Cho ∆ABC có A(2; –1), B(4; 5), C(–3; 2). Phương trình nào sau đây là phương trình tổng quát của đường cao AH?
Câu hỏi:
Cho ∆ABC có A(2; –1), B(4; 5), C(–3; 2). Phương trình nào sau đây là phương trình tổng quát của đường cao AH?
A. 7x + 3y – 11 = 0;
B. 3x + 7y + 1 = 0;
C. 7x + 3y + 13 = 0;
D. –3x + 7y + 13 = 0.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A

Vì AH là đường cao của ∆ABC nên AH ⊥ BC.
Suy ra →AH⊥→BC
Do đó đường thẳng AH nhận →BClàm vectơ pháp tuyến.
Với B(4; 5), C(–3; 2) ta có →BC=(−7;−3)
Đường thẳng AH đi qua điểm A(2; –1), có vectơ pháp tuyến →BC=(−7;−3)
Suy ra phương trình tổng quát của đường thẳng AH là:
–7.(x – 2) – 3.(y + 1) = 0
⇔ –7x – 3y + 11 = 0 ⇔ 7x + 3y – 11 = 0.
Vậy ta chọn phương án A.