X

Soạn văn lớp 12

Phân tích 13 dòng thơ cuối trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo


Phân tích 13 dòng thơ cuối trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Đàn ghi-ta của lor-ca Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Đàn ghi-ta của lor-ca này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 12 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 12.

Câu hỏi: Phân tích 13 dòng thơ cuối trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo?

Trả lời:

Phân tích 13 dòng thơ cuối trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo:

- Tiếng đàn: ẩn dụ cho nghệ thuật của Lor – ca, tình yêu con người, tình yêu tự do mà ông suốt đời theo đuổi

- Không ai chôn chất tiếng đàn: sức sống mãnh liệt của tiếng đàn

- So sánh tiếng đàn như cỏ mọc hoang:

+ Xót thương cho cái chết của một thiên tài, cho con đường cách tân nghệ thuật còn giang dở

+ Cái đẹp không thể bị hủy diệt

- Hình ảnh so sánh, tượng trưng:

+ Giọt nước mắt: cảm thông, uất hận

+ Vầng trăng: tượng trưng cho cái đẹp, cho nghệ thuật của Lor-ca

⇒ Cấu trúc gián đoạn, bày tỏ sự xót thương, trân trọng, niềm tin của tác giả vào sự bất tử của Lor – ca

- Nghệ thuật đối lập chỉ sự ngắn ngủi, số phận bé nhỏ của con người trước cuộc sống vô tận: đường chỉ tay đã đứt – dòng sông rộng vô cùng

- Hành động:

+ Ném lá bùa vào vào xoáy nước

+ Ném trái tim vào cõi lặng im

→ Sự giã từ và giải thoát, một sự lựa chọn

- Li a li a li a: tiếng ghi ta bất tử dùng người nghệ sĩ đã chết, có thể là vòng hoa tử đinh hương viếng linh hồn Lor – ca.

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, hay khác: