X

Soạn văn 8 Cánh diều

Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 (trang 125, 126, 127) - ngắn nhất Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 trang 125, 126, 127 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 (trang 125, 126, 127) - ngắn nhất Cánh diều

I. Đọc hiểu

Yêu cầu (trang 125 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 (trang 125, 126, 127) | Ngắn nhất Soạn văn 8 Cánh diều

Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 (trang 125, 126, 127) | Ngắn nhất Soạn văn 8 Cánh diều

Chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5)

Câu 1 (trang 126 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Đoạn trích trên giới thiệu về vấn đề gì?

A. Về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng

B. Về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng và Nguyễn Huy Tưởng

C. Về tài năng nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

D. Về một số nhân vật trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Trả lời:

Đáp án đúng là B.

Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Có thể xem đoạn trích trên thuộc kiểu bài viết nào?

A. Giới thiệu về một nhà văn

B. Phân tích tác phẩm văn học

C. Giới thiệu về một cuốn sách

D. Kể lại một truyện lịch sử

Trả lời:

Đáp án đúng là C.

Câu 3 (trang 127 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Đoạn văn nào tóm tắt nội dung chính của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng?

A. (1) và (2)

B. (1) và (3)

C. (2) và (4)

D. (2) và (3)

Trả lời:

Đáp án đúng là A.

Câu 4 (trang 127 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Đoạn văn nào đánh giá tài năng viết tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng?

A. (2) và (3)

B. (1) và (2)

C. (3) và (4)

D. (1) và (3)

Trả lời:

Đáp án đúng là C.

Câu 5 (trang 127 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Ghép tiếng “hào” trong các từ ở cột A với nghĩa phù hợp ở cột B:

Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 (trang 125, 126, 127) | Ngắn nhất Soạn văn 8 Cánh diều

Trả lời:

a - 4; b - 3; c - 1; d - 2

Câu 6 (trang 127 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Trong văn bản có nêu: “Yêu cầu quan trọng nhất khi viết về đề tài này là người viết phải cung cấp thông tin liên quan đến sự vật, sự việc một cách chính xác, có độ tin cậy cao…”. Em hiểu “đề tài này” là đề tài nào? Vì sao đề tài ấy phải đáp ứng được yêu cầu đã nêu?

Trả lời:

- Đề tài: truyện lịch sử.

- Đề tài ấy phải đáp ứng được yêu cầu đã nêu vì truyện lịch sử khi được viết ra bắt buộc phải dựa vào sự thật, không được sai lệch.

Câu 7 (trang 127 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): “Ông khéo léo dựa trên nền tảng vững chắc lịch sử hào hùng của nước nhà, chắp thêm cánh cho nó để biến thành một tiểu thuyết lịch sử vừa hấp dẫn vừa cung cấp cho người đọc hiểu về những sự kiện đã xảy ra”. Em hiểu cụm từ “chắp thêm cánh” ở đây là chỉ việc gì?

Trả lời:

- Chỉ việc nhà văn đã thổi hồn vào nhân vật và câu chuyện, tạo ra các hình tượng nghệ thuật giúp người đọc dễ dàng hình dung, tưởng tượng.

II. Viết

Đề bài trang 127 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn:

Đề 1: Phân tích một tác phẩm truyện mà em thấy sâu sắc nhất trong sách Ngữ văn 8

Đề 2: Phân tích bài thơ sau:

BÁNH TRÔI NƯỚC

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

(Hồ Xuân Hương, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập III, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1963)

Trả lời:

Đề 1:

Người Thầy Đầu Tiên là truyện ngắn xuất sắc của Ai-tơ-ma-tốp về thầy Duy-sen qua hồi ức của bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va là học trò trước đây của thầy Duy-sen.

Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính nhất là cảm xúc sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi tới quê hương miền núi của bé An-tu-nai. Thầy Duy-sen còn trẻ lắm. Trình độ học vấn của thầy lúc đó không cao nhưng trong lòng thầy đầy lòng nhân hậu và sôi sục nhiệt huyết cách mạng. Thầy giáo một mình lao động hàng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân…, biến chuồng ngựa bỏ hoang lâu năm của một phú nông thành một ngôi trường khiêm tốn cạnh hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ ở Kir-ghi-di, một vùng nghèo và lạc hậu ở Trung Á.

Khi An-tư-nai cùng lũ trẻ tò mò đến thăm trường “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Duy-sen “mỉm cười, niềm nở” lau mồ hôi trên mặt rồi nhẹ nhàng hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái” Trước các “khách mời” nhỏ tuổi, thầy ân cần nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi…?”

Duy-sen thực sự là một giáo viên tuyệt vời, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy dịu dàng nói những lời ấm áp làm rung động trái tim các em. Đó là lần đầu tiên thầy gặp những đứa trẻ xa lạ, đã nhìn thấy rõ ràng và hiểu được mong muốn, khao khát học tập của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em cách đắp lò sưởi vào mùa đông…, thầy báo tin vui là trường học đã làm xong và “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói bằng tất cả tình yêu thương bao la của mình với những đứa trẻ dân tộc miền núi chưa từng biết đến trường học là gì: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”

Thầy Duy-sen thực sự rất tài năng và có kinh nghiệm giảng dạy sư phạm. Chỉ sau vài phút gặp gỡ và vài lời nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh được tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng những đứa trẻ miền núi khát khao được đến trường.

Trường hợp của An-tu-nai, thầy đã nhìn thấu tâm hồn em, thông cảm với hoàn cảnh mồ côi của em, an ủi và khen ngợi em một cách chân thành: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?” Những lời nói này cùng với nụ cười dịu dàng của Duy-sen đã khiến cô bé dân tộc thiểu số  bất hạnh “thấy ấm lòng hẳn lại”.

Duy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy đã khai sáng cho An-tu-nai. Thầy hiền hậu, yêu thương tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy nhiệt huyết, niềm khao khát được đến trường trong lòng học sinh. Duy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một người thầy tuổi thơ. Con đường của tuổi trẻ là con đường giáo dục. Rất nhiều thầy cô đã hướng dẫn các bạn và tất cả chúng ta trên con đường đầy nắng đẹp này. Giống như An-tu-nai, mỗi chúng ta luôn có những người thầy tuyệt vời Duy-sen đẹp đẽ trong tâm hồn.

Ai-ma-top viết truyện ngắn dưới dạng một hồi ức chân thật, cảm động. Tác giả đề cập đến với tất cả sự ca ngợi và yêu mến hình ảnh Duy-sen – người thầy đầu tiên – và hình ảnh An-tu-nai, một cô bé mồ côi khao khát được đến trường. Người thầy trong  truyện ngắn là người thầy của tình yêu thơ trẻ, mang ánh sáng cách mạng làm thay đổi cuộc đời mỗi người. Ngọn lửa tình yêu tỏa sáng qua những trang viết của Ai-ma-top, mãi mãi sưởi ấm trái tim con người. Thầy Duy-sen càng trở nên gần gũi hơn tròn tình yêu tuổi thơ của chúng ta.

Đề 2:

Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đã thể hiện sự trân trọng trước vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa. Đồng thời, tác giả cũng bày tỏ niềm thương cảm cho cuộc đời lận đận của họ:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bài thơ mang hai nét nghĩa. Trước hết là nét nghĩa tả thực - miêu tả hình ảnh bánh trôi nước. Tác giả đã miêu tả hình dáng bên ngoài: màu sắc (vừa trắng), hình dáng (vừa tròn). Cùng với đó là cách thức làm bánh luộc bánh trong nước, khi nào bánh nổi lên mặt nước có nghĩa là đã chín. Bên trong nhân bánh thường được làm bằng đường phên. Viên bánh rắn hay nát phụ thuộc vào tay người nắn có khéo léo. Hình ảnh tả thực chiếc bánh trôi từ hình thức đến cách thức.

Nhưng không chỉ mang nét nghĩa như vậy, Hồ Xuân Hương còn muốn nói đến vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa qua hình ảnh “bánh trôi nước”. Mở đầu bằng cụm từ “thân em” - đây là một mô-típ đã rất quen thuộc trong ca dao:

“Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Hay như:

“Thân em như ớt chín cây

Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng”

Ở bài thơ “Bánh trôi nước” hay các bài ca dao, dân ca đều xuất phát từ niềm thương cảm, xót xa cho số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ là những con người nhỏ bé trong xã hội. Cuộc đời trôi nổi, bấp bênh và không được tự quyết định cuộc sống của bản thân, chịu sự chi phối của người khác.

Vẻ đẹp của người phụ nữ hiện lên “vừa trắng lại vừa tròn” gợi ra một thân hình khá đầy đặn, nước da trắng hồng. Đó là chuẩn mực của người phụ nữ đẹp trong xã hội xưa. Xinh đẹp là vậy, nhưng cuộc đời lại nhiều bất hạnh. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” gợi ra một cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân. Câu thơ “rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn” đã nói lên số phận phải phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định. Nhưng dù có chịu nhiều bất hạnh, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương vẫn gìn giữ được tâm hồn cao quý: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. : Dù cuộc đời có khó khăn, khổ cực thì họ vẫn giữ được tấm lòng thủy chung, son sắc và không thay đổi. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên với đầy đủ nét đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn. Bài thơ sử dụng ngôn ngữ bình dị, hình ảnh ẩn dụ, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc… nhằm làm nổi bật nên ý nghĩa mà nhà thơ muốn gửi gắm.

Như vậy, “Bánh trôi nước” là một tác phẩm giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Từ đó, chúng ta cần phải trân trọng, yêu thương những người phụ nữ hơn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Cánh diều ngắn nhất, hay khác: