X

Soạn văn 8 Cánh diều

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 102 lớp 8 Tập 2 - ngắn nhất Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Hướng dẫn tự học trang 102 Tập 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 102 Tập 2 - ngắn nhất Cánh diều

Câu 1 (trang 102 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Tìm đọc thêm 2 – 3 văn bản nghị luận về những tác phẩm văn học đã học ở lớp 8, ghi lại một số lí lẽ được sử dụng trong văn bản và cho biết những lí lẽ đó dựa trên suy luận hoặc căn cứ nào.

Trả lời:

Văn bản nghị luận về tác phẩm văn học đã học ở lớp 8

Ví dụ về lí lẽ trong phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 8

+ Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 8: Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh (Trần Đình Sử)

+ Một tấm lòng thương con sâu nặng (Về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao) - Bình giảng Ngữ Văn 8 (Vũ Dương Quỹ, Lê Bảo)

+ Một trận đánh kì quặc (Về đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, trích tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét) – Bình giảng Ngữ Văn 8

- Ví dụ: Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh (Trần Đình Sử):

+ Có rất nhiều ngày tựu trường đi qua trong cuộc đời nhưng lần đầu tiên bao giờ cũng khiến ta nhớ mãi.

=> Lí lẽ dựa trên suy luận của tác giả về quy luật thông thường.

Câu 2 (trang 102 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Chọn một đoạn văn phân tích bằng chứng mà em thấy thú vị trong số các văn bản nghị luận đã đọc và cho biết em có thể học được điều gì từ cách phân tích bằng chứng đó.

Trả lời:

Đoạn văn phân tích bằng chứng mà em thấy thú vị:

Có rất nhiều ngày tựu trường đi qua trong cuộc đời, nhưng lần đầu tiên bao giờ cũng khiến ta nhớ mãi. Ngày đầu tiên đi học của Thanh Tịnh diễn ra trong một buổi sớm mai "đầy sương thu và gió lạnh". Cậu bé Thanh Tịnh hôm ấy được mẹ âu yếm dắt tay đến trường như bao đứa trẻ khác. Tuy vậy, cậu bé đã mơ hồ cảm nhận được một điều gì đang thay đổi trong buổi sớm thu ấy. Đâu phải bởi cảnh vật thay đổi, đó vẫn là con đường tác giả "đã quen đi lại lắm lần", cũng đâu phải ngôi trường làng Mĩ Lí xa lạ, vì đã có lần, "lúc đi qua làng Hoà An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé trường một lần". Vậy phải chăng, cái mới mẻ lạ lẫm ấy đến từ việc không giống như mọi hôm "lội qua sông thả diều" hay "ra đồng nô đùa" mà được mẹ dắt tay đến trường, hoặc vì hôm nay cậu bé Thanh Tịnh mặc "chiếc áo vải dù đen dài"... ? Những điều ấy cũng đúng một phần, nhưng điều quan trọng đã làm tất cả thay đổi là "chính lòng tôi đang có thay đổi lớn". Đó là sự thay đổi xuất phát từ nội tâm bên trong con người rồi lan toả ra cảnh vật và những điều xung quanh, khiến mọi thứ hoá thành mới mẻ. Thanh Tịnh đã rất thành công khi miêu tả tâm lí của cậu bé ngày còn lạ lẫm bước những bước đầu tiên đến trường, nó hợp với lô gích cảm xúc bởi không bỡ ngỡ sao được, khi đấy là lần đầu tiên đi học, lần đầu tiên chập chững bước vào một thế giới mới, một thế giới không chỉ có bố có mẹ, gia đình mà còn có những người bạn mới, có cô giáo, thầy giáo. Đó là cảm xúc xốn xang pha lẫn chút gì còn e dè, chuẩn bị chào đón những điều mới mẻ, những ngập ngừng, bâng khuâng khi tâm hồn đang mở cửa để đón nhận một thời khắc mới mẻ trong cuộc đời : đi học.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Cánh diều ngắn nhất, hay khác: