X

Soạn văn 12 Kết nối tri thức

Soạn bài Tranh biện về một vấn đề đời sống - ngắn nhất Kết nối tri thức


Haylamdo soạn bài Tranh biện về một vấn đề đời sống ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tranh biện về một vấn đề đời sống - Kết nối tri thức

* Yêu cầu:

- Nêu được rõ ràng quan điểm (tán thành hay phản đối) về vấn đề tranh biện.

- Đưa ra được các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục để bảo vệ quan điểm của nhóm mình, phản bác quan điểm của nhóm đối lập.

- Thể hiện được sự tương tác tích cực trong quá trình tranh biện; biết lắng nghe và tôn trọng người tranh biện với mình.

- Có cử chỉ, điệu bộ và ngữ điệu linh hoạt, phù hợp; biết sử dụng hiệu quả phương tiện phi ngôn ngữ để tăng thêm tính thuyết phục.

1. Chuẩn bị tranh biện

a. Lựa chọn đề tài

Để có thể trở thành đề tài của một cuộc tranh biện, vấn đề đưa ra cần tạo được các luồng ý kiến trái ngược tương đối cân bằng với nhau, tức mỗi bên đề có những lí lẽ mạnh mẽ để bảo vệ cho quan điểm của mình. Ngoài ra, vấn đề tranh biện cần có phạm vi phù hợp, không quá rộng hay quá hẹp; có tính thời sự, thiết thực với đời sống, đáp ứng được sự quan tâm, chờ đợi của những người tham gia để cuộc tranh biện trở nên có ý nghĩa, gây được hứng thú. Vấn đề tranh biện thường được phát biểu dưới hình thức một ý kiến, một nhận định; những người tham gia sẽ thể hiện quan điểm tán thành hoặc phản đối. Ví dụ:

- Cần cấm ô tô đi vào trung tâm thành phố.

- Nên chọn nghề thêo nhu cầu thị trường lao động.

- Cần phát triển hình thức học và làm việc trực tuyến để thay thế dần hình thức  học và làm việc truyền thống.

- Giáo dục ở Việt Nam cần chú trọng định hướng giáo dục khai phóng.

b. Lập đội tham gia tranh biện

Một cuộc tranh biện thường có sự tham gia của hai đội, thể hiện quan điểm trái ngược nhau. Mỗi đội có thể có 2 – 3 thành viên. Ngoài ra cần có người điều hành và khán giả theo dõi, đánh giá, bình chọn. Mỗi người có thể tham gia vào đội tranh biện bảo về cho quan điểm  mà mình tán thành hoặc vào đội tranh biện bảo vệ cho quan điểm mà thực ra mình muốn phản đối. Sự linh hoạt trong việc lựa chọn đội tranh biện giúp những người tham gia có điều kiện hiểu rã và khai thác điểm mạnh cũng như điểm yếu của mỗi quan điểm để phát triển hiệu quả kĩ năng phản biện.

c. Nghiên cứu vấn đề đã chọn và chuẩn bị ý kiến tranh biện

Để chuẩn bị nội dung cho cuộc trnah biện, người tham gia cần chú ý:

- Tìm hiểu kĩ về vấn đề tranh biện, xem xét vấn đề từ nhiều góc độ để nhận ra khả năng có những quan điểm khác biệt, đối lập.

- Dự kiến những lí lẽ có thể bị phản bác để suy nghĩ cách bảo vệ .

- Phân biệt ba loại lập luận để chuẩn bị và vận dụng hiệu quả trong quá trình tranh biện: Lập luận để chứng minh quan điểm của đội mình là đúng đắn; Lập luận để chứng minh quan điểm của phái đối lập là sai trái; Lập luận để bảo vệ quan điểm của đội mình trước ý kiến phản biện của đối phương.

d. Tìm hiểu quy tắc tranh biện

- Tranh biện là hình thức giao tiếp nhằm phân định sự đúng – sai, thuyết phục – không thuyết phục của các quan điểm. Tuy vậy, một cuộc tranh biện cần được diễn ra trên tinh thần bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Muốn vậy, các bên tham gia tranh biện cần tuân thủ một số quy tắc (xem Tìm hiểu quy tắc tranh biện trong Bài 8 – Cấu trúc của văn bản thông tin, sách giáo khoa Ngữ văn 11, trập hai, tr.87).

- Chú ý dùng cử chỉ phù hợp khi tranh biện. Trong quá trình tranh biện, có thể có những ý kiến phản biện gai góc, mỗi người cần điểm tính, kiểm soạt được thái độ và ngữ điệu nói.

2. Thực hành tranh biện

- Mở đầu cuộc tranh biện, người điều hành nêu vấn đề, giới thiệu thành phần tham gia, nêu rõ mục đích, quy tắc tranh biện và cso trách nhiệm đảm bảo cuộc tranh biện diễn ra theo đúng quy định. Các đội tham gia tranh biện theo tiến trình như đã được thực hành ở Bài 8, sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai, tr.87.

- Mỗi đội tham gia tranh biện có quyền khiếu nại với người điều hành nếu thấy đội kia vi phạm quy tắc tranh biện. Tuy vậy, các bên tham gia cần thể hiện thái độ cầu thị và có thể điều chỉnh ý kiến nếu thấy cần thiết.

- Sau khi hai phía hoàn thành phần tranh biện, cử toạ có thể đặt một số câu hỏi cho các đội tham gia.

- Phần kết thúc cuộc tranh biện, người điều hành tóm tắt các luận điểm chính về vấn đề tranh biện của các phía tán thành và phái phản đối; tổ chức lấy ý kiến đánh giá, bình chọn của khán giả về các đội trnah biện, có thể có một đội được chỉ định làm “trọng tài”.

* Bài nói tham khảo:

Xin chào thầy cô và các bạn, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về một vấn đề trong đời sống. Nhóm chúng tôi sẽ trình bày về vai trò và tầm quan trọng của việc có nên chọn nghề theo nhu cầu của thị trường lao động? Xin mời cô và các bạn cùng lắng nghe. 

Đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, các bạn trẻ ai cũng mong muốn có một nghề nghiệp ổn định, trước hết là để kiếm sống, rồi để thể hiện năng lực, khẳng định vị trí của bản thân. Song, trước mắt kì thi Đại học, Cao đẳng, kì thi vào các trường dạy nghề đang đến gần, nhiều người vẫn đang băn khoăn lo nghĩ không biết nên chọn nghề như thế nào: Chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của bản thân, chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống xã hội hay nhất quyết theo đuổi nghề bản thân thiết tha yêu thích?

Vấn đề này thật khó khăn đối với thế hệ chúng ta bởi tuổi trẻ còn thiếu kinh nghiệm, bồng bột, nông nổi dễ đưa ra những quyết định thiếu chín chắn, làm phí đi nhiều thời gian, sức lực. Nghề nghiệp là vấn đề gắn bó lâu dài với đời sống mỗi cá nhân, chỉ cần chọn sai nghề ta sẽ phải trả giá. Vậy phải lựa chọn nghề nghiệp như thế nào?

Nghề nghiệp trước hết đòi hỏi con người phải có khả năng làm công việc đó. Tức là phải có hệ thống tri thức, kỹ năng kĩ xảo về công việc bạn lựa chọn. Có như vậy bạn mới làm việc có sản phẩm (vật chất hay phi vật chất). Hơn nữa, nghề nghiệp đòi hỏi sự ổn định. Đặc biệt ngày nay, khi vấn đề chuyên môn hoá đang được chú trọng thì việc ổn định việc làm đi sâu tìm tòi, sáng tạo trong lao động càng được khuyến khích. Thay đổi việc làm, bạn sẽ bắt đầu lại những kiến thức mới, kĩ năng kĩ xảo mới, những quan hệ mới, ... Bên cạnh đó, tình cảm nghề nghiệp cũng là yếu tố quan trọng. Nó trở thành động lực để bạn say mê với việc làm của mình.

Như vậy, nếu chọn nghề dựa vào tiêu chí nghề nghiệp đang được ưa chuộng trong đời sống thì ta tưởng tượng xem? Ta biết rằng xã hội ngày nay đang vận động biến đổi không ngừng. Yêu cầu xã hội mỗi ngày mỗi khác. Mới cách đây khoảng hai chục năm, công nghiệp nặng còn thu hút sự tập trung khai thác của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì ngày nay xã hội đem thành quả và tiềm năng công nghệ thông tin, dịch vụ xã hội, khoa học công nghệ,... làm tiêu chí đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia, khu vực. Nói như vậy để thấy được sự lựa chọn này quá mạo hiểm! Bạn có chắc rằng mình sẵn sằng thay đổi nghề nghiệp theo chu kì 20 năm, 15 năm, 10 năm,... hay thậm chí là 5 năm, 4 năm,... không? Đó là chưa kể đến việc liệu bạn có khả năng hoàn thành tốt công việc đó? Bạn có thực sự say mê với lựa chọn của mình? Thực tế, không ít người chạy theo nhu cầu của xã hội, thay đổi công việc cho hợp với thời thế. Hậu quả là việc cũ chưa đem về lãi đã mất rất nhiều thời gian, sức lực, tiền bạc cho công việc mới. Mong bạn nhớ rằng: Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh!

Còn nếu bạn nhất quyết theo đuổi nghề mà mình thiết tha yêu thích thì phải tính đến năng lực của bản thân mình. Tình cảm nghề nghiệp là yếu tố không thể thiếu song năng lực lại là yếu tố cần cho mọi công việc. Bạn yêu thích thơ văn, bạn mong muốn trở thành nhà văn nhưng những gì bạn viết ra người đọc không thể hiểu; hay nó nhạt nhẽo vô vị. Khi ấy, bạn bị lạc lõng, bất lực bên bờ cát dài của con chữ. Bạn bế tắc hoàn toàn. Chẳng những đời sống kinh tế bị khốn cùng, mà tâm hồn bạn cũng bị chất vấn day dứt không yên. Lúc đó, tình yêu nghề nghiệp trở thành gánh nặng ghìm bước chân bạn trên đường đời.

Chốt lại mọi con đường, hướng lựa chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế, hợp lí và khả thi hơn cả. Có năng lực, điều đó hứa hẹn thành công trong công việc của bạn. Cũng có nghĩa nó mở ra khả năng đạt mức cao trong đời sống vật chất. Hội tụ lại mọi điều, bạn được xã hội tôn vinh và trở thành người thành đạt. 

Xin cảm ơn các thầy cô và các bạn đã lắng nghe phần trình bày trên.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác: