Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 37 lớp 8 Tập 2 - ngắn nhất Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Hướng dẫn tự học trang 37 Tập 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.
Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 37 lớp 8 Tập 2 - ngắn nhất Cánh diều
Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Tìm đọc thêm các truyện có đề tài, cốt truyện, ngôi kể tương tự các văn bản truyện đã học trong Bài 6
Trả lời:
Một số truyện tương tự: “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố), “Nếu cậu muốn có một người bạn” (Trích Hoàng tử bé), “Hai cây phong” (Trích Người thầy đầu tiên”),…
Câu 2 (trang 37 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Sưu tầm những bài phân tích các tác phẩm truyện đã học (Lão Hạc, Hoàng tử bé, Người thầy đầu tiên, Cố hương), ghi lại một số đoạn văn hay phân tích tác dụng của hình thức nghệ thuật trong truyện.
* Phân tích Lão Hạc:
“Lão Hạc” là một trong những truyện ngắn hay nhất của cây bút truyện ngắn bậc thầy Nam Cao. Tài nghệ bậc thầy đó trước hét thể hiện ở cách xây dựng nhân vật. Nhân vật lão Hạc không được miêu tả thật kĩ về ngoại hình, cũng không có nhiều hành động, song được tập trung soi sáng từ bên trong. Tác giả đã đi sâu vào những tâm tư, những lo tính của lão Hạc chung quanh việc bán “cậu Vàng” và việc lặng lẽ chuẩn bị cho cái chết, chính từ đó mà số phận đau thương, tính cách độc đáo của nhân vật hiện ra thật rõ nét.
Nhân vật lão Hạc chân thực, sinh động, có bề dầy xã hội và đồng thời có cá tính độc đáo, chủ yếu được nhà văn khắc hoạ bằng miêu tả tâm lý. Chẳng hạn, qua cản lão Hạc trò chuyện với “cậu Vàng”, có thể thấy rõ cảnh sống cô đơn của lão, chất người trung hậu ( thể hiện qua thái độ âu yếm, chiều chuộng đối với cậu Vàng) và tình thương sâu nặng đối với đứa con trai đang ở xa. Hoặc những chi tiết thể hiện phản ứng tâm lí của lão Hạc xung quanh việc mà lão cho rằng đã “lừa cậu Vàng”: đau đớn, chua xót, hối hận, đã cho thấy rất rõ tâm hồn, tính cách ông lão nông dân nhân hậu, đáng thương ấy.
Cách dựng truyện, bút pháp trần thuật linh hoạt, mới mẻ. Tác giả đi thằng vào giữa truyện (cảnh lão Hạc nói chuyện với “tôi” về việc sẽ phải bán “cậu Vàng”) rồi mới nhẩn nhà đi ngược thời gian, kể về cảnh ngộ nhân vật, từ chuyện “con chó là của cháu nó mua đấy” chuyển sang chuyện anh con trai đã bỏ đi phu, để lại lão Hạc sống cô đơn và giờ đây đang lâm cảnh cùng đường… Cách dẫn chuyện rất thoải mái, tự nhiên, có vẻ lỏng lẻo song kì thật thật chặt chẽ, tập trung, khắc hoạ nhân vật và thể hiện chủ đề.
Truyện rất mực chân thực, đồng thời thấm đượm cảm xúc trữ tình. Qua nhân vật “tôi”, người kể chuyện, tác giả đã biểu lộ tự nhiên những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Chất trữ tình thể hiện ở giọng kể, ở những câu cảm thán nhiều khi không nén được cảm xúc, tác giả đã gọi tên nhân vật lên để trò chuyện, than thở: “Lão Hạc ơi ! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão khong muốn bán con chó vàng của lão ! Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều hơn ai hết.. !”, “Lão Hạc ơi, lão hãy yên lòng nhắm mắt…”
Chất trữ tình còn thể hiện ở những lời mang giọng tâm sự riêng của “tôi”, như chung quanh việc “tôi” phải bán mấy quyển sách: “ôi những quyển sách rất nâng niu(…) kỷ niệm một thời hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng”. Và thể hiện rõ nhất là ở những đoạn văn trữ tình ngoại đề đậm màu sắc triết lý: “Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta….”. Những câu văn triết lý đó không hề có giọng sách vở, trìu tượng mà là những suy nghĩ gan ruột nên có sức thuyết phục đặc biệt.
Vừa tỉnh táo, chân thực, vừa trữ tình thắm thiết và đậm đà ý vị triết lí, đó chính là đặc điểm bút pháp văn xuôi Nam Cao được thể hiện rõ nét trong “Lão Hạc”.
* Phân tích Người thầy đầu tiên
Ai-tơ-ma-tốp là nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan. Một trong những tác phẩm xuất sắc của ông là “Người thầy đầu tiên”. Nổi bật trong truyện là nhân vật thầy giáo Đuy-sen.
Qua lời kể của nhân vật “tôi”, thầy Đuy-sen hiện lên là một con người nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc. Chính thầy Đuy-sen là người đã biến một vùng đất hoang tàn thành trường học. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến trường với sự tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”
Thầy Đuy-sen còn là một người giàu lòng yêu thương, luôn thấu hiểu trái tim trẻ thơ. Ở lần gặp gỡ đầu tiên, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Khi biết hoàn cảnh của An-tư-nai, thầy đã an ủi một cách thật chân thành: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”. Cũng chính thầy Đuy-sen đã khơi dậy khao khát được đi học của An-tư-nai.
Không chỉ là người trực tiếp giảng dạy, thầy Đuy-sen còn luôn quan tâm đến cuộc sống của học sinh. Mỗi khi đi học, các em học sinh đều phải lội qua một con suối. Đến mùa đông, nước băng lạnh buốt khiến các em không thể lội qua được nữa. Để giúp học sinh có thể đến lớp, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế để các em nhỏ có thể an toàn tới trường học. Ngay cả khi bọn nhà giàu ngu xuẩn, bộ mặt láo xược lên mặt chế giễu, cười cợt, thầy vẫn lạc quan kể chuyện vui cho học sinh quên đi mọi sự. Những lúc rảnh rỗi, thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên lên bờ, lót
* Phân tích Cố hương
Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc. Truyện “Cố hương” là một truyện ngắn hay và xúc động. Nó mang mác một tình yêu quê hương vơi đầy. Nó ghi lại một cách chân thực và cảm động hồi ức tuổi thơ. Phản ánh số phận những con người quê hương với bao nỗi buồn thương và hi vọng.
Những nhân vật như tôi, mẹ tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, Thủy Sinh, chị Hải Dương là những con người của quê hương, gợi ra nỗi buồn vui về nơi chôn rau cắt rốn sâu nặng nghĩa tình. Sau hai mươi năm xa cách “tôi” về thăm quê. Phải vượt qua 2000 dặm giữa một mùa đông lạnh giá. Lòng “tôi” bồi hồi khôn xiếc. Gió lạnh vi vu thổi vào khoang thuyền. Gần về đến làng trời u ám, xóm thôn xa dần, thấp thoáng xa dần, thấp thoáng tiêu điều, hoang vắng…..lòng “tôi” se lại đáng lẽ về quê là phải vui sao lại buồn? “Tôi” tự hỏi có phải đây là làng cũ thân yêu trong ký ức hay không?
Chuyến về quê lần này rất đặc biệt về để bán, giao lại nhà cho chủ mới. Về để từ giã ngôi nhà cũ nơi cả đại gia đình chúng tôi đời đời ở chung với nhau. Sao không buồn được vì sau hai mươi năm đi xa lần này tôi trở về để vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân yêu đem gia đình đến nơi đất khách nơi mà tôi đang làm ăn sinh sống.
Nói đến quê hương là thường nói đến tổ tiên ông bà, nơi để thể hiện sự tôn kính phụ dưỡng đối với ông bà cha mẹ. Nhưng trong “Cố hương” không thấy nói đến. Ở đây tác giả chỉ xúc động nói đến ký ức tuổi thơ khoảng ba mươi năm về trước. Một tình bạn đẹp với Nhuận Thổ con của một gia đình làm thuê cho nhà “tôi”. Nhờ Nhuận Thổ mà “tôi” biết được nhiều chuyện kỳ lạ. Nhờ Nhuận Thổ mà “tôi” cảm nhận được vẻ đẹp quê hương.
Quê hương cũ với bao kỉ niệm thời thơ bé. Cái ngày mà thầy “tôi” vẫn còn cảnh nhà sung túc sang trọng. Vòa ngày giỗ tổ các đồ ăn thức uống được bày sang trọng. Quê hương trong kí ức mỗi người bao giờ cũng đẹp, cũng cảm động. Lỗ Tấn đã nói đến quê hương hiện tại và quê hương trong quá khứ lúc trên đường trở về, lúc gặp bạn cũ người xưa. Có cả niềm vui lẫn nỗi buồn hơn 30 năm đã trôi qua không thể nào quên được quê hương và tuổi thơ.
Mẹ đã già. “Tôi” đã trưởng thành, đi làm ăn xa lưu lạc 20 năm trời nay mới về thăm quê thăm mẹ. Gặp lại “tôi” mẹ mừng nhưng nét mặt lại ẩn chứa vẻ buồn. Chắc là mẹ buồn vì những người đã khuất, buồn vì cảnh nhà sa sút phải bán nhà theo con trai đến miền đất mới xa quê hương yêu dấu. Nhắc đến Nhuận Thổ mẹ thở than cho cảnh nhà anh ta. Mẹ bàn với “tôi” dọn nhà cái gì mang được đi thì mang đi còn không thì cho Nhuận Thổ hết.
Nếu mà ai không yêu mẹ và không yêu quê hương thì làm sao biết được mẹ là quê hương, quê hương chính là mẹ! Tình yêu yêu hương luôn gắn liền với người mẹ hiền mà ta yêu quý. Nhuận Thổ là tình bạn tuổi thơ. Hình ảnh thủa lên 10 khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tý tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng. Và hắn đã dạy cho tôi nhiều trò lạ và tình yêu quê hương trong lòng tôi.
Không có tuổi thơ thì không có quê hương. Tình bạn tuổi thơ đã làm cho tình yêu quê hương mãi mãi tươi thắm.Hình ảnh Nhuận Thổ ấu thơ là hình ảnh quê hương là “vành trăng non trên bầu trời xanh miền thơ ấu”. Nhuận Thổ là một phần nhỏ của cố hương là tình yêu quê hương.
Hình ảnh Nhuận Thổ trong hiện tại là nỗi đau, nỗi buồn về quê hương. Sau 30 năm xa cách nay gặp lại Nhuận Thổ đã thay đổi quá nhiều. Da vàng xạm, những nếp nhăn trên mặt sâu hóm. Mắt thì đỏ mọng lên. Đầu thì đội cái mũ lông chiên rách tơi, mặc chiếc áo bông mỏng dính giữa trời rét dữ. Gặp lại bạn cũ Nhuận Thổ vừa hớn hở vừa thê lương, mấp máy đôi môi không ra tiếng sau mới cung kính nói được hai tiếng. Bẩm ông! Lễ giáo và tôn ti trật tự phong kiến đã tạo nên giữa đôi bạn một bước tường ngăn cách quá lớn.
Hình ảnh Nhuận Thổ hiện tại là hình ảnh một xứ sở, một miền que xơ xác tiêu điều , người nông dân bị bần cùng hóa bị áp bức đến tận xương tủy. Thông qua hình ảnh Nhuận Thổ tác giả đã lên án nhưng tội ác của chế độ phong kiến đối với nhân dân từ đó dặt ra quyền sống và hạnh phúc của nhân dân trên đường đi tới.
Nói đến quê hương trong cố hương không thể không nhắc đến hình ảnh chị Hai Dương, chị Tây Thi đậu phụ ngày xưa son phấn nổi danh tài sắc bây giờ đã trở thành một vỏ bỉ trơ tráo. Đọc “Cố hương” của Lỗ Tấn hình ảnh quê hương tươi đẹp trong tuổi thơ của tôi bỗng ùa về. Đó là một quê hương ngày càng phát triển và văn mình để sánh vai với các cường quốc năm châu.
Đọc đi đọc lại “Cố hương” tôi vẫn chỉ ấn tượng với câu nói: Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Dù đi xa hay gần, dù có đến miền đất khác đi chăng nữa nhưng quê hương của chúng ta vẫn đẹp nhất, quê hương là người chung tình vẫn mãi đứng đó đợi chờ chúng ta.