X

Soạn văn 8 Cánh diều

Soạn bài Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội - ngắn nhất Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.

Soạn bài Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội - ngắn nhất Cánh diều

1. Định hướng

1.1. Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội là kể lại một sự kiện đã diễn ra, để lại cho bản thân người tham gia nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc. Người viết phải là người tham gia trực tiếp, sử dụng ngôi kể thứ nhất (xưng “tôi” hoặc “chúng tôi”,…), kể lại những gì mình đã chứng kiến (sự việc, phong cảnh, thiên nhiên, con người,…), những hoạt động mình đã tham gia, thực hiện,… Trong khi kể, có thể kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Chuyến đi có thể ka

1.2. Để viết bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội, các em cần lưu ý:

- Chọn viết về một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội đã để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc.

- Trước khi viết, cần tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý.

- Viết bài văn tự sự, kể theo ngôi thứ nhất.

- Cần kết hợp kể lại sự việc và miêu tả không gian, cảnh vật, thiên nhiên, con người; phát biểu những nhận xét, cảm nghĩ của bản thân.

2. Thực hành

2.1. Thực hành viết theo các bước

Đề tài: Kể lại một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa mà em đã tham gia.

a) Chuẩn bị

- Đọc kĩ và tìm hiểu đề để biết các thông tin chính trước khi viết:

+ Trọng tâm cần làm rõ: một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa.

+ Kiểu văn bản chính: tự sự (kể lại).

+ Phạm vi kiến thức cần huy động: kiến thức thực tế, các hoạt động xã hội gần gũi với học sinh; kiến thức lịch sử, địa lí và thơ văn liên quan.

- Nhớ lại những sự việc, con người, cảnh vật,…và những ấn tượng, cảm xúc đặc sắc trong hoạt động xã hội mà em đã tham gia, chứng kiến.

- Tìm đọc và tham khảo các bài viết kể về một hạot động xã hội.

- Ghi chép những nội dung liên quan và chuẩn bị tranh ảnh, tư liệu,…(nếu có) về hoạt động xã hội mà em đã tham gia, chứng kiến.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý: Ngoài cách đặt câu hỏi, có thể tìm ý bằng cách suy luận từ khái quát đến cụ thể. Chẳng hạn, với đề văn nêu trên, có thể tìm ý bằng cách suy luận như sau:

+ Xác định vấn đề (ý khái quát): một hoạt động xã hộ giàu ý nghĩa.

+ Phát triển ý khái quát thành các ý lớn. Ví dụ: mục đích của hoạt động, tổ chức hoạt động, quá trình hoạt động,…

+ Phát triển ý lớn thành các ý nhỏ. Ví dụ: mục đích của hoạt động có thể là giúp đỡ, làm từ thiện, cải tạo môi trường,…

Từ các ý đã tìm được, các em có thể trình bày bằng một sơ đồ gồm ý khái quát (Hoạt động xã hội giàu ý nghĩa); ý phát triển là các nhánh lớn và các nhánh nhỏ như sau:

Soạn bài Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội | Ngắn nhất Soạn văn 8 Cánh diều

- Lập dàn ý: Trên cơ sở các ý đã tìm được, có thể lập dàn ý theo bố cục ba phần:

Mở bài

Giới thiệu khái quát: nêu tên một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa, mục đích và lí do em tham gia hoạt động đó.

Thân bài

- Kể về hình thức tổ chức hoạt động (thành phần tham gia, thời gian, địa điểm,…).

- Kể về quá trình tiến hành hoạt động (bắt đầu, hoạt động chính, kết thúc).

- Nêu kết quả của hoạt động (về vật chất và về tinh thần).

Kết bài

Khẳng định ý nghĩa và bài học sau khi tham gia hoạt động xã hội.


c) Viết

Dựa vào dàn ý để viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội. Trong khi viết, chú ý vận dụng cách viết mở bài và kết bài. Bài văn (viết trên lớp hoặc ở nhà) cần lưu ý:

- Đủ cấu trúc ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.

- Có thể mở bài bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Thân bài gồm các đoạn văn, mỗi đoạn văn là một ý lớn.

- Kết bài cần tổng hợp được các ý đã nêu ở thân bài.

*Bài viết mẫu tham khảo:

Mùa hè năm ngoái, em đã có một chuyến đi tình nguyện tới Hà Giang giúp đỡ các em nhỏ và một số hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Để giúp các em nhỏ có điều kiện học tập tốt hơn, đoàn đã tặng các em nhỏ cặp sách, bút vở mới và một số bộ bàn ghế học tập. Đối với các hộ khó khăn, đoàn đã thăm hỏi và tặng một số đồ dùng trong nhà cùng với một số tiền mặt nho nhỏ để hỗ trợ, động viên các gia đình cố gắng vượt qua khó khăn...

Chuyến đi ấy em được đồng hành cùng với cô giáo chủ nhiệm và các bạn học sinh trong lớp. Hành trình chỉ vẻn vẹn hai ngày nhưng nó khiến em nhớ mãi.

Lần đầu đặt chân đến huyện miền núi Hà Giang, em rất ấn tượng với khung cảnh nơi đây. Dù cách thành phố chưa xa nhưng đồi núi đã hiện ra rất rõ nét. Những vách núi dựng đứng bên đường trông rất kì vĩ, từ trên con đường bên núi nhìn xuống vực thẳm không khỏi choáng ngợp. Xe của lớp em dừng lại tại một ngôi làng nhỏ nằm trong thung lũng giữa các ngọn núi.

Điều đầu tiên khiến em rất ngạc nhiên đó sự xuất hiện của một ngôi trường nhỏ, lụp xụp trong làng. Bàn ghế trong lớp xộc xệch, cũ kĩ, các bạn đi học chẳng mấy ai đi dép chỉ toàn đi chân đất. Lớp em cùng cô giáo trò chuyện giao lưu với các bạn. Sau đó là đến chương trình trao tặng quà. Chúng em đã tự chuẩn bị những món quà tặng cho các bạn học sinh nơi đây. Có bạn thì mang những chiếc áo ấm còn mới chưa mặc lần nào. Có bạn mang tặng những đôi giày đẹp mới chỉ đi một, hai lần. Riêng em, em mang cả một bao tải to, bên dưới là chiếc chăn ấm, bên trên là quần áo mới, trên cùng em để sách và những cuốn truyện, cuốn sách đã đọc. Em tặng cho các bạn với hi vọng các bạn có thể có những giây phút giải trí thoải mái, không còn phải lo nghĩ về cuộc sống mưu sinh. Vậy là kết thúc ngày đầu tiên.

Tối đó, lớp em nghỉ ngơi tại nhà văn hóa của xã. Đi đường xa mệt nên mọi người nghỉ ngơi từ rất sớm. Sáng hôm sau, lớp em kết hợp cùng với các cô chú cán bộ địa phương đi thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình gặp khó khăn. Người dân nơi đây rất thân thiện, tiếp đón chúng em rất nhiệt tình. Sau đó, lớp em di chuyển về Hà Nội trước khi trời tối để đảm bảo an toàn cho mọi người.

Sau chuyến đi đó, em nhận thấy mình đã thấy và học được nhiều điều: Người dân ở vùng núi cao Hà Giang còn rất đói khổ. Hệ thống giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, trình độ dân trí còn thấp. Nhiều em nhỏ không có điều kiện để đến trường đi học... Và chuyến đi này chính là sự gắn kết, sự động viên để giúp nhân dân nơi đây vươn lên trong cuộc sống. Mặc dù, những món quà không phải là lớn nhưng cũng khiến cho người dân nơi đây cảm thấy ấm lòng...

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Đọc lại bài văn đã viết, đối chiếu với mục 1.Định hướng và yêu cầu đã nêu ở các bước (chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý) để:

- Kiểm tra về nội dung và hình thức (bố cục, diễn đạt, trình bày).

- Nhận biết các lỗi còn mắc phải và cách chỉnh sửa.

- Tự đánh giá kết quả viết.

Ví dụ, cách kiểm tra bài đã viết:

Phương diện kiểm tra

Câu hỏi kiểm tra

Nội dung

Mở bài:

Đã giới thiệu khái quát nội dung bài viết chưa? (Ở bài viết này là kể về một hoạt động xã hội.)

Thân bài:

- Có nêu được các nội dung cụ thể làm rõ cho nội dung khái quát đã nêu ở mở bài không? (Ở bài viết này là kể lại được chi tiết về một hoạt động xã hội theo một trình tự thống nhất.)

- Nội dung cụ thể có sinh động, đặc sắc, giàu sức thuyết phục không?

- Đã kết hợp được các phương thức biểu đạt khác trong khi viết hay chưa? (Ở bài viết này là kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm trong khi kể.)

- Có nêu được những suy nghĩ và cảm xúc sâu sắc không?

Kết bài:

Đã nêu được ý nghĩa của đề tài, nội dung bài viết hay chưa? (Ở bài viết này là ý nghĩa hoặc bài học thu được sau khi tham gia hoạt động xã hội.)

Hình thức

- Bài viết đã có đủ ba phần chưa? Nội dung (độ dài) các phần có cân đối không?

- Bài viết đã đủ ý chưa? Các ý có được sắp xếp phù hợp không? Có ý nào trùng lặp nhau không?

- Bài viết có mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,…không?

Đánh giá chung

- Bài viết đáp ứng yêu cầu đạt mức độ nào?

- Em thấy hứng thú hoặc khó khăn nhất khi thực hiện phần nào trong tiến trình thực hành viết?


2.2. Rèn luyện kĩ năng viết mở bài và kết bài

a) Cách thức

- Mở bài trực tiếp: Người viết mở đầu bằng cách nêu trực tiếp vấn đề trọng tâm của bài (không có các câu dẫn dắt).

- Mở bài gián tiếp: Người viết bắt đầu bằng một số câu dẫn dắt, từ đó, nêu vấn đề trọng tâm của bài viết.

- Kết bài: Người viết tổng hợp lại các nội dung đã trình bày ở thân bài và thể hiện bằng một đoạn văn để kết thúc bài viết. Nội dung đoạn kết bài thường nêu lên suy nghĩ của người viết về ý nghĩa và bài học từ vấn đề đã viết.

b) Bài tập

Hãy viết mở bài hoặc kết bài cho đề văn: Kể lại một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa.

Trả lời:

- Mở bài: Mùa hè năm ngoái, em đã có một chuyến đi tình nguyện tới Hà Giang giúp đỡ các em nhỏ và một số hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Để giúp các em nhỏ có điều kiện học tập tốt hơn, đoàn đã tặng các em nhỏ cặp sách, bút vở mới và một số bộ bàn ghế học tập. Đối với các hộ khó khăn, đoàn đã thăm hỏi và tặng một số đồ dùng trong nhà cùng với một số tiền mặt nho nhỏ để hỗ trợ, động viên các gia đình cố gắng vượt qua khó khăn...

- Kết bài: Sau chuyến đi đó, em nhận thấy mình đã thấy và học được nhiều điều: Người dân ở vùng núi cao Hà Giang còn rất đói khổ. Hệ thống giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, trình độ dân trí còn thấp. Nhiều em nhỏ không có điều kiện để đến trường đi học... Và chuyến đi này chính là sự gắn kết, sự động viên để giúp nhân dân nơi đây vươn lên trong cuộc sống. Mặc dù, những món quà không phải là lớn nhưng cũng khiến cho người dân nơi đây cảm thấy ấm lòng...

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Cánh diều ngắn nhất, hay khác: