X

Soạn văn 12 Kết nối tri thức

Soạn bài Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội - ngắn nhất Kết nối tri thức


Haylamdo soạn bài Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội - Kết nối tri thức

Đề bài (trang 116 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Ở sách giáo khoa Ngữ văn 11, bạn đã học văn bản “Tôi có một ước mơ” của Mác-tin Lu-thơ Kinh (Martin Luther King). Văn bản đó giúp các bạn hình dung cấu trúc và những yếu tố của văn bản nghị luận được viết dưới hình thức một bài phát biểu. Trong bài học này, bạn có cơ hội đại diện cho tập thể lớp, tổ chức đoàn hội, cộng đồng dân cư, hoặc đóng vai một nhà lãnh đạo, nhà hoạt đông xã hội, viết bài phát biểu để hưởng ứng hoặc phát động một phong trào, hoạt động xã hội mang lại lợi ích chung. Có thể hình dung văn bản này sẽ được đọc trong một buổi lễ phát động nhưng không nhất thiết như vậy. Trên thực tế, bài phát biểu có thể đến với công chúng dưới hình thức một văn bản viết miễn là có nội dung phù hợp để đọc trong một buổi lễ phát động.

* Yêu cầu:

- Giới thiệu được phong trào hoặc hoạt động xã hội mà người viết muốn hưởng ứng hoặc phát động và nói rõ tầm quan trọng, tính cấp bách của nó; có cách mở đầu thu hút được sự chú ý của người đọc.

- Triển khai hệ thống luận điểm chặt chẽ; sử dụng lí lẽ và bằng chứng thuyết phục; giúp người tiếp nhận hiểu rõ lí do người viết hưởng ứng hay phát động phong trào hoặc hoạt động xã hội.

- Nêu được ý kiến trái chiều có thể có và sử dụng lí lẽ, bằng chứng phản bác để tăng tính thuyết phục cho văn bản.

- Sử dụng hiệu quả các yếu thuyết minh và biểu cảm để tăng thêm sức tác động của bài phát biểu.

- Có kết bài gây ấn tượng, thuyết phục người đọc thay đổi nhận thức hoặc hành động

* Phân tích bài viết tham khảo

Văn bản “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 01/12/2003” (Cô-phi An-nan)

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Giới thiệu chương trình hành động mà người viết muốn công chúng quan tâm; nêu tầm quan trọng và tính cấp bách của nó.

- Chương trình hành động: Tuyên bố cam kết phòng chống HIV/AIDS.

- Tầm quan trọng: đánh bại căn bệnh HIV/AIDS, cần phải có cam kết, nguồn lực và hành động của các quốc gia.

2. Trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng về những nỗ lực đã có.

- Hệ thống luận điểm: Ngày hôn nay, chúng ta đã cam kết và các nguồn lực đã được tăng lên. Song những hành động của chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu thực tế.

- Lí lẽ và bằng chứng:

+ Nhân sách phòng chống HIV được tăng lên.

+ Thành lập Quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS, lao và sốt rét.

+ Các nước đã xây dựng được chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS.

+ Nhiều công ti áp dụng chính sách phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc.

3. Nhiều bằng chứng (sự việc thực tế và số liệu thống kê) cho thấy những nỗ lực đã có là chưa đủ

- Mỗi phút đồng hồ có khoảng mười người nhiễm HIV.

- HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ: phụ nữ chiếm một nửa số người nhiễm trên toàn thế giới.

- Bệnh dịch đang lan rộng, kể cả ở những vùng được coi là an toàn như Đông Âu, châu Á,…

4. Sử dụng các yếu tố biểu cảm (nêu nạn nhân là phụ nữ và trẻ em) để tác động đến tình cảm, cảm xúc của người tiếp nhận.

- Lẽ ra chúng ta phải giảm được ¼ số thanh niên bị nhiễm HIV ở các nước bị nghiêm trọng nhất; lẽ ra chúng ta phải giảm được một nửa tỉ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm;…

5. Lí lẽ và bằng chứng chứng minh sự  chậm trễ đặt ra thách thức mang tính toàn cầu.

- Cần phải nỗ lực hơn nữa đê thực hiện cam kết bằng nguồn lực và hành động cần thiết.

- Phải đưa vấn đề HIV/AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế cảu mình.

6. Nêu ý kiến trái chiều để phản bác nhằm tăng sức thuyết phục cho bài viết.

- Ý kiến trái chiều: Dè dặt, từ chối đối mặt với sự thật về AIDS hoặc vội vàng phán xét đồng loại của mình.

- Phản bác: Đừng để ai đó có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”; Im lặng đồng nghĩa với cái chết.

7. Cách kết bài gây ấn tượng với người đọc, kêu gọi mọi người thay đổi nhận thức và hành động.

- Kết bài: Cùng tôi lên tiếng thật to và dõng dạc về HIV/AIDS; cùng tôi đánh đổ thành luỹ của sự in lặng, kì thị,…

- Kêu gọi: Hãy sát cánh cùng tôi, bởi cuộc chiến chống lại HIV/AIDS  bắt đầu từ chính các bạn.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 119 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Tác giả viết bài này trong bối cảnh nào?

Trả lời:

- Bài viết được viết vào năm 2003, khi đại dịch HIV/AIDS đang hoành hành trên toàn thế giới, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế.

- Lúc này, số người nhiễm HIV/AIDS trên toàn cầu đang tăng cao, và chưa có phương pháp chữa trị hiệu quả.

- Nhiều quốc gia vẫn còn thiếu các nguồn lực và chương trình phòng chống HIV/AIDS hiệu quả.

Câu 2 (trang 119 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Bài viết kêu gọi điều gì? Lời kêu gọi đó hướng đến đối tượng nào?

Trả lời:

- Bài viết kêu gọi mọi người trên toàn thế giới chung tay đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS.

- Lời kêu gọi này hướng đến tất cả mọi người, bao gồm chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, và người dân.

Câu 3 (trang 119 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Những luận điểm nào được tác giả triển khai để thuyết phục người tiếp nhận hưởng ứng cuộc đấu tranh chống lại HIV/AIDS? Lí lẽ và bằng chứng được dùng trong văn bản có gì đáng chú ý?

Trả lời:

- Luận điểm: HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm cần được đẩy lùi.

- Lí lẽ:

+ HIV/AIDS đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế.

+ HIV/AIDS có thể lây lan rộng rãi nếu không được phòng chống hiệu quả.

+ Việc đẩy lùi HIV/AIDS là trách nhiệm chung của cộng đồng.

- Bằng chứng:

+ Số liệu thống kê về số người nhiễm HIV/AIDS và số ca tử vong do HIV/AIDS.

+ Các ví dụ về những nỗ lực phòng chống HIV/AIDS thành công ở một số quốc gia.

+ Lời kêu gọi hành động từ các tổ chức quốc tế uy tín.

Câu 4 (trang 119 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Ý kiến trái chiều nào được đề cập trong văn bản? Việc nêu ý kiến trái chiều đó có tác dụng gì?

Trả lời:

- Ý kiến trái chiều:

+ Một số người cho rằng việc phòng chống HIV/AIDS là quá tốn kém và không hiệu quả.

+ Một số người khác cho rằng việc giáo dục giới tính và cung cấp bao cao su là khuyến khích hành vi quan hệ tình dục bừa bãi.

- Việc nêu ý kiến trái chiều có tác dụng:

+ Giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề HIV/AIDS.

+ Tạo cơ hội cho tác giả phản bác những ý kiến sai lầm và củng cố luận điểm của mình.

+ Làm cho bài viết trở nên thuyết phục hơn.

Câu 5 (trang 119 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Theo bạn, lời kêu gọi của tác giả có thể nhận được sự hưởng ứng rộng khắp không? Nếu có thì sự hưởng ứng đó do đâu mà có?

Trả lời:

* Khả năng hưởng ứng:

- Lời kêu gọi của tác giả có thể nhận được sự hưởng ứng rộng khắp.

- Lý do:

+ HIV/AIDS là một vấn đề chung của toàn cầu, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi quốc gia, dân tộc.

+ Mọi người đều mong muốn được sống trong một thế giới không có HIV/AIDS.

+ Có nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia đang nỗ lực đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS.

* Sự hưởng ứng rộng khắp sẽ đến từ:

- Chính phủ các nước: Cam kết tài chính và chính sách để phòng chống HIV/AIDS.

- Các tổ chức quốc tế: Hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và chuyên môn cho các quốc gia trong công tác phòng chống HIV/AIDS.

- Các tổ chức phi chính phủ: Thực hiện các chương trình giáo dục, truyền thông, và hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS.

- Người dân: Nâng cao nhận thức về HIV/AIDS, thay đổi hành vi để bảo vệ bản thân và cộng đồng.

* Thực hành viết

1. Chuẩn bị viết

Trước hết, cần xác định vị thế của bản thân khi viết bài phát biểu. Có thể viết với tư cách là người hưởng ứng (đồng tình, ủng hộ) một phong trào hoặc một hoạt động xã hội do một tổ chức hay cá nhân khác phát động (khởi xướng). Cũng có thể viết với tư cách là người phát động, khởi xướng phong trào hoặc hoạt động đó. Dù với tư cách gì thì bài viết của bạn cũng phải gắn với nhu cầu giải quyết những vấn đề bức thiết của đời sống và đòi hỏi sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo công chúng. Đây là điểm khác biệt đáng kể giữa đề tài của bài viết này với đề tài của những bài văn nghị luận thông thường mà bạn đã từng viết. Có thể tham khảo một số vấn đề sau để triển khai bài viết: Hưởng ứng phong trào “lối sống xanh” để giảm thiểu tác động tiêu cực của con người đến môi trường; Hưởng ứng ngày Quốc tế tiếng mẹ đẻ; Hưởng ứng ngày Hội đọc sách; Tham gia trồng cây để trả lại màu xanh cho quê hương; Cùng nhau hành động chống bạo lực học đường.

2. Tìm ý và lập dàn ý

a. Tìm ý

Đọc lướt một lần bài viết tham khảo, cần chú ý đến cấu trúc và trình tự triển khai các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản, tự đặt một số câu hỏi theo gợi ý sau:

- Phong trào hoặc hoạt động xã hội đượ đề cập trong bài viết nhằm giải quyết vấn đề bức thiết gì của đời sống? Bạn viết bài này với tư cách gì (hưởng ứng hay phát động) và hướng đến đối tượng nào?

          Đọc bài viết tham khảo, có thể thấy tác giả đặt vấn đề rất rõ ràng: Cần phải có sự cam kết, nguồn lực và hành động để đánh bại căn bệnh HIV/AIDS. Đối tượng hướng đến là chính phủ các nước, các công ti, nhóm từ thiện, tổ chức phi chính phủ.

- Vì sao mọi người cần quan tâm đến phong trào hoặc hoạt động mà bạn đề cập đến? Nó có tầm quan trọng và tính cấp thiết như thế nào? Làm thế nào để thuyết phục mọi người tin điều đó?

          Việc trả lời những câu hỏi này giúp bạn truyền tải được thông điệp đến người tiếp nhận một cách mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm của họ. để thuyết phục đối tượng tiếp nhận, tác giả bài viết tham khảo đã mô tả tình trạng “dịch HIV/AIDS vấn hoành hành”, “trong những năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng mười người bị nhiễm HIV”.

- Đối tượng mà bài viết hướng đến cần phải làm gì để hưởng ứng hoặc đpá lại lời kêu gọi của bạn.

          Trong bài viết, Cô-phi An-nan kêu gọi: “Hãy cùng tôi đánh đổ thành luỹ của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này.”. Trong bài viết của mình, bạn có thể kêu gọi người đọc thay đổi nhận thức hoặc có hành động tức thời và mạnh mẽ.

- Những lí lẽ và bằng chứng nào cần được huy động?

          Bài viết tham khảo triển khai mạch các ý theo logic tường minh và đơn giản: Ngân sách dành cho phòng chống HIV/AIDS đã được tăng lên một cách đáng kể nhưng dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành. Thế giới đã bị chậm chễ trong việc phòng chống dịch bệnh. Chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Các bằng chứng là những sự việc thực tế và số liệu thống kê cụ thể.

          Về phần mình, bạn có thể sử dụng những loại bằng chứng phổ biến như: bằng chứng lấy từ sự việc thực tế mà người viết chứng kiến; bằng chứng lấy từ các nghiên cứu khoa học; bằng chứng dựa trên niềm tin được công nhận rộng rãi; bằng chứng dựa trên ý kiến của chuyên gia; bằng chứng lấy từ số liệu thống kê, thông tin được lượng hoá;… Các bẳng chứng cần sát hợp, đáng tin cậy và được lấy từ nhiều nguồn khác nhau để lí lẽ của bạn có sức thuyết phục.

- Liệu có ý kiến nào trái ngược với quan điểm mà bạn nêu ra hay không? Có thể phản bác ý kiến đó như thế nào?

          Khi phát thông điệp về phòng chồng HIV/AIDS, Cô-phi An-nan đã tính đến khả năng có người cho rằng thế giới đang phải đối mặt với những thách thức khác khẩn cấp hơn việc phòng chống HIV/AIDS hay chúng ta chỉ cần giữa khoảng cách, tránh xa các bệnh nhân AIDS. Khi kêu gọi mọi người hành động cho một mục tiêu cao cả nào đó, chúng ta cũng cần tính đến khả năng không phải ai cũng đồng ý với mình, vì vậy cần có lí lẽ, bằng chứng để đối thoại với họ.

- Những yếu tố bổ trợ nào (thuyết minh, biểu cảm,…) cần được sử dụng để tăng cường sức thuyết phục cho bài viết?

          Khi nói đến nạn nhân của HIV/AIDS, tác giả bài viết tham khảo tập trung vào đối tượng là phụ nữa và trẻ me nhằm tác động mạnh mẽ đến tình cảm, cảm xúc của người tiếp nhận. Về phần mình, bạn cần lựa chọn những yếu tố bổ trợ phù hợp, đó có thể là một câu chuyện ngắn, một chi tiết gây xúc động cho người đọc,…

b. Lập dàn ý

Sau khi tìm được các ý, cần soát lại và sắp xếp những ý đó một cách hệ thống để lập thành dàn ý cho bài viết.

- Mở bài: Nêu phong trào hoặc hoạt động xã hội mà người viết hưởng ứng hoặc muốn phát động và nói rõ tầm quan trọng, tính cấp bách của nó.

- Thân bài:

+ Trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc.

+ Nêu được ý kiến trái chiều có thể có về vấn đề được bàn luận.

+ Sử dụng các yếu tố thuyết minh và biểu cảm,…

- Kết bài: Thể hiện thông điệp (hưởng ứng hoặc kêu gọi) dưới dạng những câu nói ngắn gọn và mạnh mẽ, thức giục người tiếp nhận thay đổi nhận thức hoặc có hành động đáp ứng phù hợp.

2. Viết

- Bài phát biểu trong mọt buổi lễ phát động đòi hỏi tính hùng biện cao, vì vậy, cần có cách mở đầu thu hút được sự chú ý của người đọc. Cách thông dụng là mở đầu bằng việc đặt một câu hỏi nêu vấn đề, kể một mẩu chuyện để dẫn dắt vào vấn đề hoặc đưa ra một kết quả nghiên cứu kèm theo số liệu thống kê. Để thông điệp không bị bỏ qua hay lãng quên, cần có kết bài gây ấn tượng đối với người đọc.

- Chú ý điều tiết nhằm đảm bảo nội dung vừa đủ, phù hợp với thời gian để đọc trước công chúng (nếu bài phát biểu được đọc trong một buổi lễ) hoặc duy trì được hứng thú của người đọc (nếu bài phát biểu được phôt biến dưới hình thức văn bản viết).

- Ngôn ngữ sử dụng trong bài (bao gồm cả cách xưng hô) cần phù hợp với mục đích và đối tượng mà bạn muốn kêu gọi. Việc dùng một số câu khiến có thể phù hợp trong bài phát biểu, góp phần làm cho lời kêu gọi trở nên mạnh mẽ.

Bài viết tham khảo

Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

Ở Việt Nam, bạo lực học đường đang trở thành mối lo của nhiều phụ huynh, ngành giáo dục và toàn xã hội. Nó không chỉ diễn ra ở thành thị mà còn ở nông thôn, không chỉ có học sinh nam, mà cả học sinh nữ. Nó không những gây ra những tác động xấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy với trò mà còn gây hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sự giảng dạy của thầy cô giáo và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Theo số liệu được Bộ giáo dục và đào tạo đưa ra gần đây nhất trong 1 năm học, toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ ngày). Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội.

1. Khái niệm

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

2. Nguyên nhân

Do suy nghĩ sai lệch từ học sinh giữa bạo lực học đường và tự vệ cá nhân chính đáng.

Do ảnh hưởng từ môi trường gia đình (bố mẹ nghiện ngập, bạo lực, lạm dụng con cái, ly hôn, ly thân..)

Phụ huynh không uốn nắn dạy bảo con từ gia đình, phó mặc hoàn toàn cho thầy cô, mải mê kiếm tiền.

Ảnh hưởng từ xã hội: XH bị xuống cấp về mặt đạo đức, nhiều tệ nạn xã hội, công nghệ giải trí phát triển, các trò chơi bạo lực tràn lan ảnh hưởng xấu đến con trẻ.

Tuyên truyền pháp luật chưa được quan tâm; Pháp luật can thiệp chưa đủ mạnh, áp dụng pháp luật còn tùy tiện, thiếu nghiêm minh, công bằng, chưa gây được niềm tin cho nhân dân.

Chương trình giáo dục nặng lý thuyết, trẻ thiếu kỹ năng ứng xử.

3. Hậu quả

- Ảnh hưởng đến bản thân học sinh bị bạo lực: về tinh thần và thể xác, thậm chí là tính mạng. Nạn nhân cảm thấy tổn thương, cô đơn, suy sụp, bị stress, không tập trung vào việc học, thậm chí không dám đến trường, ảnh hưởng cả hiện tại và tương lai. Đặc biệt, nếu là nạn nhân của bạo lực tình dục thì hậu quả rất khó khắc phục: khủng hoảng tâm lý, suy sụp, tinh thần hoảng loạn, có xu hướng muốn tự tử, lệch lạc, ác cảm với tình bạn, tình yêu, muốn trả thù đời, sau này có kết hôn cũng luôn bị ám ảnh, không có hạnh phúc.

- Ảnh hưởng đến chính bản thân người gây bạo lực: Nếu không được chấn chỉnh kịp thời các hành vi bạo lực sẽ dẫn đến suy thoái về đạo đức, con đường tương lai tắt nghẽn, sẽ sa vào các tệ nạn xã hội, cuối cùng có thể dẫn đến tù tội.

- Ảnh hưởng đến học sinh chứng kiến: cảm thấy sợ hãi, nếu thấy kẻ đánh bạn không bị trừng trị thì chúng sẽ hùa theo đám đông này, trở thành những kẻ bạo lực tiếp theo.

- Ảnh hưởng đến gia đình: dẫn đến mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ với chồng trong nuôi dạy con, gia đình phải mất một khoản tài chính lớn để giải quyết hậu quả, gia đình mất người thân thì không có gì bù đắp được; các phụ huynh khác thì lo lắng cho sự an toàn của con em khi tới trường.

- Ảnh hưởng đến nhà trường: Môi trường học tập không an toàn, thiếu thân thiện, danh tiếng của nhà trường, của thầy cô bị ảnh hưởng, suy giảm hiệu quả giáo dục.

- Ảnh hưởng đến xã hội: gây mất trật tự an ninh xã hội, làm lu mờ các giá trị truyền thống, thể hiện sự suy đồi về đạo đức, sai lệch về hành vi, đáng báo động, xã hội không còn lành mạnh, nếu không có biện pháp thì nó sẽ lan mạnh, ảnh hưởng đến cả văn hóa, xã hội của cả một quốc gia.

4. Cách phòng tránh bạo lực học đường

- Tích cực rèn luyện kĩ năng sống: kỹ năng giao tiếp, ứng xử với người khác như: ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo; tôn trọng nhân phẩm và thân thể của bản thân và bạn bè cũng như người khác, sống chân thành, thật thà và suy nghĩ tích cực…

- Chấp hành tốt nội quy trường lớp.

- Tránh xa bạo lực, nói không với bạo lực ( không gây bạo lực, không cổ động, kích động, bao che cho hành vi bạo lực, nói không với phim ảnh, video bạo lực).

- Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí.

- Tuyên truyền, giúp đỡ cho bạn bè, gia đình hiểu rõ về bạo lực học đường và cách phòng tránh..

- Khi có vấn đề về bản thân, các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô hoặc với đối tượng khác nên chia sẻ cùng bạn bè, người thân và thầy cô để nhận được lời khuyên và giúp đỡ cần thiết kịp thời…

Cuối cùng tôi xin kính chúc các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, chúc các em học sinh học tập tốt, chăm ngoan xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ…

Xin trân trọng cảm ơn!

3. Chỉnh sửa, hoàn thiện

Đọc lại bài viết, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đa lập để chỉnh sửa, hoàn thiện. Cụ thể:

- Rà soát cấu trúc và nội dung chung của văn bản; đảm bảo bài viết có đủ ba phần, mỗi phần đều được triển khai đáp ứng yêu cầu đã được nêu trong dàn ý và trong phần Viết.

- Kiểm tra hệ thống lí lẽ, bằng chứng để đáp ứng yêu cầu chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ.

- Xem xét phong cách văn bản để đảm bảo tính trang trọng, có cách xưng hô phù hợp với vị thế của người viết trong quan hệ với đối tượng tiếp nhận; tránh những lời kêu gọi đại ngôn hoăch cách nói sáo rỗng, cũ mòn.

- Rà soát lỗi chính tả, dùng từ ngữ, đặt câu; lỗi về mạch lạc và liên kết trong mỗi đoạn văn và giữa các đoạn văn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác: