Lý thuyết Tin 12 Bài G1: Nhóm nghề dịch vụ thuộc ngành Công nghệ thông tin - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Tin học 12 Bài G1: Nhóm nghề dịch vụ thuộc ngành Công nghệ thông tin sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin 12.
Lý thuyết Tin 12 Bài G1: Nhóm nghề dịch vụ thuộc ngành Công nghệ thông tin - Chân trời sáng tạo
1. Nhóm nghề dịch vụ thuộc nghành công nghệ thông tin:
a) Một số công việc trong nghề sửa chữa và bảo trì máy tính, thiết bị và phần mềm:
Nhân viên sửa chữa và bảo trì máy tính, thiết bị và phần mềm thực hiện các công việc như: cài đặt, bảo trì và sửa chữa phần cứng máy tính và thiết bị ngoại vi; hỗ trợ kỹ thuật và khắc phục sự cố phần mềm, phần cứng; hướng dẫn người dùng giải quyết lỗi kỹ thuật và đề xuất bước tiếp theo; đánh giá quy trình của doanh nghiệp để xác định phần cứng phù hợp; khôi phục dữ liệu khi bị mất, hỏng hoặc xóa. Phương pháp khôi phục dữ liệu có thể bao gồm sử dụng phần mềm khôi phục hoặc công nghệ phục hồi vật lý.
b) Những yêu cầu thiết yếu của nhóm nghề dịch vụ thuộc ngành Công nghệ thông tin :
- Được đào tạo kiến thức cơ bản về phần cứng máy tính, thiết bị ngoại vi, hệ điều hành, và phần mềm ứng dụng phổ biến.Có nền tảng kiến thức về hệ thống máy tính và cơ chế hoạt động của nó. Kỹ năng lắp ráp, cài đặt máy tính với hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.Khả năng sửa chữa lỗi thường gặp và phân tích, giải quyết sự cố máy tính.
- Các cơ sở giáo dục cung cấp nền tảng về hệ điều hành, kiến trúc máy tính, sửa chữa, lắp ráp máy tính, và hiệu suất linh kiện. Học chuyên sâu về phần cứng và mạng máy tính sẽ trang bị thêm kiến thức và kỹ năng cao hơn. Để nâng cao năng lực, cần cập nhật thông tin kỹ thuật mới và học thêm các ngành liên quan như:
- Kỹ thuật máy tính: ((Computer Engineering) Phần cứng máy tính và thiết kế vi mạch.
- Mạng máy tính: (Computer Networking) là ngành học tập trung vào việc thiết kế, cấu hình mạng máy tính và quản trị các dịch vụ hạ tầng mạng như điện toán đám mây, dịch vụ web,... Thiết kế, cấu hình và quản trị mạng máy tính.
- Khoa học máy tính: (Computer Science )Nghiên cứu và phát triển phần mềm, thuật toán, lý thuyết máy tính.
- An toàn thông tin: (Information Security) Bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.
- Công nghệ phần mềm: (Software engineering) Quy trình phát triển và triển khai sản phẩm phần mềm.
Nhóm nghề dịch vụ thuộc ngành Công nghệ thông tin bao gồm: sửa chữa, bảo trì máy tính và thiết bị ngoại vi; sửa chữa, bảo trì thiết bị thông minh; khôi phục dữ liệu bị hỏng hay mất mát; khắc phục sự cổ và hỗ trợ kĩ thuật; bảo vệ máy tính khỏi những phần mềm độc hại và virus máy tính; nâng cấp và cài đặt phần mềm thông dụng;...
Người làm việc trong nhóm nghề dịch vụ thuộc ngành Công nghệ thông tin cần có kiến thức và kĩ năng lắp ráp, sửa chữa, bảo trì máy tính, thiết bị ngoại vi và các thiết bị thông minh.
2. Học tập, giao lưu và nhu cầu nhân lực của nhóm nghề dịch vụ:
- Tình hình lao động: Theo báo cáo năm 2021, có 55,361 lao động trong ngành dịch vụ công nghệ thông tin, chiếm một phần trong tổng số 1,081,268 lao động của lĩnh vực Công nghệ thông tin – Điện tử, Viễn thông. Nhu cầu lao động bảo trì hệ thống công nghệ thông tin xếp thứ 7 trong các nhiệm vụ yêu cầu, sau phát triển ứng dụng di động, ứng dụng web, lập trình nhúng, phát triển game, trí tuệ nhân tạo, và bảo mật thông tin.
- Yêu cầu đào tạo: Để làm việc trong ngành dịch vụ công nghệ thông tin, người lao động cần tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng, hoặc trung tâm đào tạo chuyên ngành như Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Trí tuệ nhân tạo, Điện tử, Viễn thông.
- Kênh giao lưu và học hỏi: Các kênh để nâng cao trình độ và cập nhật thông tin bao gồm:
- Diễn đàn trực tuyến: Chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận về vấn đề công nghệ.
- Nhóm chuyên ngành trên mạng xã hội: Như Facebook, Telegram, để trao đổi thông tin và giải đáp thắc mắc.
- Trường đại học và viện nghiên cứu: Cung cấp kiến thức mới và hướng dẫn từ các chuyên gia giáo dục.
Các chuyên viên trong ngành có thể tham khảo các thông tin từ các tổ chức giáo dục như Trung tâm Tin học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để cập nhật kiến thức và kỹ năng mới.