Soạn bài Tự đánh giá: Cố hương - ngắn nhất Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Tự đánh giá: Cố hương trang 32, 33, 34, 35, 36, 37 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.
Soạn bài Tự đánh giá: Cố hương - ngắn nhất Cánh diều
Đọc văn bản “Cố hương” (trang 32 – 36 sgk Ngữ văn lớp 8 tập 2 – Cánh diều) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):
Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Đoạn tóm tắt phần lược đi cho biết những thông tin gì quan trọng để hiểu đoạn trích?
A. Sau hơn hai mươi năm xa cách, nhân vật Tấn trở lại thăm quê
B. Ngày trước, Tấn và Nhuận Thổ là bạn bè thân thiết với nhau
C. Chị Hai Dương - “nàng Tây Thi đậu phụ” cũng trở nên thực dụng
D. Thời tiết khi Tấn về quê đang giữa mùa đông, trời âm u và gió lạnh
Trả lời:
Đáp án đúng là: A.
Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Nhân vật trung tâm của truyện là ai?
A. Nhuận Thổ
B. Tấn – nhân vật xưng “tôi”
C. Hoàng – cháu của Tấn
D. Mẹ của Tấn
Trả lời:
Đáp án đúng là: B.
Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Việc lựa chọn ngôi kể trong văn bản không có tác dụng nào sau đây?
A. Giúp khám phá thế giới nội tâm của nhân vật
B. Khiến câu chuyện được kể lại chân thật, sinh động
C. Bộc lộ cảm xúc của nhân vật một cách trực tiếp, chân thực
D. Giúp người đọc dễ dàng xác định được bố cục của truyện
Trả lời:
Đáp án đúng là: D.
Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Trong phần (2) của truyện ngắn này, chi tiết nào khiến nhân vật “tôi” bỗng nhiên hoảng sợ?
A. Khung cảnh ngôi làng mờ dần trước mắt nhân vật “tôi”.
B. Hình ảnh ngày xưa của Nhuận Thổ mờ nhạt dần trong tâm trí nhân vật “tôi”.
C. Nhân vật “tôi” suy nghĩ và mong mỏi về tương lai như những niềm hi vọng.
D. Mẹ của nhân vật “tôi” than phiền về cách hành xử của chị Hai Dương.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C.
Câu 5 (trang 37 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Việc xác định chủ đề của truyện ngắn này vào vào câu hỏi nào sau đây?
A. Nhan đề của truyện là gì?
B. Sự việc nào là sự việc tiêu biểu trong truyện?
C. Tác phẩm viết về cái gì?
D. Vấn đề cơ bản mà truyện nêu lên là gì?
Trả lời:
Đáp án đúng là: D.
Câu 6 (trang 37 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Sự thay đổi của con người nơi “cố hương” biểu hiện cụ thể ở một số nhân vật như thế nào? Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi ở các nhân vật ấy?
Trả lời:
- Sự thay đổi của con người nơi “cố hương” biểu hiện cụ thể ở một số nhân vật như sau:
Nhân vật |
Sự thay đổi |
|
Quá khứ |
Hiện tại |
|
Nhuận Thổ |
- Khỏe mạnh, lanh lợi - Cuộc sống không đến nỗi thiếu thốn. - Sống trong môi trường rộng rãi, phong phú. - Tình cảm hồn nhiên, trong sáng. |
- Trở nên mụ mẫm - Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn. - Khúm núm trước nhân vật “tôi” Vẫn quý trọng với “tôi” |
Thím Hai Dương |
- 20 năm trước là một người phụ nữ duyên dáng, được mọi người yêu mến. |
- 20 năm sau trở thành người phụ nữ xấu cả bề ngoài lẫn tính tình. |
- Nhà văn Lỗ Tấn sử dụng biện pháp so sánh, đối lập tương phản để làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật.
Câu 7 (trang 37 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm gì trong văn bản?
Trả lời:
- Tác giả thể hiện sự đau xót khi phải đối diện với sự mục ruỗng của xã hội phong kiến phân chia giai cấp ở Trung Hoa lúc bấy giờ. Đồng thời gửi gắm những hy vọng, niềm tin tưởng mà ông đặt cả vào đất nước và thế hệ sau.
Câu 8 (trang 37 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Nhân vật “tôi” cảm thấy giữa bản thân và Nhuận Thổ “đã có một bức tường khá dày ngăn cách”. Theo em, bức tường này do nguyên nhân nào tạo nên?
Trả lời:
Nguyên nhân tạo nên “một bức tường khá dày ngăn cách” giữa nhân vật “tôi” và Nhuận Thổ là do sự phân chia giai cấp giàu nghèo trong xã hội, xã hội bị tha hóa đến cùng cực.
Câu 9 (trang 37 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Nhân vật “tôi” muốn cháu Hoàng và Thủy Sinh phải có một “cuộc đời mới”. Theo em, “cuộc đời mới” là cuộc đời như thế nào?
Trả lời:
Nhân vật “tôi” muốn cháu Hoàng và Thuỷ Sinh phải có một “cuộc đời mới”. Theo em, “cuộc đời mới” là cuộc đời không có sự phân hóa giàu nghèo một cách sâu sắc, xã hội không bị tha hóa, đời sống nhân dân ấm no, không phải chịu cảnh áp bức như hiện tai. Những đứa trẻ sẽ được sống giữa làng quê tươi đẹp, với những con người tử tế thân thiện.
Câu 10 (trang 37 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Cuối tác phẩm, nhân vật “tôi” cho rằng: “… Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) trình bày ý kiến của em về quan điểm trên.
Trả lời:
Câu nói cuối bài của nhân vật tôi quả thực sâu sắc! Để có thể đi đến thành công trong tương lai, mỗi người cần phải tự xác định, kiên trì khai phá cho mình con đường mới, nhẫn nại mở lối đi riêng chứ không thể tìm lối tắt bằng cách đi lại, bước theo con đường, lối đi mà người khác đã từng đi hoặc trông chờ một con đường, lối đi có sẵn. Mỗi cá nhân có những thế mạnh và hạn chế riêng, bởi thế, chỉ có bản thân chúng ta mới hiểu rõ con đường, hướng đi nào phù hợp với mình. Con đường, lối đi có sẵn hay phương hướng đã đem lại thành công cho người khác không chắc sẽ phù hợp với chúng ta. Do vậy, việc khai phá cho mình con đường mới, nhẫn nại mở lối đi riêng trở thành yêu cầu bắt buộc nếu muốn đạt được thành quả tốt trong tương lai. Con đường đi đến thành công không dễ dàng, vì thế, sự nhẫn nại, kiên trì và sức sáng tạo (tìm lối đi riêng) là những đòi hỏi tất yếu mà mỗi người cần phải có.