Tổng hợp lý thuyết Chương 2: Tổ hợp - Xác suất hay, chi tiết nhất - Toán lớp 11
Tổng hợp lý thuyết Chương 2: Tổ hợp - Xác suất hay, chi tiết nhất
Tài liệu Tổng hợp lý thuyết Chương 2: Tổ hợp - Xác suất hay, chi tiết nhất Toán lớp 11 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về Chương 2: Tổ hợp - Xác suất từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vứng kiến thức môn Toán lớp 11.
- Lý thuyết Quy tắc đếm
- Lý thuyết Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợp
- Lý thuyết Nhị thức Niu-tơn
- Lý thuyết Phép thử và biến cố
- Lý thuyết Xác suất của biến cố
- Lý thuyết Tổng hợp chương Tổ hợp - Xác suất
Lý thuyết Quy tắc đếm
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Quy tắc cộng
- Quy tắc: Một công việc được hoàn thành bởi một trong hai hành động. Nếu hành động này có m cách thực hiện, hành động kia có n cách thực hiện không trùng với bất kì cách nào của hành động thứ nhất thì công việc đó có m+n cách thực hiện.
- Quy tắc cộng có thể mở rộng cho nhiều hành động.
2. Quy tắc nhân
- Quy tắc: Một công việc được hoàn thành bởi hai hành động liên tiếp. Nếu có m cách thực hiện hành động thứ nhất và ứng với mỗi cách đó có n cách thực hiện hành động thứ hai thì có m.n cách hoàn thành công việc.
- Quy tắc nhân có thể mở rộng cho nhiều hành động.
Lý thuyết Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợp
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Hoán vị
a) Định nghĩa:
- Cho tập hợp A gồm n phần tử (n ≥ 1).
Mỗi kết quả của sự sắp xếp thứ tự n phần tử của tập hợp A được gọi là một hoán vị của n phần tử.
- Lưu ý: Hai hoán vị của n phần tử chỉ khác nhau ở thứ tự sắp xếp.
b) Số các hoán vị:
- Kí hiệu Pn là số các hoán vị của n phần tử.
- Định lý:
Pn = n(n – 1)…2.1 = n!
2. Chỉnh hợp
a) Định nghĩa:
- Cho tập hợp A gồm n phần tử (n ≥ 1).
Kết quả của việc lấy k phần tử khác nhau từ n phần tử của tập hợp A và sắp xếp chúng theo một thứ tự nào đó được gọi là một chỉnh hợp chập k của n phần tử đã cho.
b) Số các chỉnh hợp:
- Kí hiệu: Ank là số các chỉnh hợp chập k của n phần tử (1 ≤ k ≤ n).
- Định lý:
- Lưu ý: Mỗi hoán vị của n phần tử cũng chính là một chỉnh hợp chập n của n phần tử đó. Vì vậy, ta có: Pn = Ann
3. Tổ hợp
a) Định nghĩa:
- Giả sử A có n phần tử (n ≥ 1). Mỗi tập hợp gồm k phần tử của A được gọi là một tổ hợp chập k của n phần tử đã cho. (1 ≤ k ≤ n).
- Quy ước: Tổ hợp chập 0 của n phần tử là tập rỗng.
b) Số các tổ hợp:
- Kí hiệu Cnk là số các tổ hợp chập k của n phần tử (0 ≤ k ≤ n).
- Định lý:
c) Tính chất của các số Cnk
- Tính chất 1:
Cnk = Cnn - k (0 ≤ k ≤ n)
- Tính chất 2:
Lý thuyết Nhị thức Niu-tơn
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Công thức nhị thức Niu-tơn
(a + b)n = Cn0an + Cn1an - 1b + … + Cnkan - kbk + … + Cnn-1abn-1 + Cnnbn (1)
2. Hệ quả
- Với a = b = 1, ta có: 2n = Cn0 + Cn1 + … + Cnn.
- Với a = 1; b = –1, ta có: 0 = Cn0 – Cn1 + … + (–1)kCnk + … + (–1)Cnn.
3. Chú ý:
Trong biểu thức ở vế phải của công thức (1):
-Số các hạng tử là n + 1;
- Các hạng tử có số mũ của a giảm dần từ n đến 0, số mũ của b tăng dần từ 0 đến n, nhưng tổng các số mũ của a và b trong mỗi hạng tử luôn bằng n (quy ước a0 = b0 = 1);
- Các hệ số của mỗi hạng tử cách đều hai hạng tử đầu và cuối thì bằng nhau.