Cách viết của Nguyễn Tuân về con sông Đà như một dòng chảy trữ tình trong Người lái đò Sông Đà
Cách viết của Nguyễn Tuân về con sông Đà như một dòng chảy trữ tình trong Người lái đò Sông Đà
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Người lái đò sông Đà Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Người lái đò sông Đà này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 12 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 12.
Câu hỏi: Cách viết của Nguyễn Tuân về con sông Đà như một dòng chảy trữ tình trong Người lái đò Sông Đà?
Trả lời:
Cách viết của nhà văn đã thay đổi như thế nào khi chuyển sang biểu hiện sông Đà như một dòng chảy trữ tình:
- Hình dáng: Tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc… xuân → Đẹp như một người thiếu nữ kiều diễm.
- Dụng công tạo ra một không khí mơ màng, khiến người đọc có cảm giác như được lạc vào một thế giới kì ảo:
+ Con sông giống như một cố nhân lâu ngày gặp lại.
+ Nắng cũng ″giòn tan″ và cứ hoe hoe vàng mãi cái sắc Đường thi ″yên hoa tam nguyệt″
+ Mũi thuyền lặng lẽ trôi trên dòng nước lững lờ như thương như nhớ.
+ Con hươu thơ ngộ trên áng cỏ sương như biết cất lên câu hỏi không lời.
+ Bờ sông hoang dại và hồn nhiên như một bờ tiền sử, phảng phất nỗi niềm cổ tích.
- Màu nước sông Đà thay đổi theo mùa: mùa xuân màu xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, chưa bao giờ nước sông Đà màu đen cả đẹp độc đáo.
→ Sự tài hoa đã đem lại cho áng văn những trang tuyệt bút.
⇒ Tạo dựng nên cả một không gian trữ tình đủ sức khiến người đọc say đắm, ngất ngây.