Nhận xét về hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc trong đoạn trích Việt Bắc
Nhận xét về hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc trong đoạn trích Việt Bắc
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Việt Bắc Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Việt Bắc này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 12 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 12.
Câu hỏi: Nhận xét về hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc trong đoạn trích Việt Bắc?
Trả lời:
Tính dân tộc về nghệ thuật của đoạn trích Việt Bắc:
* Về thể loại: Thể thơ lục bát là thể thơ quen thuộc của dân tộc đã được sử dụng thành công.
- Cấu tứ bài thơ là cấu tứ ca dao với hai nhân vật trữ tình ″ta″ và ″mình″, người ra đi, người ở lại đối đáp nhau. Kết cấu đối đáp giao duyên diễn tả nội dung tình cảm phong phú về quê hương, con người, Tổ quốc và cách mạng.
- Cặp đại từ nhân xưng mình – ta với sự biến hóa linh htây tiênoạt và những sắc thái ngữ nghĩa biểu cảm phong phú vốn có của nó được khai thác rất hiệu quả.
- Sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao (Trám bùi để rụng,/ măng mai để già,...).
→ Tác dụng: Nhấn mạnh ý, vừa tạo nhịp thơ uyển chuyển, cân xứng, hài hoà lại vừa khiến lời thơ dễ nhớ, dễ thuộc, cân xứng hài hoà.
* Về ngôn ngữ:
- Sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân rất mộc mạc, giản dị nhưng cũng rất sinh động để tái hiện lại một thời cách mạng và kháng chiến đầy gian khổ mà dạt dào nghĩa tình.
- Đó là thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh cụ thể, giàu nhạc điệu.
- Sử dụng nhuần nhuyễn phép trùng điệp của dân gian.
→ Tạo giọng điệu trữ tình thiết tha, êm ái, ngọt ngào như âm hưởng lời ru, đưa ta vào thế giới của kỷ niệm và tình nghĩa thuỷ chung.