Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao – Bắc – Lạng được giải phóng qua phần đầu và phần cuối của bài thơ
Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao – Bắc – Lạng được giải phóng qua phần đầu và phần cuối của bài thơ
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Dọn về làng Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Dọn về làng này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 12 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 12.
Câu hỏi: Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao – Bắc – Lạng được giải phóng qua phần đầu và phần cuối của bài thơ?
Trả lời:
Niềm vui được giải phóng được thể hiện bằng một phong cách riêng, mang đậm màu sắc tư duy của người miền núi:
- Mẹ! Cao - Lạng hoàn toàn giải phóng → lời gọi thân thiết, tự hào, báo tin về sự chiến thắng. Nhân vật trữ tình bày tỏ niềm vui với người mẹ của mình, sự lựa chọn ấy giúp thể hiện niềm vui một cách chân thành, sâu sắc.
- Tây bị chết bắt sống hàng đàn/Vệ quốc quân chiếm lại các đồn → kết quả của sự thắng lợi.
- Hôm nay Cao - Bắc - Lạng cười vang...người xuống làng,... → Hình ảnh vui vẻ của người dân cười vang, xuống làng, người nói cỏ lay, ô tô kêu vang đường, ríu rít tiếng cười con trẻ. Cuộc sống đã trở lại, mọi người nô nức trở về làng.
- Giặc Pháp, Mĩ còn giết,…. Đuổi hết nó đi, con sẽ về trông mẹ → niềm vui chiến thắng trở thành động lực để tiếp tục chiến đấu giải phóng Tổ quốc.
⇒ Ngôn ngữ mộc mạc, lời thơ giản dị, ý thơ cảm xúc, hình ảnh chân thật nhà thơ đã diễn tả niềm vui đủ cung bậc, màu sắc, mang đến cho chúng ta về những đau thương mất mát của nhân dân miền núi, và niềm vui khi được giải phóng.