
D. Đầu tăm bông vô trùng.

Xem lời giải »


Câu 9:

Thao tác nào sau đây là đúng khi thực hiện cấy giống từ môi trường lỏng sang ống thạch nghiêng?

A. Đặt que cấy từ đầu ống nghiệm, cấy theo hình chữ chi xuống đáy ống nghiệm.

B. Đặt que cấy từ đáy ống nghiệm, cấy theo hình chữ chi lên đầu ống nghiệm.

C. Đặt que cấy ở giữa ống nghiệm, cấy đều sang các bên.

D. Đặt que cấy ở giữa ống nghiệm, cấy theo đường thẳng đều sang các bên.

Xem lời giải »


Câu 10:

Cho các hoạt động sau:

(1) Duy trì nhiệt độ tối ưu cho vi khuẩn.

(2) Ủ ấm đối với tất cả các loài vi khuẩn.

(3) Cung cấp độ ẩm tối ưu cho vi khuẩn.

(4) Đảm bảo điều kiện thoáng khí cho vi khuẩn.

Để đảm bảo sự phát triển của vi khuẩn sau khi cấy, số hoạt động cần thực hiện trong các hoạt động trên là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Xem lời giải »


Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác: