Tổng hợp lý thuyết Chương 1: Hàm số lượng giác - phương trình lượng giác hay, chi tiết nhất - Toán lớp 11
Tổng hợp lý thuyết Chương 1: Hàm số lượng giác - phương trình lượng giác hay, chi tiết nhất
Tài liệu Tổng hợp lý thuyết Chương 1: Hàm số lượng giác - phương trình lượng giác hay, chi tiết nhất Toán lớp 11 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về Chương 1: Hàm số lượng giác - phương trình lượng giác từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vứng kiến thức môn Toán lớp 11.
- Lý thuyết Hàm số lượng giác
- Lý thuyết Phương trình lượng giác cơ bản
- Lý thuyết Một số phương trình lượng giác thường gặp
- Lý thuyết Tổng hợp chương Hàm số lượng giác - phương trình lượng giác
Lý thuyết Hàm số lượng giác
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
1. Hàm số sin và hàm số cosin
a) Hàm số sin
- Định nghĩa:
Quy tắc đặt tương ứng mỗi số thực x đối với số thực sin x
sin: R → R
x → y = sin x
được gọi là hàm số sin, kí hiệu là: y = sinx.
- Tập xác định của hàm số sin là R.
- Là hàm số lẻ.
b) Hàm số côsin
- Định nghĩa:
Quy tắc đặt tương ứng mỗi số thực x đối với số thực cos x
cos: R → R
x → y = cos x
được gọi là hàm số cosin, kí hiệu là: y = cos x.
- Tập xác định của hàm số cosin là R.
- Là hàm số chẵn.
2. Hàm số tang và hàm số cotang
a) Hàm số tang
- Định nghĩa: Hàm số tang là hàm số được xác định bới công thức: (cos x ≠ 0)
- Kí hiệu là y = tan x
- Tập xác định của hàm số y = tan x là D = R\{π/2 + kπ, k ∈ Z}.
- Là hàm số lẻ.
b) Hàm số cotang
- Định nghĩa:
Hàm số cotang là hàm số được xác định bới công thức: (sin x ≠ 0)
- Kí hiệu là y = cot x
- Tập xác định của hàm số y = cot x là D = R\{kπ, k ∈ Z}.
- Là hàm số lẻ.
3. Tính tuần hoàn của hàm lượng giác
- Các hàm số y = sin x và y = cos x là những hàm số tuần hoàn với chu kì 2π.
- Các hàm số y = tan x và y = cot x là những hàm số tuần hoàn với chu kì π.
4. Sự biến thiên và đồ thị của hàm số lượng giác
a) Hàm số y = sin x
- Sự biến thiên và đồ thị hàm số y = sin x trên đoạn [0; π]:
Hàm số y = sin x đồng biến trên [0; π/2] và nghịch biến trên [π/2; π]
- Lưu ý: Vì y = sin x là hàm số lẻ nên lấy đối xứng đồ thị hàm số trên đoạn [0; π] qua gốc tọa độ O, ta được đồ thị hàm số trên đoạn [–π; 0]
- Đồ thị hàm số y = sin x trên R: Tịnh tiến liên tiếp đồ thị hàm số trên đoạn [–π; π] theo các vecto v→ = (2π; 0) và –v→ = (–2π; 0)
- Tập giá trị của hàm số y = sin x là [–1; 1]
b) Hàm số y = cos x
- Bằng cách tịnh tiến đồ thị hàm số y = sin x theo vectơ u→ = (-π/2; 0), ta được đồ thị của hàm số y = cos x.
- Hàm số y = cos x đồng biến trên [–π; 0] và nghịch biến trên [0; π]
- Tập giá trị của hàm số y = cos x là [–1; 1]
c) Hàm số y = tan x
- Hàm số y = tan x đồng biến trên [0; π/2 )
- Đồ thị hàm số có tâm đối xứng là gốc tọa độ O
=> Lấy đối xứng qua tâm O đồ thị hàm số y = tan x trên [0; π/2 ), ta được đồ thị hàm số y = tan x trên (–π/2; 0]
- Tịnh tiến đồ thị hàm số trên khoảng (–π/2 ; π/2) songsong với trục hoành từng đoạn có độ dài π, ta được đồ thị hàm số y = tan x trên D.
Tập giá trị của hàm số y = tan x là khoảng (–∞; +∞)
d) Hàm số y = cot x
- Hàm số y = cot x nghịch biến trên khoảng (0; π)
- Tịnh tiến đồ thị hàm số trên khoảng (0; π) song song với trục hoành từng đoạn có độ dài π, ta được đồ thị hàm số y = cot x trên D.
- Tập giá trị của hàm số y = cot x là khoảng (–∞; +∞)
Lý thuyết Phương trình lượng giác cơ bản
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Phương trình sin x = a (1)
- Trường hợp |a| > 1: Phương trình (1) vô nghiệm
- Trường hợp |a| ≤ 1: Phương trình (1) có các nghiệm là
+ Nếu số thực α thoả mãn điều kiện
- Lưu ý:
+ Phương trình sin x = sin α, với α là một số cho trước, có các nghiệm là:
x = α + k2π k ∈ Z và x = π – α + k2π k ∈ Z
Tổng quát: sin f(x) = sin g(x)
+ sin x = sin β°
+ Các trường hợp đặc biệt:
a = 1: Phương trình sin x = 1 có các nghiệm là: x = π/2 + k2π k ∈ Z.
a = –1: Phương trình sin x = –1 có các nghiệm là: x = -π/2 + k2π k ∈ Z.
a = 0: Phương trình sin x = 0 có các nghiệm là: x = x = kπ k ∈ Z.
2. Phương trình cos x = a (2)
- Trường hợp |a| > 1: Phương trình (2) vô nghiệm
- Trường hợp |a| ≤ 1: Phương trình (2) có các nghiệm là
x = ±α + k2π, k ∈ Z.
+ Nếu số thực α thoả mãn điều kiện:
- Lưu ý:
+ Phương trình cos x = cosα, với α là một số cho trước, có các nghiệm là:
x = ±α + k2π, k ∈ Z.
Tổng quát: cos f(x) = cos g(x) ⇔ f(x) = x = ±g(x) + k2π, k ∈ Z.
+ cos x = cos β° ⇔ x = ±β° + 360°, k ∈ Z.
+ Các trường hợp đặc biệt:
a = 1: Phương trình cos x = 1 có các nghiệm là: x = k2π, k ∈ Z
a = –1: Phương trình cos x = –1 có các nghiệm là: x = π + k2π, k ∈ Z
a = 0: Phương trình cos x = 0 có các nghiệm là: x = π/2 + kπ, k ∈ Z.
3. Phương trình tan x = a (3)
- Điều kiện của phương trình là x ≠ π/2 + kπ, k ∈ Z.
- Nghiệm của phương trình tan x = a là:
x = arctan α + kπ, k ∈ Z.
- Lưu ý:
+ Phương trình tan x = tan α, với α là một số cho trước, có các nghiệm là:
x = α + kπ, k ∈ Z.
Tổng quát: tan f(x) = tan g(x) ⇒ f(x) = g(x) + kπ, k ∈ Z.
+ tan x = tan β° ⇔ x = β° + k180°, k ∈ Z.
4. Phương trình cot x = a (4)
- Điều kiện của phương trình là x ≠ kπ, k ∈ Z.
- Nghiệm của phương trình cot x = a là:
x = arccot α + kπ, k ∈ Z.
- Lưu ý:
+ Phương trình cot x = cot α, với α là một số cho trước, có các nghiệm là:
x = α + kπ, k ∈ Z.
Tổng quát: cot f(x) = cot g(x) ⇒ f(x) = g(x) + kπ, k ∈ Z.
+ Phương trình cot x = cot β° có các nghiệm là x = β° + k180° , k ∈ Z.
Lý thuyết Một số phương trình lượng giác thường gặp
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Phương trình bậc nhất với một hàm số lượng giác:
- Định nghĩa: Phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác là phương trình có dạng: at + b = 0, trong đó a, b là các hằng số (a ≠ 0) và t là một trong các hàm số lượng giác.
- Ví dụ: 2sin x + 1 = 0 là phương trình bậc nhất đối với sin x,…
2. Phương trình bậc hai đối với một hàm số lượng giác
- Định nghĩa: Phương trình bậc hai đối với một hàm số lượng giác là phương trình có dạng: at2 + bt + c = 0, trong đó a, b, c là các hằng số (a ≠ 0) và t là một trong các hàm số lượng giác.
- Ví dụ: 3tan2 x 2tan x 1 = 0 là phương trình bậc hai đối với tan x
3. Phương trình bậc nhất đối với sin x và cos x
- Công thức biến đổi biểu thức asin x + bcos x :
asin x + bcos x = (1)
với (a2 + b2 ≠ 0)
- Xét phương trình: asin x + bcos x = c (2)
với a, b, c ∈ R; a, b không đồng thời bằng 0 (a2 + b2 ≠ 0).
+ Nếu a = 0, b ≠ 0 hoặc a ≠ 0, b = 0, phương trình (2) có thể đưa ngay về phương trình lượng giác cơ bản.
+ Nếu a ≠ 0, b ≠ 0, ta áp dụng công thức (1)
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Phương trình bậc nhất với một hàm số lượng giác:
- Cách giải:
+ Bước 1: Chuyển vế
+ Bước 2: Chia hai vế của phương trình đã cho cho a
+ Bước 3: Giải phương trình lượng cơ bản.
- Ví dụ: Giải phương trình: 2sin x – √3 = 0
Ta có: 2sin x – √3 = 0 ⇔ 2sin x = √3
2. Phương trình bậc hai đối với một hàm số lượng giác:
- Cách giải:
+ Bước 1: Đặt biểu thức lượng giác làm ẩn phụ và đặt điều kiện cho ẩn phụ (nếu có)
+ Bước 2: Giải phương trình bậc hai theo ẩn phụ này
+ Bước 3: Ta đưa về việc giải các phương trình lượng giác cơ bản.
- Ví dụ: Giải phương trình:
3cos2x – 2cos x – 1 = 0
Đặt cos x = t với điều kiện –1 ≤ t ≤ 1 (*)
Khi đó phương trình đã cho có dạng: 3t2 – 2t – 1 = 0 (**)
Giải phương trình (**) ta được hai nghiệm t1 = 1 và t2 = -1/3 thoả mãn điều kiện (*)
Vậy ta có:
TH1: cos x = 1 ⇔ x = k2π (k ∈ Z).
TH2: cos x = -1/3 ⇔ x = ±arccos (-1/3) + k2π (k ∈ Z)