Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2: Nói và nghe (trang 124 Tập 2) - ngắn nhất Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2: Nói và nghe trang 124 Tập 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.
Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2: Nói và nghe (trang 124 Tập 2) - ngắn nhất Cánh diều
Câu 12 (trang 124 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Nêu những nội dung chính được rèn luyện về các kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 8, tập hai. Xác định trọng tâm phần Nói và nghe của mỗi bài học.
Trả lời:
Bài học |
Trọng tâm Nói và nghe |
Bài 6: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội |
* Rèn luyện cách trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội + Một số vấn đề xã hội trong cuộc sống - Ngưỡng mộ và mê muội thần tượng. - Học sinh cấp Trung học cơ sở sử dụng xe gắn máy phân khối lớn đến trường. - Cần biết lựa chọn sách để đọc. + Một số vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học: - Giá trị của tình cha con được gợi ra sau khi học truyện Lão Hạc (Nam Cao). - Thái độ cần có của người lớn đối với ước mơ của trẻ em được rút ra sau khi đọc văn bản Trong mắt trẻ (Ê-xu-pe-ri). - Suy nghĩ về quê hương, mái trường và người thầy sau khi đọc đoạn trích Người thầy đầu tiên (Ai-ma-tốp). |
Bài 7: Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ |
+ Yêu cầu cụ thể ở bài này là nghe và tóm tắt nội dung của bài thuyết trình về một bài thơ. |
Bài 8 Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một nhân vật lịch sử |
+ Rèn luyện kĩ năng nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một nhân vật lịch sử hoặc tác phẩm văn học.
|
Bài 9: Thuyết trình bài giới thiệu về một vấn đề của tác phẩm văn học |
+ Rèn luyện kĩ năng thuyết trình bài giới thiệu về một vấn đề nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm văn học. |
Bài 10: Giới thiệu một cuốn sách |
Học về cách thức giới thiệu một cuốn sách ở phần Viết |
Câu 13 (trang 124 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Nêu những yêu cầu cần bảo đảm khi thực hành hoạt động nói và nghe ở sách Ngữ văn 8, tập hai.
Trả lời:
Những yêu cầu cần đảm bảo |
|
Khi thực hiện |
* Người nói: - Nội dung trình bày: + Vấn đề trình bày được nêu rõ ràng, cụ thể. + Nội dung phong phú, có trọng tâm, được trình bày lô gích; lí lẽ và bằng chứng làm nổi bật được vấn đề. - Hình thức trình bày: + Bài trình bày có bố cục rõ ràng. + Các nội dung minh hoạ có chất lượng. + Sử dụng phương tiện hỗ trợ phù hợp. + Có sự sáng tạo, tạo được điểm nhấn cho nội dung trình bày. - Tác phong, thái độ trình bày: + Phong thái tự tin, tôn trọng người nghe, sử dụng ngôn ngữ cơ thể sinh động, phù hợp. + Nói trôi chảy, mạch lạc, không bị ngắt quãng hoặc không có những từ ngữ chêm xen quá nhiều. + Tốc độ nói vừa phải, có nhấn giọng ở những nội dung quan trọng. + Nội dung giải đáp thắc mắc cụ thể, ngắn gọn, thoả đáng. + Bảo đảm yêu cầu về thời gian trình bày. |
* Người nghe: - Lắng nghe, xác định và ghi lại các thông tin chính của bài trình bày, những nội dung cần hỏi lại. - Thể hiện thái độ chú ý lắng nghe; sử dụng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói. - Hỏi lại những điểm chưa rõ (nếu cần); có thể trao đổi thêm quan điểm cá nhân về nội dung của bài trình bày. |
|
Khi nhận xét |
* Người nói: - Lắng nghe nhận xét của các bạn và thầy, cô về bài trình bày. - Rút kinh nghiệm về nội dung, cách thức và thái độ trình bày... - Tự đánh giá: + Điều em hài lòng về bài trình bày của mình là gì? + Điều gì em muốn thay đổi trong bài trình bày đó? |
* Người nghe: - Kiểm tra việc nghe và ghi chép các nội dung thông tin đã chính xác chưa. - Nêu nhận xét về nội dung, hình thức bài trình bày. - Đánh giá: + Em thấy bài trình bày của bạn có thuyết phục không? Vì sao? + Điều em rút ra được từ bài trình bày của bạn là gì? |