X

Soạn văn 8 Cánh diều

Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 Đọc hiểu văn bản (trang 123, 124 Tập 2) - ngắn nhất Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 Đọc hiểu văn bản trang 123, 124 Tập 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.

Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 Đọc hiểu văn bản (trang 123, 124 Tập 2) - ngắn nhất Cánh diều

Câu 1 (trang 123 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Thống kê tên các thể loại hoặc kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 8, tập hai, dẫn ra một số ví dụ.

Trả lời:

- Truyện: Lão Hạc, Trong mắt trẻ, Người thầy đầu tiên.

- Thơ Đường luật: Mời trầu, Vịnh khoa thi Hương, Xa ngắm thác núi Lư, Cảnh khuya.

- Truyện lịch sử và tiểu thuyết: Quang Trung đạo phá quân Thanh, Đánh nhau với cối xay gió, Bên bờ Thiên Mạc.

- Nghị luận văn học: Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya, Chiều sâu của truyện Lão Hạc, Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh.

- Văn bản thông tin: Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi, bộ phim Người cha và con gái, Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Gioóc – gơ.

Câu 2 (trang 123 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Nêu nội dung chính của các văn bản truyện đã học trong Bài 6; từ đó, nhận xét và phân tích ý nghĩa nhân văn được thể hiện trong các văn bản này.

Trả lời:

Tên văn bản

Nội dung chính

Ý nghĩa nhân văn

Lão Hạc

Tác phẩm là bức tranh về số phận của người nông dân trước CM tháng Tám qua tình cảnh của Lão Hạc và qua đó thấy được tấm lòng nhân đạo của nhà văn.

Phẩm chất tốt đẹp của người nông dân trong hoàn cảnh khốn cùng.

Trong mắt trẻ

Câu chuyện mang thông điệp về sự khác biệt giữa cách nhìn của trẻ em và người lớn. Từ đó, tác giả cũng đề cập đến tầm quan trọng của các mối quan hệ và đưa ra cái nhìn sâu sắc của tác giả về tuổi tác và cách suy nghĩ.

Tác giả gửi gắm thông điệp sâu sắc: khi con người đối mặt với nỗi buồn mất đi người mình yêu thương.

Người thầy đầu tiên

Câu chuyện về người thầy giáo hết lòng vì học trò và cô bé An-tư-nai thông minh, lanh lợi. Đây là câu chuyện là tình cảm thầy trò cao quý, thiêng liêng.

Câu chuyện gieo niềm tin về nhân cách và nghị lực.

Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Những đặc điểm cần chú ý của thể loại thơ Đường luật là gì? Chỉ ra và nhận xét một số thủ pháp nghệ thuật trào phúng được sử dụng trong các bài thơ Đường luật ở Bài 7.

Trả lời:

* Những đặc điểm cần chú ý của thể thơ Đường luật

Những đặc điểm cần chú ý của thể thơ Đường luật 

Khái niệm

Thơ Đường luật thường được viết bằng hai thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ) và ngũ ngôn (mỗi câu năm chữ).

Hình thức

Có hai dạng thơ phổ biến: bát cú (mỗi bài tám câu) và tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu).

Bố cục

+ Bố cục của một bài bát cú gồm bốn phần: đề, thực, luận, kết, mỗi phần có hai câu (gọi là liên). Hai câu đề có nhiệm vụ mở bài, giới thiệu vấn đề mà bài thơ đề cập. Hai câu thực nêu hiện tượng, sự vật, làm rõ hơn ý của đề bài được đưa ra ở hai câu đề. Hai câu luận phát triển rộng thêm ý của bài, có chức năng luận bàn về vấn đề được nói đến ở các câu trên. Hai câu kết có vai trò kết thúc ý toàn bài, thể hiện cảm xúc của nhà thơ; có khi hai câu kết còn gợi ra ý mới để suy nghĩ tiếp.

+ Tứ tuyệt được xem như ngắt ra từ một bài bát cú, có bố cục bốn phần (mỗi phần một câu): khởi, thừa, chuyển, hợp. Câu khởi có chức năng mở bài, gợi mở ý thơ. Câu thừa nối tiếp câu khởi để làm trọn vẹn ý thơ. Câu chuyển có nhiệm vụ chuyển ý thơ từ việc phản ánh các sự vật, hiện tượng ở hai câu đầu sang phần gợi mở về bản chất, nguyên nhân của sự vật, hiện tượng được phản ánh. Câu hợp kết hợp với câu chuyển làm cô đúc ý thơ, thể hiện nỗi niềm của tác giả.

Niêm

Niêm có nghĩa đen là dính, vì làm cho hai câu thơ thuộc hai liên kết dính với nhau theo nguyên tắc: Ở bài bát cú thì âm tiết (chữ) thứ hai của các câu 1 và 8, 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7 phải cùng thanh (niêm) với nhau; ở bài tứ tuyệt là các câu 1 và 4, 2 và 3.

Luật

Luật: Thơ Đường luật buộc phải tuân thủ luật bằng trắc. Nếu chữ thứ hai của câu thứ nhất mang thanh bằng thì bài thơ thuộc luật bằng, nếu mang thanh trắc thì là luật trắc.

Vần

Thơ Đường luật ít dùng vần trắc. Bài thất ngôn bát cú thường chỉ gieo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8; còn bài thất ngôn tứ tuyệt ở cuối các câu 1, 2, 4.

Nhịp

Thơ Đường luật thường ngắt nhịp chẵn trước, lẻ sau, nhịp 4/3 (với thơ thất ngôn) hoặc 2/3 (với thơ ngũ ngôn).

Đối

Trong thơ Đường luật, ở phần thực và luận, các chữ ở các câu thơ phải đối nhau về âm, về từ loại và về nghĩa; ví dụ: chữ vần bằng đối với chữ vần trắc, danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ,...

* Một số thủ pháp nghệ thuật trào phúng được sử dụng trong các bài thơ Đường luật ở Bài 7

Một số thủ pháp nghệ thuật trào phúng được sử dụng trong các bài thơ Đường  luật ở Bài 7   

Mời trầu

Cái tôi của Xuân Hương là cái tôi khao khát sống mãnh liệt đó cũng là lí do bà thể hiện sự trào phúng của mình trong bài thơ Mời trầu. Với bà, thơ trào phúng, trước hết là sự giải tỏa nỗi lòng, sau đó còn là một thứ vũ khí để đấu tranh với các thói hư tật xấu, là tấm khiên để bảo vệ những người phụ nữ khác trong xã hội. Bà chạnh lòng với những cảnh ngộ trớ trêu, không như ý, thậm chí đắng cay, chua chát, bà khát khao hạnh phúc.

Vịnh khoa thi hương

Bài thơ có 8 câu thì 6 câu đầu đều thể hiện sự trào phúng của tác giả. Việc thi cử ngày xưa vốn là việc hệ trọng của triều đình nhằm kén chọn kẻ sĩ tài giỏi, chọn nhân tài ra làm quan phò vua, giúp nước. Nhưng trong bài thơ, việc này đã thuộc về “nhà nước", tức thực dân Pháp xâm lược. Việc thi cử vẫn còn thi chữ Hán và theo lệ cũ “ba năm mở một khoa song đã cuối mùa. Và, kẻ chủ xướng là “nhà nước” - là chính phủ bảo hộ. Hai từ “nhà nước" đứng ở ngay đầu bài thơ như một lời mỉa mai về sự thoái vị của triều đình phong kiến trong việc tổ chức thi cử. Đồng thời cũng là lời thông báo về tính chất trào phúng của bài thơ. Câu thơ thứ hai nêu lên tính chất hỗn tạp, nhốn nháo của kỳ thi “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Không có gì hứa hẹn sự trang nghiêm cần có của những kì thi như thế này. Hai câu đề thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm kín đáo và cũng bộc lộ một nỗi buồn sâu lắng trong tâm hồn tác giả.

Câu 4 (trang 123 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Nhận xét về nội dung và hình thức nghệ thuật của các văn bản đọc hiểu ở Bài 8:

a. Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu là gì? Đề tài và chủ đề của các văn bản truyện lịch sử có gì giống nhau?

b. Nhận xét đặc điểm nổi bật về hình thức thể loại của các văn bản truyện lịch sử và nêu các lưu ý về cách đọc hiểu các truyện này.

Trả lời:

a. Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu:

Quang Trung đại phá quân Thanh

Kể về Quang Trung, một người thông minh, trí tuệ sáng suốt, khả năng phán đoán tốt, nhạy bén trước thời cuộc. Đồng thời qua đoạn trích, người đọc cảm nhận về vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản nước hại dân.

Đánh nhau với cối xay gió

Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki - hô - tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội.

Bên bờ Thiên Mạc

Đoạn trích Bên bờ thiên mạc kể về tình tiết khi Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ quan trọng và hết sức bí mật cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng đất Thiên Mạc.

=> Đề tài và chủ đề của các văn bản truyện lịch sử đều có nội dung liên quan đến các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. Truyện cũng được nhà văn văn viết hư cấu, tưởng tượng, bổ sung, sáng tạo nhằm tăng tính sinh động cho câu chuyện.

b.

Đặc điểm nổi bật về hình thức thể loại của các văn bản truyện lịch sử

+ Truyện lịch sử có bối cảnh là hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung được thể hiện qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, phong tục, tập quán.

+ Nhân vật chính của truyện lịch sử thường là người thật, việc thật, những anh hùng dân tộc; ngoài ra, tác giả còn có thể hư cấu thêm nhiều nhân vật khác.

+ Ngôn ngữ của truyện lịch sử phải phù hợp với bối cảnh của giai đoạn lịch sử mà truyện tái hiện.

+ Truyện lịch sử có hai dạng cốt truyện là cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.

Lưu ý khi đọc truyện lịch sử

+ Truyện viết về sự kiện gì? Cốt truyện, bối cảnh, nhân vật chính trong truyện liên quan như thế nào với lịch sử của dân tộc?

+ Chủ đề, tư tưởng, thông điệp nội dung mà văn bản truyện muốn thể hiện.

+ Một số đặc điểm hình thức nổi bật của truyện (sự kiện, nhân vật, ngôn ngữ mang không khí và dấu ấn lịch sử,...).

+ Những tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản truyện.

Câu 5 (trang 124 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Các văn bản trong Bài 9 có điểm gì chung? Cần chú ý những gì về cách đọc các văn bản này?

Trả lời:

Các văn bản trong Bài 9 đều là văn bản nghị luận văn học, có luận đề, luận điểm, lí lẽ chặt chẽ, xác đáng. Bằng chứng cụ thể, rõ ràng, thuyết phục.

Khi đọc các văn bản này cần chú ý:

+ Vấn đề chính mà văn bản đưa ra để bàn bạc, trao đổi là gì (xác định luận đề)?

+ Có những luận điểm nào được sử dụng trong văn bản?

+ Các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng góp phần làm sáng rõ luận đề như thế nào?

+ Quan điểm, thái độ của tác giả được thể hiện trong văn bản như thế nào?

Câu 6 (trang 124 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Đề tài và kiểu bài của các văn bản thông tin ở Bài 10 có gì đặc sắc? Nêu các lưu ý về cách đọc các văn bản thông tin trong Bài 10.

Trả lời:

Đề tài và kiểu bài của các văn bản thông tin

Giới thiệu về một bộ tác phẩm văn học hoặc một bộ phim. Đây là một loại văn bản thông tin có mục đích trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản, nổi bật về nội dung, hình thức, giá trị,.. của cuốn sách hoặc bộ phim đó.

Lưu ý khi đọc các văn bản thông tin

- Đọc lướt tên bài, các đề mục lớn nhỏ,... để xác định:

+ Văn bản giới thiệu cuốn sách hoặc bộ phim nào?

+ Em đã biết gì về cuốn sách hoặc bộ phim đó?

+ Người viết có sử dụng thêm các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ,... để chuyển tải thông tin không?

- Đọc kĩ văn bản để xác định:

+ Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Thông tin chính trong mỗi phần là gì?  Thông tin trong văn bản được giới thiệu theo trình tự nào?

+ Cách trình bày của văn bản (nhan đề, sa pô, các tiểu mục, sự kết hợp kênh chữ và kênh hình,...) có tác dụng gì?

+ Văn bản giúp em biết thêm điều gì? Thông tin từ văn bản có ý nghĩa như thế nào với em?

Câu 7 (trang 124 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về phần Đọc hiểu trong sách Ngữ văn 8, tập hai so với Ngữ văn 8, tập một.

Trả lời:

Giống nhau

- Các văn bản đều giúp cho chúng ta hiểu và cảm nhận được tình cảm gia đình, quê hương ấm áp qua những câu chuyện đời thường gần gũi thân quen.

+ Bài 1 là vườn cau của mẹ kể lại những kỉ niệm của nhân vật tôi về người bà.

+ Bài 2 là các bài thơ như Đường về quê mẹ với kí ức của người còn về người mẹ và những lần cùng mẹ về quê nhận họ.

- Các văn bản cung cấp cho chúng ta kho tàng kiến thức về các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề xã hội thông qua các bài thuyết minh và nghị luận.

+ Văn bản Sao băng cung cấp cho học sinh những thông tin về hiện tượng Sao băng.

+ Văn bản Hịch tướng sĩ nghị luận về vấn đề đề xã hội thời trung đại.

- Trong hai quyển sách đều rèn luyện cho chúng ta khả đọc hiểu, phân tích và cảm nhận về một tác phẩm văn học.

Khác nhau

* Khác nhau:

- Ngữ Văn 8 tập 1: Các văn bản đều có nội dung gần gũi, sâu sắc và thiết thực đối với đời sống hiện nay.

- Ngữ Văn 8 tập 2: Các văn bản trong sách giúp chúng ta học tập, tìm hiểu các tác phẩm văn học nổi tiếng như Lão Hạc, Hoàng tử bé...; các tác phẩm thơ Đường luật như Mời trầu, Vịnh khoa thi Hương…

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Cánh diều ngắn nhất, hay khác: