Top 50 câu hỏi trắc nghiệm Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (có đáp án)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 50 câu hỏi trắc nghiệm Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa Giáo dục công dân 11 mới nhất được biên soạn bám sát chương trình Giáo dục công dân 11 giúp các bạn học tốt môn Giáo dục công dân hơn.
Câu hỏi trắc nghiệm Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (có đáp án)
Câu 1:
Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ
A. đang lưu thông trên thị trường.
B. hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường.
C. đã có mặt trên thị trường.
D. do các doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường.
Câu 2:
Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập được gọi là
A. cung.
B. cầu.
C. nhu cầu.
D. thị trường.
Câu 3:
Biểu hiện nào dưới đây không phải là cung?
A. Công ty sơn H hàng tháng sản xuất được 3 triệu thùng sơn để đưa ra thị trường.
B. Quần áo được bày bán ở các cửa hàng thời trang.
C. Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị thu hoạch 10 tấn lúa để xuất khẩu.
D. Rau sạch được các hộ gia đình trồng để ăn, không bán.
Câu 4:
Khi nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng nào đó tăng cao thì người sản xuất sẽ làm theo phương án nào dưới đây?
A. Thu hẹp sản xuất.
B. Mở rộng sản xuất.
C. Giữ nguyên quy mô sản xuất.
D. Tái cơ cấu sản xuất.
Câu 5:
Giả sử cung về ô tô trên thì trường là 30.000 chiếc, cầu về mặt hàng này là 20.000 chiếc, giả cả của mặt hàng này trên thị trường sẽ
A. giảm.
B. tăng.
C. tăng mạnh.
D. ổn định.
Câu 6:
Vận dụng quan hệ cung – cầu để lí giải tại sao có tình trạng “cháy vé” trong một buổi ca nhạc có nhiều ca sĩ nổi tiếng biểu diễn?
A. Do cung = cầu.
B. Do cung > cầu.
C. Do cung < cầu.
D. Do cung, cầu rối loạn.
Câu 7:
Nhu cầu về mặt hàng vật liệu xây dựng tăng mạnh vào cuối năm, nhưng nguồn cung không đáp ứng đủ thì sẽ xảy ra tình trạng gì dưới đây?
A. Giá vật liệu xây dựng tăng.
B. Giá vật liệu xây dựng giảm.
C. Giá cả ổn định.
D. Thị trường bão hòa.
Câu 8:
Ở trường hợp cung – cầu nào dưới đây thì người tiêu dùng sẽ có lợi khi mua hàng hóa?
A. Cung = cầu.
B. Cung > cầu.
C. Cung < cầu.
D. Cung ≤ cầu.
Câu 9:
Khi giá cả hàng hóa tăng lên thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây?
A. Cung tăng, cầu giảm.
B. Cung giảm, cầu tăng.
C. Cung tăng, cầu tăng.
D. Cung giảm, cầu giảm.
Câu 10:
Khi giá cả giảm thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây?
A. Cung tăng, cầu giảm.
B. Cung giảm, cầu tăng.
C. Cung tăng, cầu tăng.
D. Cung giảm, cầu giảm.
Câu 11:
Ở trường hợp cung – cầu nào dưới đây thì người sản xuất bị thiệt hại?
A. Cung = cầu.
B. Cung > cầu.
C. Cung < cầu.
D. Cung ≤ cầu.
Câu 12:
Giả sử cầu về lượng bia trong dịp Tết Nguyên đán là 12 triệu lít, cung về lượng bia là 15 triệu lít. Số liệu trên phản ánh
A. cung = cầu .
B. cung > cầu.
C. cung < cầu.
D. cung ≤ cầu.
Câu 13:
Cung – cầu trên thị trường bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào dưới đây?
A. Người sản xuất.
B. Giá cả.
C. Hàng hóa.
D. Tiền tệ.
Câu 14:
Phương án nào dưới đây là đúng?
A. Giá cả tăng do cung < cầu.
B. Giá cả tăng do cung > cầu.
C. Giá cả tăng do cung = cầu.
D. Giá cả tăng do cung ≤ cầu
Câu 15:
Thực chất của quan hệ cung – cầu là mối quan hệ giữa các chủ thể nào dưới đây?
A. Nhà nước với doanh nghiệp.
B. Người sản xuất với người tiêu dùng.
C. Người kinh doanh với Nhà nước.
D. Doanh nghiệp với doanh nghiệp.
Câu 1:
Khi cầu về mặt hàng quạt điện giảm mạnh vào mùa đông, yếu tố nào dưới đây của thị trường sẽ giảm theo?
A. Cạnh tranh.
B. Giá trị.
C. Giá trị sử dụng.
D. Giá cả.
Câu 2:
Gia đình H có 1 ha trồng rau sạch cung cấp cho thị trường, hiện nay giá của các loại rau sạch đều tăng. Bố H quyết định mở rộng diện tích trồng, mẹ H thì muốn giữ nguyên quy mô sản xuất, chị H thì lại khuyên thu hẹp diện tích gieo trồng. Theo em, nên làm theo ý kiến của ai để gia đình H có thêm lợi nhuận?
A. Mẹ H.
B. Bố H.
C. Chị H.
D. Mẹ H và chị H.
Câu 3:
Biểu hiện nào dưới đây không phải là cầu?
A. Anh Nam mua một chiếc xe máy bằng hình thức trả góp.
B. Bạn Lan đi siêu thị mua hàng thanh toán hết 500.000đ.
C. Bác Hùng có nhu cầu mua ô tô nhưng không đủ tiền.
D. Chị Mai cần mua một chiếc xe đạp điện với giá 15 triệu đồng.
Câu 4:
Chủ thể nào dưới đây cần vận dụng quan hệ cung – cầu bằng cách điều tiết các trường hợp cung – cầu trên thị trường thông qua các giải pháp thích hợp?
A. Người sản xuất.
B. Người tiêu dùng.
C. Nhà nước.
D. Nhân dân.
Câu 5:
Những chủ thể nào dưới đây cần vận dụng quan hệ cung – cầu?
A. Nhà nước, người sản xuất, người tiêu dùng.
B. Nhà nước, mọi công dân, mọi doanh nghiệp.
C. Mọi tầng lớp nhân dân và các công ty sản xuất.
D. Mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Câu 6:
Chủ thể nào dưới đây vận dụng quan hệ cung – cầu bằng cách ra các quyết định mở rộng hay thu hẹp việc sản xuất kinh doanh?
A. Người sản xuất.
B. Người tiêu dùng.
C. Nhà nước.
D. Nhân dân.
Câu 7:
Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định được gọi là
A. cầu.
B. cung.
C. giá trị.
D. hàng hóa.
Câu 8:
Khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường hay có thể đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định được gọi là
A. cầu.
B. cung.
C. giá trị.
D. hàng hóa.
Câu 9:
Khái niệm Cầu được hiểu là
A. nhu cầu.
B. yêu cầu.
C. nhu cầu có khả năng thanh toán.
D. yêu cầu có khả năng thanh toán.
Câu 10:
Giá cả của hàng hóa chịu tác động của
A. cạnh tranh.
B. cung – cầu.
C. thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Cả A và B.
Câu 11:
Quan hệ Cung – Cầu nhằm xác định các yếu tố nào?
A. Giá cả hàng hóa.
B. Số lượng hàng hóa.
C. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Cả A và B.
Câu 12:
Biểu hiện của nội dung quan hệ cung – cầu là gì?
A. Cung – cầu tác động lẫn nhau.
B. Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
C. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu.
D. Cả A,B,C.
Câu 13:
Đối tượng nào có thể vận dụng quan hệ cung – cầu?
A. Nhà nước.
B. Người sản xuất và kinh doanh.
C. Người tiêu dùng.
D. Cả A,B,C.
Câu 14:
Vào dịp cuối năm các cửa hàng quần áo thường chạy quảng cáo sale với các mức từ 50-70%. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Người sản xuất thu hồi vốn.
B. Người sản xuất kích cầu.
C. Người sản xuất đánh bóng thương hiệu..
D. Cả A,B,C.
Câu 15:
Trong sản xuất, giá cả thị trường có mối quan hệ như thế nào với giá trị hàng hóa?
A. Cao hơn.
B. Thấp hơn.
C. Bằng nhau.
D. Cả A,B,C.
Câu 16:
Khi là người bán hàng trên thị trường, để có lợi em chọn trường hợp nào?
A. Cung = cầu.
B. Cung < cầu.
C. Cung > cầu.
D. Cả A,B,C.
Câu 1:
Trong nền sản xuất hàng hoá, mục đích của sản xuất là
A. để trao đổi, để bán.
B. thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
C. để bán, để tiêu dùng.
D. tạo ra sản phẩm cho xã hội.
Câu 2:
Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với
A. giá cả, sự cung ứng hàng hoá trên thị trường.
B. mức tăng trưởng kinh tế của đất nước.
C. chính sách tiền tệ, mức lãi suất của ngân hàng.
D. giá cả, thu nhập xác định.
Câu 3:
Sự tác động giữa cung và giá cả hàng hoá trên thị trường được thể hiện
A. giá cả tăng thì cung giảm.
B. giá cả tăng thì cung tăng.
C. giá cả giảm thì cung tăng.
D. giá cả hàng hoá biến động nhưng không ảnh hưởng đến cung
Câu 4:
Mối quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động giữa những chủ thể nào sau đây?
A. Người mua và người mua.
B. Người bán và người bán.
C. Người sản xuất với người tiêu dùng.
D. Người bán với tiền vốn.
Câu 5:
Người tiêu dùng vận dụng quan hệ cung - cầu nhằm mục đích gì?
A. Lựa chọn mua hàng hoá để thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
B. Phát triển kinh tế cho đất nước.
C. Phù hợp nhu cầu và mang lại hiệu quả kinh tế.
D. Lựa chọn thời điểm để đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp.
Câu 6:
Trên thị trường mua bán trả góp, khái niệm cầu được hiểu là nhu cầu
A. có khả năng thanh toán.
B. hàng hoá mà người tiêu dùng cần.
C. chưa có khả năng thanh toán.
D. của người tiêu dùng.
Câu 7:
Thông thường trên thị trường, khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hoá sẽ
A. giảm.
B. không tăng.
C.ổn định.
D. tăng lên.
Câu 8:
Thông thường, trên thị trường khi cung giảm sẽ làm cho giá cả tăng và cầu
A. tăng.
B. ổn định.
C. giảm.
D. đứng im.
Câu 9:
Khi cung lớn hơn cầu hoặc cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng
A. đến lưu thông hàng hoá.
B. tiêu cực đến người tiêu dùng.
C. đến quy mô thị trường.
D. đến giá cả thị trường.
Câu 10:
Trên thị trường, khi giá cả tăng lên, cầu sẽ
A. giảm xuống.
B. tăng lên.
C. ổn định.
D. không tăng.
Câu 11:
Trong nền kinh tế hàng hoá, khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây?
A. Nhu cầu của mọi người.
B. Nhu cầu của người tiêu dùng.
C. Nhu cầu có khả năng thanh toán.
D. Nhu cầu tiêu dùng hàng hoá.
Câu 12:
Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu?
A. Giá cả, thu nhập, tâm lí, thị hiếu, phong tục tập quán.
B. Thu nhập, phong tục tập quán.
C. Giá cả, tâm lí, thị hiếu.
D. Thị hiếu, phong tục tập quán.
Câu 13:
Trên thực tế, sự vận động của cung - cầu diễn ra theo xu hướng nào sau đây?
A. Cung - cầu thường vận động không ăn khớp nhau.
B. Cung - cầu thường cân bằng.
C. Cung thường lớn hơn cầu.
D. Cầu thường lớn hơn cung.
Câu 14:
Khi cầu tăng dẫn đến sản xuất mở rộng dẫn đến cung tăng là nội dung của biểu hiện nào dưới đây trong quan hệ cung - cầu?
A. Cung cầu tác động lẫn nhau.
B. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả.
C. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu.
D. Thị trường chi phối cung cầu.
Câu 15:
Khi cầu giảm dẫn đến sản xuất thu hẹp dẫn đến cung giảm là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu?
A. Cung cầu tác động lẫn nhau.
B. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả.
C. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu.
D. Thị trường chi phối cung cầu.
Câu 16:
Trên thị trường, khi giá cả giảm thì xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Cung và cầu tăng.
B. Cung và cầu giảm.
C. Cung tăng, cầu giảm.
D. Cung giảm, cầu tăng.
Câu 17:
Trên thị trường, khi giá cả tăng thì xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Cung và cầu tăng.
B. Cung và cầu giảm.
C. Cung tăng, cầu giảm.
D. Cung giảm, cầu tăng.
Câu 18:
Trên thị trường, khi cung lớn hơn cầu thì xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Giá cả tăng.
B. Giá cả giảm.
C. Giá cả giữ nguyên.
D. Giá cả bằng giá trị.
Câu 19:
Theo nội dung của quy luật cung - cầu, giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hoá trong sản xuất khi
A. cung lớn hơn cầu.
B. cầu giảm, cung tăng.
C. cung nhỏ hơn cầu.
D. cung băng cầu
Câu 20:
Trên thị trường, khi giá cả giảm xuống, lượng cung sẽ
A. giảm xuống.
B. tăng lên.
C. ổn định.
D. không tăng.
Câu 21:
Trên thị trường, khi giá cả tăng lên, lượng cung sẽ
A. giảm xuống.
B. tăng lên.
C. ổn định.
D. không tăng.
Câu 1:
Do cung vượt quá cầu, giá thịt heo giảm mạnh liên tục trong thời gian rất dài làm cho đời sống của người nuôi heo gặp rất nhiều khó khăn. Nhà nước đã hỗ trợ cho người nuôi lợn và tìm thị trường để xuất khẩu. Như vậy, nhà nước đã
A. vận dụng không tốt quy luật cạnh tranh.
B. vận dụng tốt quy luật cạnh tranh.
C. vận dụng tốt quy luật cung cầu.
D. vận dụng không tốt quy luật cung cầu.
Câu 2:
Nghiên cứu thị trường, anh A thấy rằng tinh bột nghệ đang được người dân quan tâm vì lợi ích của sản phẩm. Do vậy anh đã vay mượn vốn để đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại nhằm cung ứng sản phẩm chất lượng ra thị trường. Anh A đã vận dụng quy luật kinh tế nào sau đây?
A. Quy luật cung - cầu.
B. Quy luật giá trị.
C. Quy luật giá cả.
D. Quy luật kinh tế.
Câu 3:
Trong 3 tháng tới, anh X là giám đốc một cơ sở sản xuất mặt hàng Y ra quyết định cắt giảm lượng hàng hoá đưa ra thị trường tại các tỉnh Tây Nguyên vì các tỉnh này đang vào mùa mưa nên sức tiêu thụ giảm. Anh X đã nắm vững quan hệ cung - cầu nào sau đây?
A. Cầu giảm xuống, cung tăng lên.
B. Cầu giảm xuống, cung giảm theo.
C. Cầu tăng lên, cung tăng lên.
D. Cầu tăng lên, cung giảm xuống.
Câu 4:
Nếu em đang bán sản phẩm X trên thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây?
A. Cung = cầu.
B. Cung > cầu.
C. Cung < cầu.
D. Cung # cầu.
Câu 5:
Nếu em là người mua hàng trên thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây?
A. Cung = cầu.
B. Cung > cầu.
C. Cung < cầu.
D. Cung # cầu.
Câu 6:
H rất thích ăn thịt bò trong thực đơn hàng ngày của mình nhưng giá thịt bò tăng cao, trong khi giá thịt heo lại giảm rất mạnh. Để phù hợp với quy luật cung cầu và để tiêu dùng có lợi nhất, nếu là H, em sẽ
A. giữ nguyên thực đơn thịt bò hàng ngày.
B. giảm lượng thịt bò và dùng thêm thịt heo.
C. không ăn thịt mà chỉ mua rau.
D. chuyển sang ăn chay đợi cho thịt bò xuống.
Câu 7:
Hiện nay trên thị trường giá thịt lợn rất cao. Theo em cung và giá cả có mối quan hệ như thế nào trong các trường hợp sau đây?
A. Giá cao thì cung giảm.
B. Giá cao thì cung tăng.
C. Giá thấp thì cung tăng.
D. Giá biến động nhưng cung không biến động.
Câu 8:
Khi trên thị trường giá cả sữa bột giảm thì xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Cung và cầu tăng.
B. Cung và cầu giảm.
C. Cung tăng, cầu giảm.
D. Cung giảm, cầu tăng.
Câu 9:
Khi trên thị trường giá cả thịt lợn tăng thì xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Cung và cầu tăng.
B. Cung và cầu giảm.
C. Cung tăng, cầu giảm.
D. Cung tăng, cầu tăng.
Câu 10:
Khi trên thị trường cung về gạo lớn hơn cầu thì xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Giá gạo tăng.
B. Giá gạo giảm.
C. Giá gạo giữ nguyên.
D. Giá cả bằng giá trị.
Câu 11:
Khi trên thị trường cung về đường trắng nhỏ hơn cầu thì xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Giá đường tăng.
B. Giá đường giảm.
C. Giá đường giữ nguyên.
D. Giá đường bằng giá trị.
Câu 12:
Trường hợp nào sau đây được gọi là cung?
A. Công ty A xây dựng nhà máy sản xuất hàng hóa.
B. Anh A khảo sát nhu cầu thị trường để sản xuất hàng hóa.
C. Dự kiến công ty A ngày mai sẽ sản xuất thêm 1 triệu sản phẩm.
D. Công ty B thảo kế hoạch sản xuất 1 triệu sản phẩm.
Câu 13:
Khi là người bán hàng trên thị thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây?
A. Cung = cầu.
B. Cung > cầu.
C. Cung < cầu.
D. Cung tăng.
Câu 14:
Khi là người mua hàng trên thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây?
A. Cung = cầu.
B. Cung > cầu.
C. Cung < cầu.
D. Cầu tăng.
Câu 15:
Việc giảm mua một hàng hóa nào đó khi cung nhỏ hơn cầu là sự lựa chọn hợp lý của chủ thể nào dưới đây?
A. Người tiêu dùng.
B. Người bán.
C. Người sản xuất.
C. Người sản xuất.
Câu 16:
Vào mùa lũ, rau của nhiều nhà vườn hỏng bị úng ngập dẫn đến giá rau tăng cao. Nếu là người bán rau, em sẽ làm theo phương án nào sau đây để có lợi nhất?
A. Giảm giá.
B. Không bán nữa.
C. Giữ giá.
D. Tăng giá.
Câu 17:
Từ tháng 10/2019 giá thịt lợn ở Việt Nam tăng đột biến. Theo nội dung quan hệ cung - cầu, giả cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất khi
A. cung nhỏ hơn cầu.
B. cung lớn hơn cầu.
C. cầu tỉ lệ thuận với cung.
D. cung bằng cầu.
Câu 18:
Trong điều kiện thị trường không có mua bán chịu thì trường hợp nào dưới đây khái niệm cầu (là tên gọi tắt của nhu cầu) có khả năng thanh toán?
A. Ông K thanh toán số tiền mua ô tô cho chủ cửa hàng.
B. Ông K rất thích ô tô nên đến cửa hàng để xem.
C. Ông K có ý định vay tiền ngân hàng để mua ô tô.
D. Ông K muốn mua ô tô nhưng chưa đủ tiền để mua.
Câu 19:
Trong trường hợp thị trường bị rối loạn, do nguyên nhân khách quan (bão, lũ lụt, khan hiếm tài nguyên), chủ thể nào dưới đây đã thông qua pháp luật, chính sách để cân đối lại cung – cầu, ổn định giá cả?
A. Công dân.
B. Nhà nước.
C. Người sản xuất.
D. Người tiêu dùng.
Câu 20:
Chị K rất thích ăn vải thiều, nhưng giá lại quá cao vì nguồn cung thị trường thấp nên chị đã chuyển sang dùng các loại trái cây khác có giá cả phù hợp. Như vậy chị K đã vận dụng
A. không tốt quy luật cạnh tranh.
B. tốt quy luật cạnh tranh.
C. tốt quy luật cung cầu.
D. không tốt quy luật cung cầu.
Câu 1:
D rất thích một cái túi da hàng hiệu đắt tiền nhưng D chưa đủ tiền để mua. Mỗi khi đi đâu đó, cô rất bất tiện khi không có túi. Để phù hợp với quy luật cung - cầu và để tiêu dùng có lợi nhất, nếu là D, em sẽ
A. không cần dùng túi xách nữa.
B. mua tạm một cái túi bình thường để dùng.
C. kệ bất tiện, cứ đợi đủ tiền mới mua cái túi xách hàng hiệu kia.
D. vay ngân hàng lấy tiền mua túi xách.
Câu 2:
Vào đầu mùa đông, khi nhu cầu áo ấm tăng, là nhà kinh doanh quần áo, em sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây để có lợi nhất?
A. Nhập thêm nhiều sản phẩm thời trang mùa đông.
B. Nhập thêm một số sản phẩm thời trang mùa hè.
C. Nhập cả quần áo thời trang hè và thu.
D. Nhập quần áo mùa thu.
Câu 3:
Hãng điện thoại X vừa cho ra sản phẩm mới. Nếu là nhà sản xuất X, để kích thích lượng cầu với dòng điện thoại mới đó, em sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây để bán được nhiều sản phẩm lại không bị thua lỗ?
A. Quảng cáo sản phẩm.
B. Hạ giá thành sản phẩm.
C. Đẩy mạnh quảng cáo và khuyến mại.
D. Tăng giá thành sản phẩm để gây chú ý.
Câu 4:
Qua mùa trung thu, nhu cầu về bánh trung thu của người tiêu dùng giảm xuống. Nếu là nhà sản xuất em sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây để có lợi nhất?
A. Thu hẹp sản xuất bánh trung thu để chuyển sang sản xuất sản phẩm khác.
B. Tiếp tục sản xuất bánh trung thu và đẩy mạnh quảng cáo sản phẩm.
C. Đóng cửa sản xuất, chờ mùa trung thu năm sau.
D. Vẫn sản xuất đại trà bánh trung thu để chuẩn bị cho mùa trung thu năm sau.
Câu 5:
Khi nhu cầu tiêu dùng bia của người dân tăng cao vào dịp tết. Nhà máy bia Hà Nội đã mở rộng sản xuất dẫn đến cung về bia tăng. Đó là nội dung của biểu hiện nào sau đây trong quan hệ cung - cầu?
A. Cung - cầu tác động lẫn nhau.
B. Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả.
C. Giá cả ảnh hưởng đến cung - cầu.
D. Thị trường chi phối cung - cầu.
Câu 6:
Sau dịp tế trung thu cầu về bánh trung thu giảm. Nhà hàng bánh Nhất Phương giảm lượng sản xuất đáng kể dẫn đến cung giảm là nội dung của biểu hiện nào sau đây trong quan hệ cung - cầu?
A. Giá cả ảnh hưởng đến cung - cầu.
B. Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả.
C. Cung - cầu tác động lẫn nhau.
D. Thị trường chi phối cung - cầu.
Câu 7:
Chị H bán quần áo, chị liên tục cập nhật và lấy những mẫu quần áo được giới trẻ ưa chuộng hiện nay. Chị H đã thực hiện biểu hiện nào của quan hệ cung – cầu?
A. Cung – cầu tác động lẫn nhau.
B. Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
C. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu.
D. Vai trò của quan hệ cung – cầu.
Câu 8:
Chị C bán hàng giầy dép online trên mạng, thấy người mua nhiều nên chị nâng giá bằng cách thông báo với mọi người rằng do chị phải nhập với giá cao hơn trước. Chị C đã thực hiện biểu hiện nào của quan hệ cung – cầu?
A. Cung – cầu tác động lẫn nhau.
B. Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
C. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu.
D. Vai trò của quan hệ cung – cầu.
Câu 9:
Qua tết cổ truyền, nhu cầu về bánh kẹo của người tiêu dùng giảm xuống nên nhàsản xuất bánh kẹo để chuyển sang sản xuất sản phẩm khác. Nhà sản xuất làm như vậy để sản xuất đã thu hẹp quy mô
A. thu nhiều lợi nhuận.
B. thu hút thị hiếu người tiêu dùng.
C. tránh bị thua lỗ.
D. cạnh tranh với các mặt hàng khác.
Câu 10:
Hãng điện thoại X vừa cho ra sản phẩm mới. Nếu là nhà sản xuất X, để kích thích lượng cầu với dòng điện thoại mới đó, em sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây để bán được nhiều sản phẩm?
A. Bảo hành sản phẩm.
B. Đẩy mạnh quảng cáo và khuyến mại.
C. Hạ giá thành sản phẩm.
D. Tăng giá thành sản phẩm để gây chú ý.
Câu 11:
Vào đầu mùa đông, khi nhu cầu áo ấm tăng, là nhà kinh doanh quần áo, em sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây để có lợi nhất?
A. Nhập thêm nhiều sản phẩm thời trang mùa hè.
B. Nhập thêm một số sản phẩm thời trang mùa đông.
C. Nhập cả quần áo thời trang hè và thu.
D. Nhập quần áo mùa thu.
Câu 12:
Mối quan hệ nào sau đây là quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi?
A. 1m vải = 5kg thóc.
B. 1m vải + 5kg thóc = 2 giờ.
C.1m vải = 2 giờ.
D. 2m vải = 10kg thóc = 4 giờ.
Câu 13:
Khi giá cả một mặt hàng mà em thường sử dụng tăng cao do lượng người mua đông mà hàng lại khan hiếm. Dựa vào quy luật cung - cầu, em sẽ lựa chọn cách nào dưới đây để có lợi nhất cho mình?
A. Tìm mua một mặt hàng tương đương có giá trị thấp hơn.
B. Đợi khi mặt hàng nào đó ổn định thì tiếp tục mua.
C. Bỏ hẳn không mua và không sử dụng mặt hàng đó nữa.
D. Chấp nhận mua mặt hàng đó với giá cao vì đã quen dùng.
Câu 14:
Nhu cầu văn phòng phẩm của học sinh tăng lên vào đầu năm học nên thời điểm này, các nhà sản xuất đã mở rộng sản xuất và kinh doanh mặt hàng này. Các nhà sản xuất đã vận dụng nội dung nào dưới đây trong quan hệ cung – cầu?
A. Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
B. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu.
C. Cung – cầu tác động lẫn nhau.
D. Cung – cầu bị ảnh hưởng bởi nhà nước.
Câu 15:
Nếu gia đình em đang kinh doanh mặt hàng may mặc trong khi trên thị trường, cung về mặt hàng này lớn hơn cầu thì trong việc vận dụng quan hệ cung cầu, quyết định nào dưới đây của gia đình em là hợp lý?
A. Chuyển đổi sang kinh doanh mặt hàng cung nhỏ hơn cầu.
B. Tạm ngừng kinh doanh để chuyển sang làm việc khác.
C. Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, mở rộng kinh doanh mặt hàng may mặc.
D. Đẩy mạnh chiến lược tuyên truyền và quảng bá mặt hàng may mặc.
Câu 16:
Chị A ra chợ hỏi chị B về giá gà thịt. Chị B nói 100 nghìn đồng 1kg. Chị A thỏa thuận khi chị mua 10kg thì bớt xuống còn 95 nghìn đồng/1kg, chị B đồng ý cân gà cho chị A và lấy tiền. Giao dịch giữa chị A và chị B được gọi là
A. quan hệ giá cả.
B. quan hệ mua bán.
C. quan hệ cung - cầu.
D. quan hệ thị trường.
Câu 17:
Do cung vượt quá cầu, giá dưa hấu giảm mạnh liên tục trong thời gian dài làm cho đời sống của người trồng dưa gặp rất nhiều khó khăn. Nhà nước đã hỗ trợ cho người nông dân và tìm thị trường để xuất khẩu. Như vậy, nhà nước đã
A. vận dụng không tốt quy luật cạnh tranh.
B. vận dụng tốt quy luật cạnh tranh.
C. vận dụng tốt quy luật cung - cầu.
D. vận dụng không tốt quy luật cung - cầu.
Câu 18:
Giá cao su liên tục giảm mạnh trong nhiều năm liền nên anh X đã chuyển một phần diện tích cao su sang cây ngắn ngày để đỡ thua lỗ và có chi phí nhanh. Như vậy anh X đã vận dụng
A. không tốt quy luật cạnh tranh.
B. tốt quy luật cung - cầu.
C. tốt quy luật cạnh tranh.
D. không tốt quy luật cung - cầu.
Câu 19:
Sau giờ học môn giáo dục công dân, H cho rằng: chỉ những mặt hàng đã có bán trên thị trường mới là cung, còn những hàng hóa trong kho chưa được bày bán thì không phải. Em lựa chọn phương án nào dưới dây để hiểu đúng về lượng cung hàng hóa trên thị trường?
A. Cung là hàng hóa hiện đang có trên thị trường.
B. Cung là hóa chuẩn bị đưa ra thị trường trong thời gian tới.
C. Cung là hàng hóa trong nhà kho, sẽ đưa ra thị trường trong thời gian tới.
D. Cung là hàng hóa hiện có trên thị trường và sắp sửa đưa ra thị trường.
Câu 20:
Mùa hè đến, lượng tiêu thụ điện tăng mạnh dẫn đến quá tải nên hay bị cắt điện luân phiên. Do đó, nhu cầu mua bóng đèn tích điện của người dân tăng lên, dẫn đến nhà sản xuất mở rộng lượng cung đèn tích điện trên thị trường. Vậy nhà sản xuất đã áp dụng nội dung nào dưới đây của quy luật cung – cầu?
A. Cung - cầu tác động lẫn nhau.
B. Cung - cầu ảnh hưởng tới giá cả thị trường.
C. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.
D. Cung - cầu ảnh hưởng lẫn nhau.