Soạn bài Đọc hiểu văn bản trang 132, 133 - ngắn nhất Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Đọc hiểu văn bản trang 132, 133 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.
Soạn bài Đọc hiểu văn bản trang 132, 133 - ngắn nhất Cánh diều
Câu 1 (trang 132 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Các thể loại và kiểu văn bản đã học trong sách Ngữ văn 8, tập một là những thể loại và kiểu văn bản nào? Nêu một số tên văn bản cụ thể của mỗi thể loại và kiểu văn bản đó.
Trả lời:
Bài |
Thể loại/ kiểu văn bản |
Tiểu loại |
Ví dụ |
1 |
Truyện |
Truyện ngắn (trữ tình) |
Tôi đi học, Gió lạnh đầu mùa, Người mẹ vườn cau,… |
2 |
Thơ |
Thơ 6 chữ, 7 chữ |
Nắng mới, Nếu mai em về Chiêm Hóa,… |
3 |
Văn bản thông tin |
Giải thích một hiện tượng tự nhiên |
Sao băng, Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI,… |
4 |
Kịch và truyện |
Hài kịch và truyện cười |
Đổi tên cho xã, Cái kính, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục,… |
5 |
Văn bản nghị luận |
Nghị luận xã hội |
Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Chiếu dời đô,… |
6 |
Truyện |
Truyện ngắn, tiểu thuyết (truyện dài) |
Lão Hạc, Trong mắt trẻ, Người thầy đầu tiên,.. |
7 |
Thơ |
Thơ Đường luật |
Mời trầu, Vịnh khoa thi Hương, Xa ngắm thác núi Lư,… |
8 |
Truyện |
Truyện lịch sử và tiểu thuyết |
Quang Trung đại phá quân Thanh, Đánh nhau với cối xay gió,… |
9 |
Văn bản nghị luận |
Nghị luận văn học |
Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya”, Chiều sâu của truyện “Lão Hạc”,… |
10 |
Văn bản thông tin |
Thuyết minh giới thiệu |
“Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi, Bộ phim “Người cha và con gái”,… |
Câu 2 (trang 132 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nội dung khái quát bao trùm toàn bộ các văn bản truyện ở Bài 1 trong sách Ngữ văn 8, tập một là gì? Nêu nhận xét về đặc điểm hình thức thể loại nổi bật của các văn bản đó và những điểm cần lưu ý về cách đọc hiểu.
Trả lời:
- Nội dung khái quát: Tập trung miêu tả, thể hiện những cảm xúc nhẹ nhàng, trong sáng; những tình cảm nhân ái, trong sáng, vị tha,… giữa con người với con người.
- Nhận xét về đặc điểm hình thức thể loại nổi bật: Các văn bản trong bài 1 có điểm chung là truyện ngắn đậm chất trữ tình (cốt truyện giản dị, đời thường, không có sự việc và biến cố gay cấn, lớn lao, ngôn ngữ giàu chất thơ.
- Lưu ý về cách đọc truyện ngắn:
+ Kể lại được cốt truyện, nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật,… nêu được nội dung chính của văn bản.
+ Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản.
Câu 3 (trang 132 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nhận xét về nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc,...) của các văn bản thơ (sáu chữ, bảy chữ) trong Bài 2 và nêu một số điểm cần lưu ý về cách đọc thể thơ này.
Trả lời:
- Nhận xét về nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc,...) của các văn bản thơ (sáu chữ, bảy chữ) trong Bài 2: Đều viết về đề tài quê hương, đất nước và con người với một tình cảm, cảm xúc nhớ nhung, yêu thương da diết, thể hiện một tình yêu sâu lắng trong tâm hồn tác giả đối với con người và sự vật của quê hương xứ sở mà suốt đời mình gắn bó.
- Nêu một số điểm cần lưu ý về cách đọc thể thơ:
+ Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết được thể hiện qua văn bản.
+ Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục mạch cảm xúc.
+ Nhận biết được một số yếu tố luật thơ thể thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối.
+ Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật chính trong thơ trào phúng.
Câu 4 (trang 132 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Đề tài và chủ đề chung của các văn bản thông tin ở Bài 3 có gì đặc sắc? Nêu ý nghĩa của các nội dung học ở bài này. Xác định các lưu ý về cách đọc các văn bản thông tin trong Bài 3.
Trả lời:
- Đề tài và chủ đề chung của các văn bản thông tin ở Bài 3 là giải thích một hiện tượng tự nhiên.
- Nét đặc sắc của đề tài và chủ đề chung của các văn bản ở bài này là các hiện tượng tự nhiên rất gần gũi, thiết thực nhưng cũng là các hiện tượng liên quan đến cả cộng đồng, nhân loại (nước biển dâng, lũ lụt). Bên cạnh đó là các hiện tượng, tưởng quen thuộc nhưng chứa đầy bí ẩn cần giải thích và nhiều điều lí thú (sao băng, vì sao chim bồ câu không bị lạc đường)
- Ý nghĩa của các văn bản:
+ Cung cấp thông tin về hiện tượng sao băng và ý nghĩa của hiện tượng ấy.
+ Giải thích hiện tượng nước biển dâng, hiện tượng ấy là vấn đề (bài toán) khó mà nhân loại cần tập trung giải quyết.
+ Cung cấp thông tin về hiện tượng lũ lụt: Khái niệm, nguyên nhân, tác hại,…
- Lưu ý về cách đọc:
+ Nhận biết và phân tích được đặc điểm của kiểu văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên, chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
+ Nhận biết và phân tích được cách trình bày thông tin trong văn bản như: trật tự thời gian, quan hệ nguyên nhân – kết quả, mức độ quan trọng của đối tượng, so sánh và đối chiếu.
+ Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản, vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin trong văn bản.
+ Đánh giá được hiệu quả biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản cụ thể.
+ Liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.
Câu 5 (trang 132 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nêu nội dung chính của các văn bản hài kịch và truyện cười trong Bài 4, từ đó nhận xét và phân tích ý nghĩa tiếng cười được thể hiện trong các văn bản này.
Trả lời:
Tên văn bản |
Nội dung chính |
Ý nghĩa tiếng cười |
Đổi tên cho xã |
Phản ánh hiện tượng thích phô trương, hình thức, giả tạo,… không chú ý đến chất lượng. |
Phê phán “bệnh” thành tích, háo danh và ca ngợi sự trung thực, thẳng thắn,… |
Cái kính |
Kể lại câu chuyện một người bị “bệnh” tưởng, mắt bình thường nhưng vì ám ảnh mắt mình bị bệnh nên đi khám bác sĩ. Mỗi bác sĩ phán một kiểu khác nhau, ngược nhau. |
Dùng tiếng cười nhẹ nhàng phê phán hiện tượng bệnh tưởng trong cuộc sống và sự thiếu trách nhiệm trong khám chữa bệnh của 1 số y, bác sĩ. |
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục |
Kể về việc ông Giuốc-đanh dốt nát, muốn học đòi làm sang hay ưa nịnh, kệch cỡm, bị những kẻ nịnh thần lợi dụng để moi tiền. Ông trở thành nạn nhân của thói nịnh bợ bị rút tiền thưởng, làm trò cười cho mọi người. |
Châm biếm, đả kích thói dởm đời, thích hư danh của bọn trưởng giả lỗi thời, đã dốt nát lại còn thích học đòi. |
Thi nói khoác |
Truyện xoay quang cuộc nói chuyện của bốn vị quan, các quan đua nhau nói khoác về thứ mình từng nhìn. Cuộc nói chuyện chỉ kết thúc khi anh lính lên tiếng dọa bắt kẻ nói khoác và anh cho rằng mình chỉ hò theo các quan nói khoác. |
Nhằm mục đích châm biếm, đả kích, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội (lối nói khoác, khoe khoang) |
Treo biển |
Mượn câu chuyện nhà hàng bán cá nghe ai “góp ý” về cái tên biển cũng làm theo, truyện tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác. |
Phê phán những người không có chính kiến trong cuộc sống, trong công việc. |
Câu 6 (trang 133 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Các văn bản trong Bài 5 có chung nội dung gì? Cần lưu ý những gì về cách đọc các văn bản này?
Trả lời:
- Các văn bản trong Bài 5 có chung nội dung chung là lòng yêu nước, tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc của cha ông và nhiệm vụ của thế hệ tiếp sau.
- Lưu ý về cách đọc:
+ Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng, vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.
+ Phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan với ý kiến đánh giá chủ quan của người viết.
+ Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương lại.
Câu 7 (trang 133 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nhìn chung, tất cả các văn bản trong sách Ngữ văn 8, tập một đều có nội dung gần gũi, sâu sắc và thiết thực đối với đời sống hiện nay. Em hãy phân tích và làm sáng tỏ nhận xét đó thông qua một số ví dụ cụ thể.
Trả lời:
- Sách Ngữ Văn 8 tập một giúp cho chúng ta hiểu và cảm nhận được tình cảm gia đình, quê hương ấm áp qua những câu chuyện đời thường gần gũi thân quen. Ở bài một là vườn cau của mẹ kể lại những kỉ niệm của nhân vật tôi về người bà. Bài hai là các bài thơ như Đường về quê mẹ với kí ức của người còn về người mẹ và những lần cùng mẹ về quê nhận họ. Bên cạnh đó cuốn sách còn cũng cấp cho chúng ta kho tàng kiến thức về các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề xã hội thông qua các bài thuyết minh và nghị luận. Ví dụ như văn bản Sao băng cung cấp cho học sinh những thông tin về hiện tượng Sao băng, văn bản Hịch tướng sĩ nghị luận về vấn đề đề xã hội thời trung đại. Nhìn chung, tất cả các văn bản trong sách Ngữ văn 8, tập một đều có nội dung gần gũi, sâu sắc và thiết thực đối với đời sống hiện nay.