Soạn bài Tự đánh giá: Qua đèo ngang - ngắn nhất Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Tự đánh giá: Qua đèo ngang trang 52, 53 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.
Soạn bài Tự đánh giá: Qua đèo ngang - ngắn nhất Cánh diều
Đọc văn bản “Qua đèo ngang” (trang 52 - 53 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2 – Cánh diều) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):
Câu 1 (trang 52, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Phương án nào nêu đúng về thể loại và chữ viết của bài thơ Qua Đèo Ngang?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật, viết bằng chữ Hán
B. Thất ngôn bát cú Đường luật, viết bằng chữ Nôm
C. Thất ngôn xen lục ngôn, viết bằng chữ Nôm
D. Thất ngôn bát cú Đường luật, viết bằng chữ Quốc ngữ
Trả lời:
B
Câu 2 (trang 52, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Cảnh Đèo Ngang được tái hiện trong bài thơ như thế nào?
A. Cảnh vật tươi đẹp, đủ loại hoa lá sắc màu.
B. Cảnh vật tràn đầy sức sống, cây cối chen chúc.
C. Cảnh vật vắng vẻ, hoang sơ, đượm buồn.
D. Cảnh vật trống vắng, lạnh lẽo, gợi nỗi buồn thê lương.
Trả lời:
C
Câu 3 (trang 53, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Bài thơ được ngắt chủ yếu theo nhịp nào?
A. 3/4
B. 4/3
C. 2/3/2
D. 4/1/1/1
Trả lời:
B
Câu 4 (trang 53, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Từ nào sau đây là từ tượng hình?
A. Lom khom
B. Quốc quốc
C. Gia gia
D. Cỏ cây
Trả lời:
A
Câu 5 (trang 53, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Biện pháp tu từ đảo ngữ ở câu thơ “Lác đác bên sông, chợ mấy nhà." có tác dụng gì?
A. Tô đậm sự thưa thớt, quạnh vắng của cảnh vật
B. Thể hiện vẻ hoang tàn, tiều tuỵ của cảnh vật
C. Khắc hoạ tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả
D. Miêu tả vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng của cảnh vật
Trả lời:
A
Câu 6 (trang 53, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Bài thơ viết về chủ đề gì? Chủ đề ấy có liên quan đến nhan đề Qua Đèo Ngang như thế nào?
Trả lời:
Chủ đề của bài thơ: tả cảnh Đèo Ngang lúc xế tà và nói lên nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà thương nước của nhân vật trữ tình.
Nhan đề “Qua Đèo Ngang” thể hiện chủ đề tác phẩm, nó chỉ một chuyến đi qua Đèo Ngang và qua đó, tác giả đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, có sự sống con người nhưng vẫn còn hoang sơ.
Câu 7 (trang 53, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Các từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh và phép đối có vai trò gì trong việc thể hiện nội dung bài thơ?
Trả lời:
- Từ tượng hình: Lom khom, lác đác.
- Từ tượng thanh: Quốc quốc, gia gia.
=> Làm cho bài thơ giàu sức biểu cảm, từ tượng hình gợi ra cảnh tượng thưa thớt nơi đèo ngang, từ tượng thanh biểu đạt tình cảm nhớ nước, thương nhà của tác giả qua đó bộc lộ tình cảm yêu nước thầm kín.
- Phép đối: khiến cho cảnh trên sông, dưới núi thêm rời rạc, thưa thớt.
Câu 8 (trang 53, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi đi qua Đèo Ngang. Vì sao nhà thơ lại có tâm trạng đó?
Trả lời:
Trước không gian mênh mông của đất trời, của thiên nhiên,con người thường cảm nhận được sự rộng lớn, rợn ngợp mà thấu hiểu sâu sắc nỗi cô đơn, sự nhỏ bé của mình. Bà Huyện Thanh Quan cũng vậy, xa quê đi thực hiện nhiệm vụ không tránh khỏi những nỗi cô đơn nơi đất khách quê người.
Câu 9 (trang 53, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Em có nhận xét gì về không gian được khắc hoạ trong bài Qua Đèo Ngang? Không gian ấy có liên quan như thế nào đến tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan?
Trả lời:
Thời điểm chiều tà với không gian vắng vẻ, u buồn thường gợi nhắc con người ta nhớ về quê hương, đặc biệt là đối với những người xa xứ. Bởi đây chính là thời điểm những người thân trong gia đình đều trở về cùng sum họp dưới mái ấm gia đình. Bởi vậy mà trong không gian chiều tà, tại đèo ngang vắng lặng, hoang sơ, nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan hướng nỗi nhớ của mình đến gia đình, đến quê hương. Đây là tình cảm đầy tha thiết, chân thành của một người con xa quê, bà nhớ nhà, nhớ quê hương. Một nỗi buồn trĩu nặng, khó nguôi ngoai.