Soạn bài Tác gia Hồ Chí Minh - ngắn nhất Kết nối tri thức
Haylamdo soạn bài Tác gia Hồ Chí Minh ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
Soạn bài Tác gia Hồ Chí Minh - Kết nối tri thức
* Trước khi đọc
Câu hỏi 1 (trang 6 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Bạn từng biết những sáng tác văn học nghệ thuật nào về lãnh tụ Hồ Chí Minh? Hãy chia sẻ cảm nghĩ của bạn về những sáng tác ấy.
Trả lời:
- Những sáng tác văn học nghệ thuật về vị lãnh tụ Hồ Chí Minh là:
+ Cảnh khuya
+ Tức cảnh Pác Pó
+ …
- Tất cả tác phẩm đều gợi lên tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên và con người của chủ tích Hồ Chí Minh. Những tác phẩm đó in sâu trong lòng người đọc về một con người đã trở thành huyền thoại, thành biểu tượng của dân tộc trong thời thời đại ngày nay.
Câu 2 (trang 6 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Kể tên các tác phẩm của tác gia Hồ Chí Minh mà bạn đã được học ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở.
Trả lời:
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
- …
* Trong khi đọc:
1. Chú ý những sự kiện nổi bật, quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của tác gia Hồ Chí Minh.
- Xuất thân từ một gia đình nhà Nho yêu nước
- Quê ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Năm 1910 Nguyễn Tất Thành vào Phan Thiết dạy học ở trường Dục Thanh.
- Năm 1911 Nguyễn Tất Thành xuống tàu Pháp và một số nước Phương tây vừa lao động vừa tham gia hoạt động yêu nước.
- Năm 1920 Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp, bỏ phiếu ủng hộ thành lập ĐCS Pháp.
- Năm 1923 – 1941 hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc và Thái Lan.
2. Vai trò lãnh tụ cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh được khẳng định dựa trên cơ sở nào?
- Hồ Chí Minh chủ trì hợp nhất các tổ chức thành lập ĐCS Việt Nam.
- Tháng 1/ 1941 Bác về nước thành lập Mặt trận Việt Minh
- …
3. Liên hệ đến những đánh giá khái quát về Hồ Chí Minh mà bạn từng biết.
- Là vị cha già của dân tộc Việt Nam.
- Là một nhà tư tưởng vĩ đại.
- Là một nhà văn, nhà thơ lớn.
- …
4. Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh có những điểm gì nổi bật?
- Mỗi tác phẩm phải trở thành vũ khí, mang tính chiến đấu cao, đạt hiệu quả thiết thực, dễ tiếp cận với đại chúng, soi đường cho quốc dân di.
5. Cơ sở hình thành quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh là gì?
- Nền tảng tư tưởng: sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, là một nhà tư tưởng lỗi lạc, tiếp thu sáng tạo tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là đưa chủ nghĩa Mác – Lenin về Việt Nam.
- Kinh nghiệm thực tiễn: đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, tham gia vào nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cho đất nước.
- Nền tảng văn hóa: Là người có vốn văn hóa uyên bác, phong phú…
- Tình yêu thương con người: là người có lòng yêu nước, yêu dân.
6. Liên hệ đến những tác phẩm chính luận của Hồ Chí Minh đã được học hoặc đã đọc.
- Tác phẩm :
+ Bản án chế độ thực dân Pháp
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
+ Tuyên ngôn độc lập
+ …
7. Truyện, kí của Hồ Chí Minh chủ yếu được viết trong những khoảng thời gian nào?
- Khoảng thời gian từ năm 1911 - 1969
8. Liên hệ đến những bài thơ của Hồ Chí Minh đã được học hoặc đã đọc.
- Tức cảnh Pác Pó
- Ngắm trăng
- …
9. Chú ý nguyên nhân dẫn đến sự đa dạng về cấu trúc, ngôn ngữ và giọng điệu trong các tác phẩm ngôn từ của Hồ Chí Minh.
- Do mục đích và đối tượng hướng tới của các tác phẩm là khác nhau.
- Mỗi tác phẩm đều thuộc thể loại khác nhau
- Hoàn cảnh sáng tác của mỗi tác phẩm là khác nhau.
-…
10. Giữa hai mảng truyện, kí của Hồ Chí Minh có sự khác nhau như thế nào?
Đặc điểm |
Truyện |
Kí |
Đề tài |
Hư cấu |
Thực tế |
Cấu trúc |
Chặt chẽ |
Linh hoạt |
Ngôn ngữ |
Biện pháp tu từ |
Giản dị, mộc mạc |
Giọng điệu |
Linh hoạt |
Chân thực |
Giá trị |
Hiện thực, nhân đạo, tư tưởng |
Tư liệu, lịch sử, nhân đạo |
11. Bạn liên hệ đến những bài thơ đã học, đã đọc nào cho thấy sự đa dạng trong phong cách thơ Hồ Chí Minh?
- Ngắm trăng
- Cảnh khuya
- Phong cách Hồ Chí Minh
- …
* Sau khi đọc
Nội dung chính: Tác phẩm đề cập đến những thông tin chính về chủ tịch Hồ Chí Minh: xuất thân, quá trình hoạt động cách mạng…. giúp người đọc thấy được những hi sinh cao cả cũng như những đóng góp to lớn của Bác đối với dân tộc với nền văn học nước nhà.
Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Những tri thức về tiểu sử Hồ Chí Minh trong văn bản đã đem lại cho bạn cảm xúc, suy nghĩ gì?
Trả lời:
- Đem lại cho niềm tự hào, sự kính phục mà cảm động trước tình yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường đưa đất nước đến nền độc lập tự do. Đồng thời qua đó em thấy mình cần cố gắng học tập tốt hơn để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Bạn hiểu như thế nào về sự thống nhất giữa sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học ở tác gia Hồ Chí Minh.
Trả lời:
- Sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh không tách rời nhau. Đây là hiện tượng “hai trong một”.
- Hồ Chí Minh sáng tác văn học để phục vụ cho hoạt động cách mạng; có thể xem sáng tác văn học cũng là một nội dung hoạt động cách mạng cụ thể.
- Sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh rất vĩ đại và do vậy, sự nghiệp văn học cũng đạt được một tầm vóc lớn tương xứng, xét từ đặc điểm loại hình của nó.
- Cuộc đời hoạt động cách mạng phong phủ của Hồ Chí Minh đã cung cấp chất liệu dồi dào cho những sáng tác của Người, khiến những sáng tác đó cũng có được sự đa dạng và sức hấp dẫn đặc biệt.
- …
Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Khi nêu công khai quan điểm sáng tác của mình, Hồ Chí Minh muốn hướng tới điều gì? Dựa trên sự suy luận và những kiến thức đã học, hãy cho biết quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh đã có tác động như thế nào đến xu hướng phát triển của nền văn học cách mạng Việt Nam
Trả lời:
- Xét toàn bộ lịch sử văn học, có thể thấy, mỗi khi văn học chuyển giai đoạn (để thích ứng với sự vận động không ngừng của đời sống xã hội), người ta thường bắt gặp nhiều tác phẩm (hay ít nhất là những câu thơ, câu văn, lời nói) mang tính tuyên ngôn, vạch lộ trình phía trước cho sáng tác, báo hiệu một xu hướng tìm tôi mới hay sự ra đời của một dòng văn học mới. Có thể xem đây là một hiện tượng mang tinh quy luật. Việc Hồ Chí Minh nhiều lần nêu công khai quan điểm sáng tác của minh cho thấy chủ trương "dưa nghệ thuật vào chính trị" có ý nghĩa lớn như thế nào trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giai cấp, mà khi do, việc vận động quần chúng được xác định là nhiệm vụ trung tâm. Khi nêu quan điểm sáng tác như vậy, Hồ Chí Minh đã nhìn thấy trước sự ra đời và phát triển của một xã hội mới, mà trong xã hội đó, văn học.
- Quan điểm sáng tác văn học:
+ Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh vừa có ý nghĩa soi tỏ bản chất cách mạng của những tác phẩm được Người viết ra, vừa có ý nghĩa định hướng phát triển cho cả một nền văn học phục vụ sự nghiệp xây dựng xã hội mới.
+ Trong thực tế, quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh đã được đồng nhất với quan điểm sáng tác chung của cả nền văn nghệ cách mạng. Nhiều nhà thơ, nhà văn đã nhắc lại nội dung quan điểm sáng tác đó theo những hình thức khác nhau, tạo nên nền tảng tư tưởng – nhận thức vững chắc cho toàn bộ sáng tác hướng về cách mạng.
Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Vì sao có thể nói Hồ Chí Minh đã để lại cho hậu thế một di sản văn học lớn? Trong di sản văn học đó, bộ phận nào chiếm ưu thế về khối lượng? Điều này có thể được giải thích như thế nào?
Trả lời:
- Trong di sản văn học Hồ Chí Minh, bộ phận văn chính luận chiếm ưu thế về số lượng.
- Sự vượt trội về số lượng của văn chính luận cho thấy hoạt động sáng tác của Hồ Chí Minh luôn nhắm tới mục đích phục vụ công cuộc cách mạng, đáp ứng những nhu cầu bức thiết của đời sống. Để làm nghệ thuật “thuần tuý”, người ta cần có nhiều thời gian và điều kiện, do vậy, trước những tình huống gai góc, căng thẳng, đặc biệt của cuộc đấu tranh cách mạng, việc Hồ Chí Minh dùng văn chính luận để ứng chiến kịp thời với là một sự lựa chọn tự nhiên, tất yếu. Các sự kiện càng diễn ra dồn dập thì số lượng tác phẩm cũng theo đó mà tăng lên.
Câu 5 (trang 12 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hãy tìm một số bằng chứng khẳng định sức tác động mạnh mẽ của những tác phẩm do Hồ Chí Minh viết ra trong suốt cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.
Trả lời:
Một số bằng chứng khẳng định sức tác động mạnh mẽ của những tác phẩm do Hồ Chí Minh viết ra trong suốt cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng được thể hiện qua các tác phẩm của Người: Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Không có gì quý hơn độc lập, tự do, Nhật kí trong tù, các bài thơ chúc Tết,...
Câu 6 (trang 12 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Tìm trong văn bản những câu hay những lí giải tính đa dạng của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.
Trả lời:
- Những câu hay những lí giải tính đa dạng của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh là:
+ “Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị."
+ "Hồ Chí Minh là một nhà văn lớn, một nhà thơ lớn, một nhà báo lớn. Ngôn ngữ của Người giản dị, trong sáng, dễ hiểu, nhưng cũng rất uyên bác, tinh tế và giàu sức gợi cảm."
+ …
Câu 7 (trang 12 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Bạn có cảm nhận và đánh giá như thế nào về tài năng văn học và phẩm chất nghệ sĩ của Hồ Chí Minh?
Trả lời:
- Tài năng văn học là một sự thật khách quan, được thể hiện qua phẩm chất nghệ thuật cao của tác phẩm. Hồ Chí Minh đã có những tác phẩm đạt đến trình độ mẫu mực của nghệ thuật truyện ngắn, nghệ thuật thơ. Nhiều tác phẩm văn chính luận tiêu biểu của Người (không phải văn chương thuần tuý) cũng cho thấy một trình độ bậc thầy về cách sử dụng ngôn ngữ nói chung, tiếng Việt nói riêng.
- Phẩm chất nghệ sĩ của Hồ Chí Minh không có điều kiện bộc lộ đầy đủ do sự nghiệp chính của Người là sự nghiệp cách mạng. Tuy nhiên, qua những bài thơ trữ tình và truyện ngắn tiêu biểu của Người, hoàn toàn có thể nói Hồ Chí Minh là một nghệ sĩ đích thực (khả năng hội hoạ của Người cũng là một điều đáng chú ý nhưng hiện chưa được nhiều người nghiên cứu).
* Kết nối đọc - viết
Bài tập: (trang 12 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu những thu hoạch bổ ích của bạn sau khi đọc văn bản Tác gia Hồ Chí Minh
Trả lời:
Sau khi đọc văn bản “Tác gia Hồ Chí Minh”, em cảm thấy tự hào và xúc động sâu sắc. Trước hết em nhận ra sự phong phú và đa dạng trong phong cách nghệ thuật của Bác, những tác phẩm đó không chỉ là lời kêu gọi đấu tranh cho độc lập tự do mà còn là nguồn cảm hứng văn học phong phú và bất tận. Sự kết hợp giữa nghệ thuật và chính trị trong sáng tác của Hồ Chí Minh đã mở ra một hướng đi mới cho văn học cách mạng, làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương và lòng tự hào dân tộc. Những tác phẩm tưởng rằng là đơn thuần nhưng lại mang đến những bài học về tinh thần kiên cường, lạc quan và tình yêu thương con người sâu sắc. Ngoài ra văn bản còn giúp em cố gắng hơn trong việc nhìn lại bản thân, hun đúc bản thân cần phải trau dồi thêm về kiến thức, học tập nhiều hơn để có thể giúp xây đựng đất nước giàu mạnh và phát triển.