Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học ngắn nhất
Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
Dàn ý tham khảo cho các đề
Đề 1 (tr. 16, SGK)
A, Mở bài: dẫn dắt vào vấn đề, trích dẫn ý kiến
B, Thân bài
- Giải thích
+ " Loại không đáng thờ": Văn chương không chân chính, văn chương chỉ chuyên chú ở văn chương, là những tác phẩm nghệ thuật vị chỉ chú ý chau chuốt về hình thức nghệ thuật
+ "Loại đáng thờ": Văn chương chân chính, văn chương chuyên chú ở con người, là những tác phẩm nghệ thuật vị nhân sinh phục vụ cuộc sống con nguời
- Bình luận (Ý kiến của em)
+ Một quan niệm văn chương đúng đắn
+ văn chương phải xuất phát từ đời sống phục vụ con người (dẫn chứng các tác phẩm trong kháng chiến, các tác phẩm hướng về cuộc sống,..)
+ văn chương vẫn cần chau chuốt hình thức nghệ thuật để tương xứng với nôi dung đặc sắc
- Phê phán quan niệm văn chương "chỉ chuyên chú ở văn chương"
- Trình bày quan niệm của em về một tác phẩm văn chương chân chính (bổ sung, phát triển thêm ý của Nguyễn Văn Siêu)
+ Một tác phẩm chân chính là tác phẩm "chuyên chú ở con người" (lấy con người làm trung tâm, mục đích, động lực sáng tác) đồng thời có hình thức nghệ thuật mới lạ, độc đáo.
+ Chứng minh: Lấy ví dụ:Truyện Kiều- Nguyễn Du, Chí Phèo- Nam Cao, Những nguời khốn khổ- Victo huygo,.....
- Liên hệ, dẫn một số quan niệm tương tự
C, Kết bài : khẳng định lại vấn đề
Đề 2 (tr. 16, SGK)
A, Mở bài: dẫn dắt vấn đề
B, Thân bài:
- Giải thích
+ Phong cách là những nét độc đáo của riêng mỗi nhà văn thể hiện trong văn học.
+ phong cách của nhà văn được thể hiện trên cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật. Trong nội dung, phong cách nhà văn in đậm trong quan niệm về cuộc sống con người, việc lựa chọn đề tài, xây dựng chủ đề, cách lí giải vấn đề về cuộc sống con người…
- Bàn luận
+ Độc đáo về nội dung thể hiện ở quan niệm về cuộc sống và con người từ việc lựa chọn đề tài, xác định chủ đề, cách lí giải những vấn đề về cuộc sống và con người…
+ Phong cách của nhà văn in đậm lên từng trang viết. Đến lượt mình, phong cách văn học của mỗi tác giả lại in sâu vào lòng người đọc tạo nên mối đồng cảm sâu sắc giữa những nhà văn, nhà thơ và những độc giả chân thành.
+ Độc đáo về nghệ thuật thể hiện ở phương thức biểu hiện, ở việc lựa chọn các thủ pháp nghệ thuật, tổ chức kết cấu, sử dụng ngôn ngữ….
+ Điều thú vị khi đọc tác phẩm văn học là phát hiện được những nét độc đáo trong phong cách của mỗi nhà văn.
C. Kết bài: khẳng định lại vấn đề
Đề 3 (tr. 16, SGK)
A, Mở bài: dẫn dắt vấn đề
B, Thân bài:
- Giải thích: để đánh giá tác phẩm, La Bơ-ruy-e dùng tiêu chí là giá trị giáo dục của tác phẩm
- Giá trị giáo dục của tác phẩm
+ nâng cao tinh thần, cổ vũ khích lệ con người
+ gợi những tình cảm cao quý và cam đảm, giúp con người biết yêu thương cuộc sống, biết thương thân thương người, đấu tranh với những thứ gây hại cho cuộc sống ấy,....
- Giá trị của nhận đinh
+ đối với độc giả: lựa chon tác phẩm văn học phù hợp, khắc ghi những giá trị giáo dục của tác phẩm ấy
+ đối với người cầm bút: biết lựa chọn nội dug sáng tác phù hợp
C, Kết bài; khẳng định lại vấn đề