Tổng hợp lý thuyết Chương 1: Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng hay, chi tiết nhất - Toán lớp 11
Tổng hợp lý thuyết Chương 1: Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng hay, chi tiết nhất
Tài liệu Tổng hợp lý thuyết Chương 1: Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng hay, chi tiết nhất Toán lớp 11 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về Chương 1: Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vứng kiến thức môn Toán lớp 11.
- Lý thuyết Phép biến hình
- Lý thuyết Phép tịnh tiến
- Lý thuyết Phép đối xứng trục
- Lý thuyết Phép đối xứng tâm
- Lý thuyết Phép quay
- Lý thuyết Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau
- Lý thuyết Phép vị tự
- Lý thuyết Phép đồng dạng
- Lý thuyết Tổng hợp chương Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng
Lý thuyết Phép biến hình
Định nghĩa
+ Quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M của mặt phẳng với một điểm xác định duy nhất M’ của mặt phẳng đó được gọi là phép biến hình trong mặt phẳng.
+ Nếu ký hiệu phép biến hình là F thì ta viết F(M) = M’ hay M’ = F(M) và gọi điểm M’ là ảnh của điểm M qua phép biến hình F.
+ Nếu H là một hình nào đó trong mặt phẳng thì ta kí hiệu H = F(H) là tập các điểm M’ = F(M), với mọi điểm M thuộc H. Khi đó ta nói F biến hình H thành hình H, hay hình H là ảnh của hình (H) qua phép biến hình F.
+ Phép biến hình biến mỗi điểm M thành chính nó được gọi là phép đồng nhất.
Lý thuyết Phép tịnh tiến
1. Định nghĩa
Trong mặt phẳng cho vectơ v→. Phép biến hình biến mỗi điểm M thành điểm M’ sao cho MM'→ = v→ được gọi là phép tịnh tiến theo vectơ v→
Phép tịnh tiến theo vectơ v→ thường được lí hiệu là Tv→, v→ được gọi là vectơ tịnh tiến.
Như vậy
Tv→(M) = M’ ⇔ MM'→ = v→
Phép tịnh tiến theo vectơ – không chính là phép đồng nhất.
2. Tính chất
Tính chất 1. Nếu Tv→(M) = M’, Tv→(N) = N’ thì M'N'→ = MN→ và từ đó suy ra M’N = MN.
Tính chất 2. Phép tịnh tiến biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó, biến tam giác thành tam giác bằng nó, biến đường tròn thành đường tròn cùng bán kính.
3. Biểu thức toạ độ
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho vectơ v→ = (a; b). Với mỗi điểm M(x; y) ta có M’(x’, y’) là ảnh của M qua phép tịnh tiến theo v→. Khi đó
Biểu thức trên được gọi là biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến Tv→
Lý thuyết Phép đối xứng trục
1. Định nghĩa
Cho đường thẳng d. Phép biến hình biến mỗi điểm M thuộc d thành chính nó, biến mỗi điểm M không thuộc d thành M’ sao cho d là đường trung trực của đoạn thẳng MM’ được gọi là phép đối xứng qua đường thẳng d hay phép đối xứng trục d.
Đường thẳng d được gọi là trục của phép đối xứng hoặc đơn giản gọi là trục đối xứng.
Phép đối xứng trục d thường được kí hiệu là Đd
Nếu hình H’ là ảnh của hình H qua phép đối xứng trục d thì ta còn nói H đối xứng với H’ qua d, hay H và H’ đối xứng với nhau qua d.
Nhận xét
Cho đường thẳng d. Với mỗi điểm M gọi M0 là hình chiếu vuông góc của M trên đường thẳng d. Khi đó M’ = Đd(M) ⇔ M0M'→ = - M0M→.
M’ = Đd(M) ⇔ M = Đd(M’)
2. Biểu thức toạ độ
Nếu d ≡ Ox. Gọi M’(x’; y’) = ĐOx[M(x,y)] thì
Nếu d ≡ Oy. Gọi M’(x’; y’) = ĐOy[M(x,y)] thì
3. Tính chất
Tính chất 1
Phép đối xứng trục bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.
Tính chất 2
Phép đối xứng trục biến đường thẳng thành đường thẳng, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó, biến tam giác thành tam giác bằng nó, biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.
4. Trục đối xứng của một hình
Định nghĩa
Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình H nếu phép đối xứng qua d biến hình H thành chính nó. Khi đó ta nói H là hình có trục đối xứng.