Cho ∆ABC có A(2; 3), B(–4; 5), C(6; –5). Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB và AC. Phương trình tham số của đường thẳng MN là:
Câu hỏi:
Cho ∆ABC có A(2; 3), B(–4; 5), C(6; –5). Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB và AC. Phương trình tham số của đường thẳng MN là:
A. {x=−1+ty=4−t
B. {x=−1+5ty=4+5t
C. {x=4+5ty=−1+5t
D. {x=4+ty=−1+t
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
• Điểm M là trung điểm AB với A(2; 3) và B(–4; 5)
Suy ra {xM=xA+xB2=2−42=−1yM=yA+yB2=3+52=4
Khi đó ta có M(–1; 4).
• Điểm N là trung điểm AC với A(2; 3) và C(6; –5).
Suy ra {xN=xA+xC2=2+62=4yN=yA+yC2=3−52=−1
Khi đó ta có N(4; –1).
• Với M(–1; 4) và N(4; –1) ta có:
→MN=(5;−5)⇒15→MN=(1;−1)
Đường thẳng MN đi qua điểm M(–1; 4), có vectơ chỉ phương →u=15→MN=(1;−1)
Suy ra phương trình tham số của đường thẳng MN là {x=−1+ty=4−t
Do đó phương án A đúng.
• Ở phương án B, C, ta có vectơ chỉ phương .
1.5 – (–1).5 = 10 ≠ 0.
Do đó →a không cùng phương với vectơ chỉ phương →u của đường thẳng MN.
Vì vậy phương án B, C sai.
• Ở phương án D, ta có vectơ chỉ phương →b=(1;1)
Với →u=(1;−1) và →b=(1;1) ta có:
1.1 – (–1).1 = 2 ≠ 0.
Do đó →b không cùng phương với vectơ chỉ phương →u của đường thẳng MN.
Vì vậy phương án D sai.
Vậy ta chọn phương án A.