Chỉ ra cơ sở pháp lí trong văn bản Tuyên ngôn Độc lập
Chỉ ra cơ sở pháp lí trong văn bản Tuyên ngôn Độc lập
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Tuyên ngôn độc lập Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Tuyên ngôn độc lập này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 12 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 12.
Câu hỏi: Chỉ ra cơ sở pháp lí trong văn bản Tuyên ngôn Độc lập?
Trả lời:
Cơ sở pháp lí của văn bản Tuyên ngôn Độc lập:
- Hồ Chí Minh đã dùng lời trong Tuyên ngôn Độc lập (1776) của Mĩ (Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng...) và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Pháp (Người ta sinh ra tự do và bình đẳng...) làm cơ sở pháp lí.
- Ý nghĩa:
+ Đây là lí lẽ thuyết phục bởi đây là hai tuyên ngôn được nhân dân thế giới công nhận, Mĩ và Pháp cũng là hai cường quốc có tiếng nói. Cho nên đó cũng là chân lí đúng đắn về quyền con người, không ai có thể bác bỏ.
+ Dùng phương pháp “gậy ông đập lưng ông” để đánh vào bộ mặt thực dân Pháp và ngăn chặn việc bọn thực dân, đế quốc tái xâm lược nước ta.
+ Đặt ngang hàng cuộc cách mạng, giá trị bản tuyên ngôn của nước ta với hai cường quốc Mĩ và Pháp, thể hiện lòng tự tôn dân tộc và sự công bằng, bình đẳng giữa các nước trên thế giới.
+ Dùng phương pháp suy luận trực tiếp, suy rộng ra từ quyền tự do của mỗi con người đến quyền tự do, độc lập của mỗi dân tộc: Đó là những chân lí không thể chối cãi được.
- Nghệ thuật: cách lập luận khéo léo, sáng tạo, rõ ràng, chặt chẽ đầy tính thuyết phục.