Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - ngắn nhất Kết nối tri thức
Haylamdo soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Kết nối tri thức
* Trước khi đọc
Câu hỏi 1 (trang 21 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Bạn hiểu thế nào là trò lố, người ta thường có những phản ứng như thế nào?
Trả lời:
- Người có trò lố là người có những lời nói, hành động, cử chỉ quá mức, kệch cỡm trái với chuẩn mực, hành vi đạo đức.
Câu hỏi 2 (trang 21 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Bạn đã biết gì về Phan Bội Châu và sự kính trọng mà nhân dân ta dành cho ông?
Trả lời:
- Phan Bội Châu (1867 -1940) là một nhà nho yêu nước, nhà vaưn, nhà thơ nổi tiếng đầu thế kì XX.
- Phan Bội Châu tên thật là Phan Văn San, tự là Hài Thu, bút hiệu là Sào Nam, Thị Hán, Độc Kinh Tử, Việt Điểu, Hàn Mãn Tử, . .
- Một số hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu:
+ Tháng 5/1904, Phan Bội Châu lập ra Duy tân hội, với mục đích đấu tranh để lập ra một nước Việt Nam độc lập.
+ Năm 1905 - 1908, Hội Duy Tân tổ chức phong trào Đông Du, đưa các thanh niên yêu nước sang Nhật Bản học tập, chờ đợi thời cơ chống Pháp. Tháng 3/1909, Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản. Phong trào Đông du tan rã.
+ Năm 1912, tại Quảng Đông (Trung Quốc), Phan Bội Châu cải tổ Duy tân hội thành Việt Nam Quang phục hội với mục đích: Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam.
- Nhân dân ta tôn vinh Phan Bội Châu là một anh hùng dân tộc, một nhà tư tưởng lỗi lạc, những phẩm chất tư tưởng của Phan Bội Châu được học tập, nghiên cứu xem như nguồn tài liệu quý.
* Trong khi đọc:
1. Đoạn mở đầu có gì đặc biệt? Chú ý những biểu hiện của sự trào lộng trong ngôn ngữ trần thuật.
- Đoạn mở đầu đặc biệt:
+ Cách giới thiệu nhân vật độc đáo.
+ Sử dụng ngôn ngữ mỉa mai
+ Sử dụng nhiều hình ảnh tạo sự tương phản.
+ …
- Những biểu hiện của sự trào lộng trong ngôn ngữ trần thuật:
+ Sử dụng từ ngữ mỉa mai, châm biếm: "ông quan Toàn quyền", "dòm ngó", "ông già tù", "nức tiếng".
+ Sử dụng phép ẩn dụ: "con rối", "trò lố".
+ Sử dụng giọng điệu hài hước, giễu cợt.
2. Hình dung cảnh tượng tân quan Toàn quyền đến Đông Dương
- Bến cảng Sài Gòn nhộn nhịp, tấp nập
- Quân lính Pháp canh gác cẩn mật.
- Dàn nhạc Tây phương vang lên những bản nhạc chào mừng.
- …
3. Chú ý giọng điệu của người kể chuyện.
- Giọng điệu của người kể chuyện:
+ Mỉa mai, châm biếm, phẫn nộ khi miêu tả cảnh quan lại và Va-ren
+ Tôn kính, buồn thương khi miêu tả cảnh Phan Bội Châu bị giam cầm
+ Xót thương khi nói đến người dân.
+ …
4. Có gì đặc biệt trong cách tác giả diễn tả thái độ của dân chúng.
- Tác giả không miêu tả trực tiếp mà sử dụng miêu tả gián tiếp thông qua hành động, cảnh vật.
- Sử dụng nhiều biện pháp so sánh, đối lập…
- …
5. Chú ý thủ pháp tương phản và trùng điệp
- Tương phản
+ Tương phản giữa Va-ren và Phan Bội Châu:
Va-ren: Toàn quyền Pháp, đại diện cho thực dân Pháp, kiêu căng, hống hách, lố bịch. Phan Bội Châu: "ông già tù", đại diện cho người yêu nước Việt Nam, hiên ngang, bất khuất, đáng kính.
+ …
- Thủ pháp trùng điệp:
+Lặp lại từ ngữ: "trò lố" (5 lần), "ông già tù" (3 lần).
+Lặp lại cấu trúc câu: "Va-ren... Phan Bội Châu".
+ …
6. Cách dẫn dắt sự theo dõi của độc giả ở đây có điểm gì đáng chú ý?
- Mở đầu ấn tượng
- Cốt truyện hấp dẫn
- Kết thúc mở
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, tạo cảm giác gần gũi
- Ngôn ngữ, giọng điệu linh hoạt, sắc sảo
- …
7. Theo dõi hành động và lời nói của Va – ren
- Hành động:
+ Đến Đông Dương: "Điệu bộ vênh vang, ra vẻ quan trọng", "Dòm ngó" Phan Bội Châu như "con mắt cú vọ"…
- Lời nói:
+ Hứa hẹn: "Tôi đem tự do đến cho ông đây", "Tôi sẽ trả tự do cho ông".
+Dối trá: "Tôi không hề biết ông Phan Bội Châu bị giam ở đâu", "Tôi không có quyền can thiệp vào việc này"…
8. Hình dung phản ứng của Phan Bội Châu
- Phẫn nộ:
+ Phan Bội Châu phẫn nộ trước sự lố bịch, giả dối, độc ác của Va-ren.
+ Ông coi thường những lời hứa hẹn của Va-ren.
+ Ông nhận thức rõ bản chất lừa gạt của thực dân Pháp.
- Miệt thị, lên án:
+ Phan Bội Châu miệt thị Va-ren và thực dân Pháp.
+ Ông coi thường những lời hứa hẹn suông của Va-ren.
+ Ông lên án sự độc ác, tàn bạo của thực dân Pháp.
+ …
* Sau khi đọc:
Nội dung chính: “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” đã khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc.
Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Truyện ngắn những trò lố của Va-ren và Phan Bội Châu ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt như thế nào?
Trả lời:
- Năm 1925, ở Việt Nam, phong trào yêu nước chống thực dân Pháp có những hoạt động sôi nổi. Phan Bội Châu, một chí sĩ yêu nước bị chính quyền thực dân Pháp bắt cóc ngày 30/6/1925 tại Thượng Hải rồi giải về Việt Nam để kết án tử hình. Sự kiện này đã làm dấy lên phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu phát triển trong cả nước Việt Nam, gây sức ép lớn cho Chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. Va-ren từng là đảng viên Đảng Xã hội Pháp nhưng bị cho là đã phản bội quyền lợi của giai cấp công nhân để leo lên những chức vụ cao. Khi Toàn quyền Méc-lanh (Merlin) bị nhà yêu nước Phạm Hồng Thái giết hụt ở Sa Diện, Quảng Đông (Trung Quốc) thì Chính phủ Pháp cử Va-ren đảm nhiệm chức vụ Toàn quyền Đông Dương nhằm xoa dịu tình hình.
- Lúc này, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng của các nước thuộc địa đang tích cực tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân trên các diễn đàn công khai, ngay tại Pa-ri (Paris). Ra đời từ tháng 4/1922, báo Người cùng khổ (Le Paria), ra hằng tháng, mỗi số in hàng nghìn bản, là “diễn đàn của nhân dân các nước thuộc địa”, đăng tải những bài viết tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân và kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa đoàn kết đấu tranh. Là một trong những người sáng lập, kiêm chủ nhiệm và chủ bút, Nguyễn Ái Quốc đã đăng khoảng 40 bài trên tờ báo tiếng Pháp này.
- Trước những sự kiện quan trọng của phong trào cách mạng Việt Nam khi ấy, Nguyễn Ái Quốc đã kể một câu chuyện đậm chất trào lộng, “bằng đôi cánh của trí tưởng tượng" để góp tiếng nói từ thủ đô nước Pháp ủng hộ phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu ở Việt Nam.
Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Tác phẩm được chia thành năm phần rõ rệt. Hãy khái quát nội dung của từng phần.
Trả lời:
- Bố cục: 4 phần
+ Phần 1 (Từ đầu đến “giam trong tù.): Mở đầu.
+ Phần 2 (Từ“Đến Sài Gòn” đến “vẫn nằm tù.): Toàn quyền Va-ren và dân chúng.
+ Phần 3 (Từ“Từ Sài Gòn” đến “vẫn nằm tù.): Toàn quyền Va-ren và triều đình An Nam. +Phần 4 (Từ“Nhưng chúng ta” đến “hiểu Phan Bội Châu."): Toàn quyền Va-ren và Phan Bội Châu.
+ Phần 5 (Từ“Cuộc gặp gỡ đến hết): Lời kể của nhân chứng.
Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Cảm hứng trào lộng được thể hiện ở những phương diện nào của tác phẩm?
Trả lời:
- Cảm hứng trào lộng thể hiện ở nhan đề: hạ bệ một sự kiện chính trị thành “những trò lố” nực cười.
- Cảm hứng trào lộng thể hiện qua việc xây dựng tình huống: tưởng tượng về cuộc gặp gỡ giữa hai bên, hai lực lượng đối địch.
- Cảm hứng trào lộng thể hiện qua việc xây dựng nhân vật: dựng một chân dung hỉ hoạ về quan Toàn quyền Đông Dương.
- Cảm hứng trào lộng thể hiện qua ngôn ngữ, giọng điệu: châm biếm, giễu nhại.
Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Tìm những chi tiết làm rõ sự tương phản giữa hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu. Sự tương phản đó được thể hiện trên những bình diện nào?
Trả lời:
|
Va-ren |
Phan Bội Châu |
Địa vị |
Toàn quyền Đông Dương |
Tù nhân |
Tiểu sử/ Lai lịch |
Đảng viên đảng Xã hội Pháp |
Chí sĩ yêu nước chống thực dân Pháp |
Hành vi |
- Hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu. - Tuần du Sài Gòn - Dự yến, nhận tưởng lệ - Vào xà lim “tay phải giơ ra bắt tay Phan Bội Châu, còn tay trái thì nâng cái gông to kệch đang xiết chặt Phan Bội Châu”. |
Nằm tù |
Lời nói |
- Dài dòng “tôi đem … toàn quyền…!” - Lập luận ngụy biện xảo trá, trơ trẽn |
Im lặng |
Thái độ |
Ngạo nghễ: “Tôi biết rõ”, “ông nghe tôi”, “ông hãy nhìn tôi” … |
- Dửng dưng - Khinh bỉ |
Câu 5 (trang 26 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Câu chuyện tưởng tượng về việc Va-ren sang Việt Nam nhậm chức và gặp Phan Bội Châu được kể từ những điểm nhìn nào?
Trả lời:
- Phần 1: Ngôi kể vô nhân xưng kết hợp với ngôi kể“chúng ta” thể hiện điểm nhìn của tác giả và những người cùng chí hướng đang hoạt động ở Pa-ri.
- Phần 2: Câu chuyện được tiếp nối với nhiều điểm nhìn: điểm nhìn của Va-ren (lần đầu tiên được thấy một thành phố Đông Dương); điểm nhìn của người quan sát và kể chuyện (“Bỗng dưng tất cả dừng lại...); điểm nhìn của đám đông dân chúng (“Gì thế nhỉ?...); điểm nhìn của chú bé con, chị con gái, anh sinh viên, bác cu li xe, nhà Nho.
- Phần 3: Ngôi thứ 3 (vô nhân xưng) – điểm nhìn của người kể chuyện.
- Phần 4: Ngôi thứ nhất (“chúng ta”) – điểm nhìn của tác giả.
- Phần 5: Điểm nhìn của người kể chuyện; điểm nhìn của anh lính dõng; điểm nhìn của “nhân chứng thứ hai”
Câu 6 (trang 26 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nêu cảm nhận của bạn về ngôn ngữ, giọng điệu của tác phẩm.
Trả lời:
- Giọng điệu mang sắc thái châm biếm, trào phúng và mỉa mai.
- Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc sinh động và sắc sảo.
- …
Câu 7 (trang 26 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Phần kết thúc của tác phẩm có điểm gì đáng chú ý? Theo bạn, còn có những phương án kết thúc nào khác có thể nghĩ đến (xét theo góc nhìn của người sáng tác)
Trả lời:
- Phần kết thúc của câu chuyện đáng chú ý về nhiều phương diện.
- Một số phương án kết thúc khác có thể nghĩ đến là:
+ Lạ: Hiển thị trên văn bản thành một đoạn riêng biệt rồi lại được nối dài thêm bằng đoạn “TB. – Một nhân chứng thứ hai.... T.B. = tái bút/ viết thêm, tưởng như không quan trọng, thường chỉ thấy trong thư từ trao đổi cá nhân.
+ Mở: Gia tăng nhân vật trần thuật và điểm nhìn (anh lính dõng và nhân chứng thứ hai). Với cách làm này, người viết có thể tiếp tục tăng thêm nhân vật trần thuật (nhân chứng thứ ba, thứ tư,...) để mở thêm những điểm nhìn và những tình huống khác giúp cho việc diễn tả chủ đề sâu sắc và thú vị hơn. Phần kết thúc có thể mở rộng như vậy là vì ở phần trên, tác giả đã lưu ý về “đôi cánh của trí tưởng tượng”, chuẩn bị tâm thế cho việc trình bày những chỉ tiết hư cấu, bất ngờ.
+ Bất ngờ: Những chi tiết ở phần kết đã tiếp nối với đoạn trên để diễn tả phản ứng của Phan Bội Châu đối với Va-ren thành một chuỗi tăng tiến (im lặng, dửng dưng – nhếch mép, cười ruồi – nhổ vào mặt) mà đỉnh điểm là một hành động thể hiện sự khinh bỉ, căm phẫn cao độ. Hành động này cho thấy khí phách phi phàm của Phan Bội Châu trước Toàn quyền Đông Dương, diễn tả sinh động xung đột quyết liệt giữa những người yêu nước ở xứ thuộc địa và chính quyền thực dân.
Câu 8 (trang 26 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Qua tác phẩm này, bạn có suy nghĩ gì về tài năng văn chương của Nguyễn Ái Quốc?
Trả lời:
- Khả năng quan sát, miêu tả sinh động, tinh tế
- Khả năng xây dựng nhân vật thể hiện rõ tính cách và bản chất.
- Khả năng sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, dễ hiểu, phù hợp với nội dung và mục đích của tác phẩm.
- …
* Kết nối đọc - viết
Câu hỏi (trang 26 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận, suy nghĩ của bạn về một thủ pháp trào lộng đã được tác giả sử dụng hoặc đoạn kết của tác phẩm những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
Trả lời:
Đoạn kết của tác phẩm "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" là một điểm sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc. Tác giả đã sử dụng kết thúc mở để tạo sự bất ngờ cho người đọc và khơi gợi suy nghĩ về tương lai của Việt Nam. Va-ren, kẻ đại diện cho thực dân Pháp, tưởng chừng như đã thành công với trò lừa bịp của mình. Hắn ta hứa hẹn sẽ cải thiện tình hình Việt Nam, nhưng thực chất chỉ là muốn lừa dối dư luận. Tuy nhiên, sự thật cuối cùng cũng được phơi bày, Va-ren bị vạch trần bộ mặt lừa đảo và bẽ mặt trước dư luận. Phan Bội Châu, nhà yêu nước kiên cường bất khuất, tượng trưng cho tinh thần quật khởi của dân tộc Việt Nam. Ông và các nhà yêu nước khác tiếp tục đấu tranh cho độc lập dân tộc, bất chấp sự đàn áp của thực dân Pháp. Kết thúc mở của tác phẩm thể hiện niềm tin vào sự chiến thắng của chính nghĩa. Tác giả tin tưởng rằng, dù thực dân Pháp có hung hăng, tàn bạo đến đâu, thì nhân dân Việt Nam cũng sẽ chiến thắng và giành được độc lập dân tộc. Đoạn kết của tác phẩm đã khơi gợi lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tươi sáng của Việt Nam.