X

Soạn văn 8 Cánh diều

Soạn bài Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ - ngắn nhất Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ - ngắn nhất Cánh diều

1. Định hướng

- Đọc lại các văn bản thơ sáu chữ, bảy chữ đã học trong Bài 2.

- Khi tập làm thơ, cần chú ý xác định rõ đề tài (viết về ai, về điều gì) và cảm xúc, suy nghĩ,…của bản thân về điều mình định viết; chú ý đảm bảo số chữ trong mỗi dòng thơ và cách gieo vần của bài thơ đã nêu trong phần Kiến thức ngữ văn.

2. Thực hành

a) Chọn những tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với chỗ trống (…). Từ đó, xác định cách gieo vần ở mỗi khổ thơ.

(gạch, ngõ, giếng)

Mặt Trời lặn xuống bờ ao

Ngọn khói xanh lên lúng liếng

Vườn sau gió chẳng đuổi nhau

Lá vẫn bay vàng sân (…)

(Trần Đăng Khoa)

→ Mặt Trời lặn xuống bờ ao

Ngọn khói xanh lên lúng liếng

Vườn sau gió chẳng đuổi nhau

Lá vẫn bay vàng sân giếng.

(làng, về, người)

(gió, cũ, trắng)

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,

Lòng trí bâng khuâng sức nhớ (…)

- Chị ấy năm nay còn gánh thóc

Dọc bờ sông (…) nắng chang chang?

(Hàn Mặc Tử)

→ Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,

Lòng trí bâng khuâng sức nhớ làng

- Chị ấy năm nay còn gánh thóc

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?

b) Viết bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ theo đề tài tự chọn (về quê hương, gia đình, người thân, bạn bè, trường lớp,…)

Chuẩn bị

+ Em muốn viết về ai, về điều gì?

+ Em sử dụng thể thơ sáu chữ hay bảy chữ?

+ Tình cảm, cảm xúc của em với đối tượng đó như thế nào?

+ Những hình ảnh, chi tiết,…nào của người hoặc sự vật, sự việc em định viết để lại ấn tượng sâu sắc trong em?

+ Em định đặt nhan đề cho bài thơ như thế nào?

Viết bài thơ

+ Kể hoặc miêu tả hình ảnh của đối tượng trong cảm nhận của em; qua đó, thể hiện tình cảm, cảm xúc của em dành cho đối tượng.

+ Lựa chọn từ ngữ thích hợp để thể hiện các đặc điểm của đối tượng. Vận dụng các biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp cấu trúc,…phù hợp.

+ Sắp xếp các từ ngữ trong dòng và trong khổ thơ theo quy định về số tiếng, vần, nhịp của thơ sáu chữ hoặc bảy chữ.

Kiểm tra và chỉnh sửa

+ Đọc lại bài thơ đã viết

+ Bài thơ đã đảm bảo số tiếng, vần, nhịp của thơ sáu chữ hoặc bảy chữ chưa?

+ Bài thơ có tập trung thể hiện về đối tượng em chọn viết và tình cảm của em dành cho đối tượng đó không?

+ Có nên thay thế từ ngữ nào để bài thơ diễn tả chính xác hoặc hay hơn không?


*Bài thơ tham khảo

- Bài thơ số 1:

Xuân lòng

Đông tàn xuân đến xuân nở hoa

Nổi buồn dấu kín giữa chiều tà

Vui thơ xướng họa cùng bè bạn

Gửi chút tình riêng đến nẻo xa


Chợt nghĩ hình ai nơi cỏi vắng

Chiếu nay lặng lẹ ngắm mây trời

Lòng ta man mác buồn da diết

Thả hồn trong gió say tình say


Xứ Huế đây, ở xứ Huế đây

Tiếng thơ dìu dắt nước non này

Mơ màng bóng cũ người xưa ấy

Say đắm một thời tuổi thơ ngây


Ta muốn tình thơ luôn sẽ đến

Để cùng chung điệu tiếng ngân nga

Để hồn ấm lại trong hưu quạnh

Ngây ngất xuân lòng ta với ta

- Bài thơ số 2:

Năm tháng bạn bè

Ta có trong năm tháng bạn bè

Trong lối mòn xưa cỏ rêu che

Nửa đời chìm nổi về bên bạn

Lại vui như chẳng nắng sương gì

Ta có trong năm tháng bạn bè

Mạ trong ngọn gió lạnh lùng khuya

Cha trong hạt cát đêm sao hiện

Và em trong đèo núi cách chia

Ta có trong năm tháng bạn bè

Niềm thương nổi nhớ với say mê

Câu thơ thức đến canh gà muộn

Tóc bạc bên đèn đọc nhau nghe

Ta như sóng ấy dễ tan đi

Bạn là ghềnh đá dấu ta ghi

Những gì sâu thẳm ngoài vô tận

Đều có cho ta giữa bạn bè

Rét quá nên thơ không thể ngủ

Đốt lên ngọn lửa ấm lòng nhau

Ngoài kia sông nép vào bóng cỏ

Đêm lạnh vắt ngang tiếng còi tàu…

- Bài thơ số 3:

Thế giới năm qua

Thế giới năm qua bao tai ương

Chiến tranh khủng bố khắp muôn phương

Thiên tai, dịch bệnh liên miên mãi

Tang tóc đau thương nối tiếp nhau

Chúng ta hãy cùng đoàn kết lại

Tay nắm tay nhau chống chiến tranh

Tình thương, chia sẻ là sức mạnh

Bao nhiêu thảm hoạ cũng tan nhanh

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Cánh diều ngắn nhất, hay khác: