Nhìn về vốn văn hoá dân tộc - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
Nhìn về vốn văn hoá dân tộc - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Nhìn về vốn văn hoá dân tộc Ngữ văn lớp 12, bài học tác giả - tác phẩm Nhìn về vốn văn hoá dân tộc trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
A. Nội dung tác phẩm Nhìn về vốn văn hoá dân tộc
“Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” tác giả Trần Đình Hựu-nhà khoa học chuyên nghiên cứu về vấn đề lịch sử tư tưởng và văn hóa Việt Nam trung cận đại. Đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc phần II của bài viết “Về vấn đề đặc sắc văn hóa dân tộc” với những nhận định mang tính bao quát, một cái nhìn khách quan trong việc phân tích, đánh giá khoa học về giá trị, bản sắc văn hóa của nước ta lúc bấy giờ. Trước hết để người đọc hiểu sâu sắc bài viết của mình tác giả đưa ra khái niệm văn hóa và chỉ ra các phương diện chủ yếu văn hóa được biểu hiện ra bên ngoài như: tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, văn học, ứng xử, sinh hoạt. Ở mỗi một khía cạnh đó Trần Đình Hựu chỉ ra các điểm tích cực và hạn chế cùng với những nguyên nhân, yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa (nội lực, ngoại lực) để tìm cách khắc phục. Nhưng nhìn chung đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt Nam là giàu tính nhân bản, tinh tế, hướng tới sự phát triển hài hòa trên tất cả các phương diện với tinh thần chung “thiết thực, linh hoạt và dung hòa”. Ta không thấy trong bài viết có sự khen hay chê hoàn toàn mà tất cả đều hướng tới một mục đích duy nhất là làm cho văn hóa Việt Nam ngày càng phát triển, hội nhập với sự tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt.
B. Đôi nét về tác phẩm Nhìn về vốn văn hoá dân tộc
1. Tác giả
1. Tiểu sử
- Trần Đình Hượu(1927 – 1995), quê ở Thanh Chương, Nghệ An.
- Năm 1945, ông tham gia thanh niên cứu Quốc và Uỷ ban khởi nghĩa ở quê nhà.
- Năm 1959 – 1963, ông là nghiên cứu sinh ở Đại học tổng hợp Lô-mô-nô-sôp
- Năm 1963 – 1993, ông là giảng viên môn Ngữ văn tại Đại học tổng hợp Hà Nội.
- Năm 1994, ông giảng dạy tại Đại học Prô - văng - xơ thuộc Cộng hòa Pháp.
2. Sự nghiệp văn học
- Ông chuyên nghiên cứu các vấn đề lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam trung, cận đại.
- Các công trình chính: “Văn học Việt Nam gia đoạn giao thời 1900 – 1930” (1988), “Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại” (1995), “Đến hiện đại từ truyền thống” (1996), “Các bài giảng về tư tưởng phương Đống” (2001), …
3. Vị trí và tầm ảnh hưởng
Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2000.
2. Tác phẩm
a, Hoàn cảnh sáng tác
- Văn bản được trích từ phần II, bài Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc, in trong cuốn Đến hiện đại từ truyền thống
- Nhan đề do người biên soạn đặt
b, Bố cục
Phần 1: Nêu vấn đề : “Trong lúc...với nó”
→ một số nhận xét về vốn văn hóa dân tộc
Phần 2: Trình bày vấn đề : “Giữa các ...văn học”
→ Đặc điểm của văn hóa Việt Nam
Phần 3: Kết luận : “Con đường… có bản lĩnh”
→ Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam.
c, Phương thức biểu đạt
d, Thể thơ (nếu có)
e, Ngôi kể (nếu có)
g, Giá trị nội dung
h, Giá trị nghệ thuật
- Từ vốn hiểu biết sâu sắc về văn hóa dân tộc, tác giả đã phân tích rõ những mặt tích cực và một số hạn chế của văn hóa truyền thống
- Nắm vững bản sắc văn hóa dân tộc, chúng ta có thể phát huy điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để hội nhập với thế giới trong thời đại ngày nay.
4. Giá trị nghệ thuật
- Văn phong khoa học, chính xác, mạch lạc
- Bố cục rõ ràng, rành mạch
- Lập luận xác đáng, dẫn chứng xác thực, lí lẽ sắc bén
C. Sơ đồ tư duy Nhìn về vốn văn hoá dân tộc
D. Đọc hiểu văn bản Nhìn về vốn văn hoá dân tộc
1. Một số nhận xét về nền văn hóa dân tộc:
– Tác giả Trần Đình Hượu đã đề cập đến những đặc điểm của truyền thống văn hoá Việt Nam trên cơ sở những phương diện chủ yếu của đời sống tinh thần và vật chất: tôn giáo, nghệ thuật (kiến trúc, hội hoạ, văn học), ứng xử (giao tiếp cộng đồng, tập quán), sinh hoạt (ăn, ở, mặc).
– Cách nêu vấn đề ngắn gọn, khiêm tốn, khách quan, khôn khéo của tác giả. Đưa ra nhận xét trên một số mặt của vấn đề nghị luận
2. Đặc điểm của văn hóa Việt Nam:
* Những hạn chế:
– Văn hóa Việt Nam chưa có tầm vóc lớn lao, chưa có vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có ảnh hưởng tới các nền văn hóa khác. Hạn chế thể hiện trên các phương diện:
+ Thần thoại không phong phú
+ Tôn giáo, triết học không phát triển, ít quan tâm đến giáo lí
+ Khoa học kí thuật không phát triển thành truyền thống
+ Âm nhạc, hội họa, kiến trúc không phát triển đến tuyệt kĩ
+ Thơ ca chưa tác giả nào có tầm vóc lớn lao
* Những thế mạnh:
Thế mạnh của văn hóa Việt Nam: thiết thực, linh hoạt, dung hòa, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, con người hiền lành, tình nghĩa
– Việt Nam có nhiều tôn giáo nhưng không xảy ra xung đột
– Con người sống tình nghĩa: tốt gỗ hơn tốt nước sơn, cái nết đánh chết cái đẹp,…
– Các công trình kiến trúc quy mô vừa và nhỏ, hài hòa với thiên nhiên
* Đặc điểm của văn hóa Việt Nam:
– Về tôn giáo: không cuồng tín, cực đoan mà dung hòa các tôn giáo khác nhau tạo nên sự hài hòa, không tìm sự siêu thoát tinh thần bằng tôn giáo, coi trọng cuộc sống trần tục hơn thế giới bên kia( Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo…)
– Nghệ thuật: sáng tạo những tác phẩm tinh tế nhưng không có quy mô lớn, không mang vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ, phi thường như “múa rối nước”, “hát chầu văn”, “chèo”, “quan họ”,…
– Ứng xử: trọng tình nghĩa nhưng không chú ý nhiều đến trí, dũng, chuộng sự khéo léo, không kì thị, cực đoan, thích sự yên ổn
– Sinh hoạt: thích chừng mực vừa phải, mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con, nhiều cháu, không mong gì cao xa, khác thường,…
– Quan niệm về cái đẹp: cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo, hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng, quy mô vừa phải
– Kiến trúc: tuy nhỏ nhưng điểm nhấn lại là sự hài hòa, tinh tế với thiên nhiên “Chùa một cột”, “Tháp Thiên Bảo”, “Hoàng thành Thăng Long”, …
– Lối sống: ghét phô trương, thích kín đáo, trọng tình nghĩa…..
⇒ Văn hóa của người Việt Nam giàu tính nhân bản, luôn hướng đến sự tinh tế, hài hòa trên nhiều phương diện. Đó chính là bản sắc văn hóa Việt Nam
3. Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc:
– Sự tạo tác của chính dân tộc: “Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác chân chính dân tộc đó… là dân tộcViệt Nam có bản lĩnh”
– Khả năng chiếm lĩnh, đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài.