Viết các tập hợp sau đây dưới dạng liệt kê các phần tử và tìm số phần tử
Viết các tập hợp sau đây dưới dạng liệt kê các phần tử và tìm số phần tử của mỗi tập hợp đó:
Giải Toán lớp 10 Bài 2: Tập hợp
Thực hành 2 trang 18 Toán lớp 10 Tập 1: Viết các tập hợp sau đây dưới dạng liệt kê các phần tử và tìm số phần tử của mỗi tập hợp đó:
a) Tập hợp A các ước của 24;
b) Tập hợp B gồm các chữ số trong số 1 113 305;
c) C = {n ∈ ℕ | n là bội của 5 và n ≤ 30};
d) D = {x ∈ ℝ | x2 – 2x + 3 = 0}.
Lời giải:
a) Các ước của 24 là: -24; -12; -8; -6; -4; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24.
Theo cách liệt kê phần tử, ta có: A = {-24; -12; -8; -6; -4; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24}.
Số phần tử của tập hợp A là 16.
b) Các chữ số xuất hiện trong số 1 113 305 là: 0; 1; 3; 5.
Theo cách liệt kê phần tử, ta có: B = {0; 1; 3; 5}.
Số phần tử của tập hợp B là 4.
c) Tập hợp C là tập hợp gồm các số tự nhiên là bội của 5 và nhỏ hơn hoặc bằng 30.
Ta có bội của 5 là: B(5) = {…; -10; -5; 0; 5; 10; 15; 20; 25; 30; 35; …}
Các bội của 5 là số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 30 là: 0; 5; 10; 15; 20; 25; 30.
Theo cách liệt kê phần tử, ta có: C = {0; 5; 10; 15; 20; 25; 30}.
Số phần tử của C là 7.
d) Xét phương trình: x2 – 2x + 3 = 0, có:
∆’ = (-1)2 – 3 = -2 < 0
Suy ra phương trình vô nghiệm.
Do đó không tồn tại giá trị thực nào của x để x2 – 2x + 3 = 0.
⇒ D = ∅
Số phần tử của D là 0.