Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2: Viết (trang 124 Tập 2) - ngắn nhất Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2: Viết trang 124 Tập 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.
Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2: Viết (trang 124 Tập 2) - ngắn nhất Cánh diều
Câu 8 (trang 124 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Các dạng văn bản cụ thể được luyện viết trong sách Ngữ văn 8, tập hai thuộc những kiểu văn bản nào? Chỉ ra mối quan hệ giữa phần Viết và phần Đọc hiểu của mỗi bài học.
Trả lời:
Các dạng văn bản được luyện viết trong sách Ngữ văn 8 |
Mối quan hệ giữa phần viết và phần đọc hiểu |
Tự sự, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh |
Giữa phần viết và phần đọc hiểu của mỗi bài học có quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi bài viết đều có cùng chủ đề hoặc cùng kiểu văn bản với các văn bản đọc hiểu. |
Câu 9 (trang 124 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Thống kê các kĩ năng viết được rèn luyện trong sách Ngữ văn 8, tập hai (ví dụ, Bài 10: Tóm tắt nội dung cuốn sách và cách xưng hô trong bài viết). Phân tích ý nghĩa và tác dụng của các kĩ năng nói trên.
Trả lời:
Các kĩ năng viết được rèn luyện |
+ Phân tích tác dụng của yếu tố hình thức truyện. + Phân tích tác dụng của hình thức thơ. + Quan hệ giữa vấn đề, ý kiến, lí lẽ và bằng chứng. + Câu chuyển đoạn trong bài nghị luận + Nêu lí lẽ và bằng chứng trong phân tích tác phẩm văn học. + Tóm tắt nội dung cuốn sách và cách xưng hô trong bài viết. |
Phân tích tác dụng của kĩ năng |
+ Phân tích tác dụng của hình thức thơ: việc rèn luyện các kĩ năng này giúp chúng ta học được cách phân tích, cảm nhận và đưa ra nhận định về các tác phẩm thơ. + Quan hệ giữa vấn đề, ý kiến, lí lẽ và bằng chứng: Giúp chúng ta biết cách viết văn một cách logic, có sức thuyết phục hơn. + Câu chuyển đoạn trong bài nghị luận: Giúp chúng ta rèn kĩ năng viết văn có sự liên kết giữa các câu, các đoạn sao cho bài văn có sự mạch lạc, + Nêu lí lẽ và bằng chứng trong phân tích tác phẩm văn học: Giúp chúng ta biết cách xác định các luận đề, luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ trong một bài văn nghị luận. Từ đó giúp bài văn của mình tăng sức thuyết phục với người đọc, người nghe. + Tóm tắt nội dung cuốn sách và cách xưng hô trong bài viết: Việc rèn luyện các kĩ năng này giúp chúng ta biết cách nắm bắt nội dung trọng tâm của một tác phẩm. |
Câu 10 (trang 124 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Nêu một số điểm khác biệt (mục đích, nội dung, hình thức, lời văn,...) giữa kiểu bài phân tích một tác phẩm thơ và kiểu bài thuyết minh giới thiệu một tác phẩm thơ.
Trả lời:
|
Phân tích một tác phẩm thơ |
Thuyết minh giới thiệu một tác phẩm thơ |
Mục đích |
Khám phá cái hay, cái đẹp trong giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. |
Cung cấp thông tin cơ bản về bài thơ như: nhan đề, thể loại, tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung, hình thức, giá trị, ý nghĩa... |
Nội dung |
Người viết đi cảm nhận, phân tích và chỉ ra được những giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề tác phẩm và nét sáng tạo độc đáo. |
Giới thiệu về những vấn đề của tác phẩm như: tác giả, hoàn cảnh ra đời,... giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ. |
Hình thức |
Kết hợp hệ thống luận điểm, luận cứ và các phép lập luận. |
Trình tự triển khai bài viết: từ khái quát thông tin về tác giả, tác phẩm đến thông tin cụ thể về nội dung, hình thức của bài thơ; từ thông tin khác quan đến ý kiến chủ quan của người đọc, người xem hoặc người giới thiệu. |
Lời văn |
Rõ ràng, mạch lạc trong hệ thống lý lẽ, dẫn chứng logic, thể hiện quan điểm, cảm xúc của người viết. |
Thể hiện cái nhìn khách quan, đưa ra thông tin rõ ràng, chuẩn xác. |
Câu 11 (trang 124 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Các kiểu văn bản được học ở phần Viết trong sách Ngữ văn 8, tập hai có gì khác so với Ngữ văn 8, tập một?
Trả lời:
Kiểu văn bản |
Nội dung cụ thể Kì I |
Nội dung cụ thể Kì II |
Tự sự |
Kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội, có dùng yếu tố miêu tả, biểu cảm. |
|
Biểu cảm |
Bước đầu biết làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ. Viết đoạn van ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ. |
|
Nghị luận |
Viết bài nghị luận về một vấn đề của đời sống (nghị luận xã hội) và bài phân tích một tác phẩm văn học (nghị luận văn học). |
Phân tích một tác phẩm truyện; phân tích một tác phẩm thơ; nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, nghị luận phân tích một tác phẩm kịch |
Thuyết minh |
Giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một cuốn sách. |
Viết bài giới thiệu về một cuốn sách. |
Nhật dụng |
Kiến nghị về một vấn đề đời sống. |
|