X

1000 câu trắc nghiệm GDCD 12

Top 50 câu hỏi trắc nghiệm Công dân bình đẳng trước pháp luật (có đáp án)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm 50 câu hỏi trắc nghiệm Công dân bình đẳng trước pháp luật Giáo dục công dân 12 có đáp án được biên soạn bám sát chương trình Giáo dục công dân 12 giúp các bạn học tốt môn Giáo dục công dân hơn.

Câu hỏi trắc Công dân bình đẳng trước pháp luật (có đáp án)

Câu 1:

Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về

A. quyền và nghĩa vụ.

B. quyền và trách nhiệm.

C. nghĩa vụ và trách nhiệm.

D. trách nhiệm và pháp lý.

Xem lời giải »


Câu 2:

Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về

A. trách nhiệm pháp lý.

B. quyền và nghĩa vụ.

C. thực hiện pháp luật.

D. trách nhiệm trước Tòa án.

Xem lời giải »


Câu 3:

Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính và địa vị xã hội là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân?

A. Bình đẳng quyền và nghĩa vụ.

B. Bình đẳng về thành phần xã hội.

C. Bình đẳng tôn giáo.

D. Bình đẳng dân tộc.

Xem lời giải »


Câu 4:

Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng

A. về quyền và nghĩa vụ.

B. trong sản xuất.

C. trong kinh tế.

D. về điều kiện kinh doanh.

Xem lời giải »


Câu 5:

Nội dung nào dưới đây không thuộc nội dung công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?

A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp vào quỹ từ thiện.

C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng thuế.

D. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử.

Xem lời giải »


Câu 6:

Phương án nào dưới đây là một trong những biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?

A. Ai cũng có quyền và nghĩa vụ như nhau.

B. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

C. Quyền và nghĩa vụ công dân là một thể thống nhất.

D. Mọi người đều có quyền ưu tiên như nhau.

Xem lời giải »


Câu 7:

Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích

A. thẳng tay trừng trị nguời vi phạm pháp luật.

B. buộc người vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.

C. cảnh cáo những người khác để họ hạn chế vi phạm pháp luật.

D. thực hiện quyền công dân trong xã hội.

Xem lời giải »


Câu 8:

Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là nội dung bình đẳng về

A. trách nhiệm pháp lý.

B. quyền và nghĩa vụ.

C. nghĩa vụ và trách nhiệm.

D. trách nhiệm và chính trị.

Xem lời giải »


Câu 9:

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân đều

A. có quyền như nhau.

B. có nghĩa vụ như nhau.

C. có quyền và nghĩa vụ giống nhau.

D. bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Xem lời giải »


Câu 10:

Bất kỳ công dân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền học tập, lao động, kinh doanh. Điều này thể hiện nội dung công dân bình đẳng về

A. nghĩa vụ.

B. quyền.

C. trách nhiệm.

D. mặt xã hội.

Xem lời giải »


Câu 11:

Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong thực hiện

A. nghĩa vụ.

B. trách nhiệm.

C. công việc chung.

D. nhu cầu riêng.

Xem lời giải »


Câu 12:

Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, A lựa chọn thi vào Đại học, còn B thì lựa chọn đi làm công nhân nhà máy. Trường hợp của A và B là biểu hiện của

A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ công dân.

C. bình đẳng về trách nhiệm đối với đất nước.

D. bình đẳng về trách nhiệm với xã hội.

Xem lời giải »


Câu 13:

P tạm hoãn tham gia nhập ngũ vì đang học đại học, còn Q thì nhập ngũ phục vụ Quân đội, nhưng cả hai vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là biểu hiện của 

A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lý.

C. bình đẳng về trách nhiệm với Tổ quốc.

D. bình đẳng về trách nhiệm với xã hội.

Xem lời giải »


Câu 14:

Cảnh sát giao thông xử phạt nguời tham gia giao thông đường bộ vi phạm trật tự an toàn giao thông, bất kể người đó là ai. Điều này thể hiện nội dung quyền bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. Bình đẳng trước chính sách chung.

C. Bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lý.

D. Bình đẳng khi tham gia giao thông.

Xem lời giải »


Câu 15:

Cả 4 người đi xe máy vượt đèn đỏ đều bị Cảnh sát giao thông xử phạt với mức phạt như nhau. Điều này thể hiện, công dân

A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. bình đẳng trước pháp luật.

C. bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lý.

D. bình đẳng khi tham gia giao thông.

Xem lời giải »


Câu 16:

M (13 tuổi) đi xe đạp và N (18 tuổi) đi xe máy cùng vượt đèn đỏ, bị Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe; N bị phạt tiền, còn M chỉ bị nhắc nhở. Việc làm này của Cảnh sát giao thông có thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý không ? Vì sao ?

A. Không, vì cả hai đều vi phạm như nhau.

B. Không, vì cần phải xử phạt nghiêm minh.

C. Có, vì M chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý.

D. Có, vì M không có lỗi.

Xem lời giải »


Câu 17:

Tòa án nhân dân tỉnh K quyết định áp dụng hình phạt tù đối với ông S là cán bộ có chức quyền trong tỉnh về tội “Tham ô tài sản”. Cùng chịu hình phạt tù còn có 2 cán bộ cấp dưới của ông S. Hình phạt của Tòa án áp dụng là biểu hiện công dân bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây ?

A. Nghĩa vụ bảo vệ tài sản.

B. Nghĩa vụ công dân.

C. Trách nhiệm pháp lý.

D. Chấp nhận hình phạt.

Xem lời giải »


Câu 18:

Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, X được tuyển chọn vào trường đại học lớn của thành phố, còn Y thì được vào trường bình thường. Trong trường hợp này, X và Y có bình đẳng với nhau hay không ? Nếu có thì là bình đẳng nào dưới đây ?

A. Có, bình đẳng về chính sách học tập.

B. Có, bình đẳng về học không hạn chế.

C. Có, Trong trường hợp này, X và Y có bình đẳng với nhau

D. Có, bình đẳng trong tuyển sinh.

Xem lời giải »


Câu 19:

Tòa án nhân dân tỉnh T xét xử vụ án kinh tế trong tỉnh không phụ thuộc vào người bị xét xử là cán bộ lãnh đạo hay nhân viên. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A. xét sử của Tòa án.

B. nghĩa vụ pháp lý.

C. trách nhiệm pháp lý.

D. quyền và nghĩa vụ.

Xem lời giải »


Câu 20:

M được tuyển chọn vào trường đại học có điểm xét tuyển cao hơn, còn N thì được vào trường có điểm xét tuyển thấp hơn. Theo em, trường hợp này giữa 2 bạn có bình đẳng không? Nếu có thì bình đẳng nào dưới đây ?

A. Không bình đẳng.

B. Có, bình đẳng về học tập không hạn chế.

C. Có, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

D. Có, bình đẳng trong tuyển sinh.

Xem lời giải »


Câu 21:

Một hôm, xe của Bác Hồ đang đi ở Hà Nội bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Xe của Bác dừng lại, đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu Công an giao thông bật đèn xanh để xe Bác đi. Nhưng Bác đã ngăn lại rồi bảo: “Các chú không được làm như thế... không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình”. Lời nói của Bá Hồ thể hiện điều gì dưới đây?

A. Không ai được ưu tiên.

B. Không nên làm phiền người khác.

C. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

D. Công dân bình đẳng về trách nhiệm.

Xem lời giải »


Câu 22:

X và Y mở cửa hàng kinh doanh sữa trong một thành phố, đều đóng thuế với mức thuế như nhau. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A. thực hiện trách nhiệm pahps lý.

B. trách nhiệm với Tổ quốc.

C. quyền và nghĩa vụ.

D. trách nhiệm với xã hội.

Xem lời giải »


Câu 23:

Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định công dân có trách nhiệm thực hiện

A. những gì pháp luật cho phép.

B. quyền và nghĩa vụ của mình.

C. nghĩa vụ đối với người khác.

D. nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

Xem lời giải »


Câu 24:

Pháp luật nước ta nghiêm cấm

A. xử lí công bằng hành vi phạm tội.

B. phân biệt đối xử về giới.

C. phân loại tội phạm để xử lí.

D. phân biệt trách nhiệm về mặt pháp lí.

Xem lời giải »


Câu 25:

Mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ của công dân đến đâu còn phụ thuộc vào

A. nhu cầu , sở thích, cách sống của mỗi người.

B. nhu cầu, thu nhập và quan hệ của mỗi người.

C. khả năng ,hoàn cảnh, điều kiện của mỗi người.

D. quy định và cách xử lí của cơ quan nhà nước.

Xem lời giải »


Câu 26:

Nội dung nào dưới đây không nói về nội dung công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?

A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc.

B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp vào quỹ từ thiện.

C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng thuế.

D. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử.

Xem lời giải »


Câu 27:

M được tuyển chọn vào thẳng đại học với điểm xét tuyển cao hơn, còn N thì được vào trường có điểm xét tuyển thấp hơn. Theo em, trong trường hợp này giữa hai bạn bình đẳng về quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bình đẳng về học suốt đời.

B. Bình đẳng về học tập không hạn chế.

C. Bình đẳng trong tuyển sinh.

D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

Xem lời giải »


Câu 28:

Anh A và anh B làm việc cùng một cơ quan, có cùng mức thu nhập như nhau. Anh A sống độc thân, anh B có mẹ già và con nhỏ. Anh A phải đóng thuế thu nhập cao gấp đôi anh B. Điều này cho thấy việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí còn phụ thuộc vào

A. điều kiện làm việc cụ thể của A và B.

B. địa vị mà của A và B.

C. điều kiện , hoàn cảnh cụ thể của A và B.

D. độ tuổi của A và B.

Xem lời giải »


Câu 29:

Việc tòa án xét xử một số vụ án ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ quan trọng như thế nào trong bộ máy nhà nước nói đến công dân bình đẳng 

A. về trách nhiệm pháp lí.

B. về quyền.

C. về nghĩa vụ.

D. trước pháp luật.

Xem lời giải »


Câu 1:

Bất kì công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân là nội dụng công dân bình đẳng về

A. quyền và nghĩa vụ.

B. trách nhiệm pháp lí.

C. kinh tế.

D. chính trị.

Xem lời giải »


Câu 2:

Bất kì công dân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được bầu cử, ứng cử, tự do lựa chọn nghề nghiệp. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về 

A. quyền.

B. nghĩa vụ.

C. cơ hội.

D. trách nhiệm.

Xem lời giải »


Câu 3:

Bất kì công dân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều phải nộp thuế, bảo vệ Tổ quốc. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về 

A. quyền.

B. nghĩa vụ.

C. cơ hội.

D. trách nhiệm.

Xem lời giải »


Câu 4:

Công dân dù làm việc gì, khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định là nội dung công dân bình đẳng về

A. quyền và nghĩa vụ.

B. trách nhiệm pháp lí.

C. kinh tế.

D. chính trị.

Xem lời giải »


Câu 5:

Mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ của mình là nội dung công dân bình đẳng về

A. quyền và nghĩa vụ.

B. trách nhiệm pháp lí.

C. kinh tế.

D. chính trị.

Xem lời giải »


Câu 6:

Công dân bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật là 

A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

C. bình đẳng về kinh tế.

D. bình đẳng về chính trị.

Xem lời giải »


Câu 7:

Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi

A. dân tộc, giới tính, tôn giáo.

B. thu thập, tuổi tác, địa vị.

C. dân tộc, độ tuổi, giới tính.

D. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.

Xem lời giải »


Câu 8:

Một trong những quyền cơ bản của công dân là bình đẳng trước

A.  pháp luật.

B. công dân.

C. Nhà nước.

D. dân tộc.

Xem lời giải »


Câu 9:

Tham gia quản lí nhà nước và xã hội là một trong những

A. quyền, bổn phận của công dân.

B. trách nhiệm của công dân.

C. nghĩa vụ của công dân.

D. quyền, nghĩa vụ của công dân.

Xem lời giải »


Câu 10:

Công dân bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là

A. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ.

B. công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định của cơ quan mà họ tham gia.

C. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

D. công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.

Xem lời giải »


Câu 11:

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là

A. mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

B. mọi công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau.

C. công dân nào cũng được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

D. công dân có quyền thì mới thực hiện nghĩa vụ.

Xem lời giải »


Câu 12:

Trong cùng một điều kiện như nhau, nhưng mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào

A. khả năng và hoàn cảnh, trách nhiệm của mỗi người.

B. năng lực, điều kiện, nhu cầu của mỗi người.

C. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh mỗi người.

D. điều kiện, khả năng, ý thức của mỗi người.

Xem lời giải »


Câu 13:

Công dân bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là

A. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B. công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.

C. công dân nào vi phạm pháp luật chỉ bị xử lí trong cơ quan mà họ tham gia.

D. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ.

Xem lời giải »


Câu 14:

Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước

A. gia đình theo quy định của dòng họ.

B. tổ chức, đoàn thể theo quy định của điều lệ.

C. tổ dân phố theo quy định của xã, phường.

D. Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

Xem lời giải »


Câu 15:

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân

A. đều có quyền như nhau.

B. đều có nghĩa vụ như nhau.

C. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.

D. đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Xem lời giải »


Câu 16:

Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ nghĩa là

A. mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử theo quy định của pháp luật.

B. mọi công dân dều có quyền lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích của mình.

C. mọi công dân đủ từ 21 tuổi trởi lên có quyền ứng cử vào Đại biểu Quốc hội.

D. những người có cùng mức thu nhập cao phải đóng thuế thu nhập như nhau.

Xem lời giải »


Câu 17:

Học tập là một trong những

A. nghĩa vụ của công dân.

B. quyền của công dân.

C. trách nhiệm của công dân.

D. quyền và nghĩa vụ của công dân.

Xem lời giải »


Câu 18:

Tham gia quản lí nhà nước và xã hội là một trong những

A. nghĩa vụ của công dân.

B. quyền của công dân.

C. trách nhiệm của công dân.

D. quyền và nghĩa vụ của công dân.

Xem lời giải »


Câu 19:

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định bảo vệ Tổ quốc là

A. nghĩa vụ của công dân.

B. quyền của công dân.

C. trách nhiệm của công dân.

D. quyền và nghĩa vụ của công dân.

Xem lời giải »


Câu 20:

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật là 

A. nghĩa vụ của công dân.

B. quyền của công dân.

C. trách nhiệm của công dân.

D. quyền và nghĩa vụ của công dân.

Xem lời giải »


Câu 21:

Quyền và nghĩa vụ của công dân do

A. Hiến pháp quy định.

B. luật quy định.

C. luật công dân quy định.

D. Hiến pháp và luật quy định.

Xem lời giải »


Câu 22:

Nội dung nào dưới đây không nói về nội dung công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?

A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp quỹ từ thiện.

C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế.

D. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử.

Xem lời giải »


Câu 23:

Nội dung nào sau đây không nói về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?

A. Công dân bình đẳng về quyền trong hợp đồng dân sự.

B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế.

C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ vào quỹ tiết kiệm giúp người nghèo.

D. Công dân bình đẳng về quyền ứng cử.

Xem lời giải »


Câu 24:

Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng về thành phần xã hội

B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

C. Bình đẳng tôn giáo

D. Bình đẳng dân tộc

Xem lời giải »


Câu 25:

Mọi công dân đều được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về

A. quyền và trách nhiệm

B. quyền và nghĩa vụ

C. nghĩa vụ và trách nhiệm

D. trách nhiệm pháp lí

Xem lời giải »


Câu 26:

Công ty xuất nhập khẩu thủy hải sản X luôn tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. Công ty X đã thực hiện

A. nghĩa vụ của công dân

B. quyền của công dân

C. bổn phận của công dân

D. quyền, nghĩa vụ của công dân

Xem lời giải »


Câu 27:

Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?

A. Trong lớp học có bạn được miễn phí các bạn khác thì không

B. Trong thời bình các bạn nam đủ tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự, còn các bạn nữ thì không

C. T và Y đều đủ tiêu chuẩn vào công ty X nhưng chỉ Y được nhận vào làm vì có người thân là giám đốc công ty

D. A đủ điểm trúng tuyển vào đại học vì được hưởng cộng điểm ưu tiên

Xem lời giải »


Câu 28:

Bố mẹ X sợ con vất vả nên đã nhờ người xin hoãn nghĩa vụ quân sự giúp con. Là em trai của X, em lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Không có ý kiến gì vì không phải việc của mình

B. Đồng ý với gia đình vì sợ anh trai sẽ vất vả khi nhập ngũ

C. Tùy thuộc vào ý kiến số đông của các thành viên trong gia đình

D. Không đồng ý với gia đình vì đó là hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự

Xem lời giải »


Câu 29:

Khi tranh luận với bạn bè về quyền bình đẳng giữa nam và nữ, A cho rằng các bạn nam phải có nhiều quyền hơn các bạn nữ. Nếu em là bạn của A, em sẽ xử sự như thế nào cho A hiểu về quyền bình đẳng của công dân?

A. Đồng tình với quan điểm của A vì nam phải được coi trọng hơn nữ nên phải có nhiều quyền hơn

B. Không quan tâm đến vấn đề đang tranh luận mà để cho A muốn nói sao cũng được

C. Khuyên các bạn bỏ đi nơi khác không trah luận với A nữa

D. Giải thích cho A hiểu về mọi công dân đều được bình đẳng như nhau về quyền và nghĩa vụ

Xem lời giải »


Câu 30:

Trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm bắt các bạn nam phải lao động dọn vệ sinh còn các bạn nữ thì được ngồi chơi. Nhiều bạn nam bất bình nhưng không dám có ý kiến gì. Nếu là học sinh trong lớp, em sẽ xử sự như thế nào cho phù hợp với quyền bình đẳng của công dân?

A. Đồng tình với giáo viên chủ nhiệm vì có nói cũng chẳng ích gì khi giáo viên chủ nhiệm đã quyết định như vậy

B. Miễn cưỡng lao động nhưng ấm ức trong lòng và tìm cách chống đối với giáo viên chủ nhiệm

C. Khuyên các bạn không lao động vì thấy quá bất công với các bạn nam và thiên vị cho các bạn nữ

D. Trao đổi với giáo viên về việc mọi công dân đều được bình đăng như nhau nên các bạn nữ cũng cần phải tham gia lao động

Xem lời giải »


Câu 31:

Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là

A. công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.

B. công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật.

C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.

D. công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí.

Xem lời giải »


Câu 32:

Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là nội dung bình đẳng về

A. quyền và nghĩa vụ.

B. trách nhiệm pháp lí.

C. kinh tế.

D. chính trị.

Xem lời giải »


Câu 33:

Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện công dân bình đẳng  về

A. quyền và nghĩa vụ.

B. trách nhiệm pháp lí.

C. thực hiện pháp luật.

D. trách nhiệm trước tòa án.

Xem lời giải »


Câu 34:

Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí

A. như nhau.

B. tương đương nhau.

C. khác nhau.

D. có thể khác nhau.

Xem lời giải »


Câu 35:

Việc xét xử các vụ án không phụ thuộc người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về

A. quyền trong kinh doanh.

B. trách nhiệm pháp lí.

C. nghĩa vụ trong kinh doanh.

D. nghĩa vụ pháp lí.

Xem lời giải »


Câu 36:

Công dân vi phạm với tính chất và mức độ như nhau đều bị xử lí như nhau là thể hiện công dân bình đẳng về

A. quyền và nghĩa vụ.

B. trách nhiệm pháp lí.

C. thực hiện pháp luật.

D. trách nhiệm trước tòa án.

Xem lời giải »


Câu 37:

Vụ án Phạm Công Danh và đồng bọn tham nhũng 9.000 tỉ của Nhà nước đã bị xét xử. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A. trách nhiệm pháp lí.

B. quyền và nghĩa vụ.

C. việc thực hiện pháp luật.

D. quyền sử dụng pháp luật.

Xem lời giải »


Câu 38:

Trong cùng một hoàn cảnh, người lãnh đạo và nhân viên vi phạm pháp luật với tính chất mức độ như nhau thì người có chức vụ phải chịu trách nhiệm pháp lí

A. nặng hơn nhân viên.

B. như nhân viên.

C. nhẹ hơn nhân viên.

D. có thể khác nhau.

Xem lời giải »


Câu 39:

Anh A và chị B cùng làm việc trong một công ty có cùng mức thu nhập cao. Anh A sống độc thân, B có mẹ già và con nhỏ. Anh A phải đóng thuế thu nhập cao gấp đôi chị B. Điều này thể hiện việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí phụ thuộc vào

A. điều kiện làm việc cụ thể của A và B.

B. điều kiện hoàn cảnh cụ thể của A và B.

C. độ tuổi của A và B.

D. địa vị của A và B.

Xem lời giải »


Câu 40:

Bạn N và M (18 tuổi) cùng một hành vi chạy xe máy vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. Mức xử phạt nào sau đây thể hiện sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?

A. Chỉ phạt bạn M, còn bạn N thì không do N là con Chủ tịch huyện.

B. Mức phạt của M cao hơn bạn N.

C. Bạn M và bạn N đều bị phạt với mức phạt như nhau.

D. Bạn M và bạn N đều không bị xử phạt.

Xem lời giải »


Câu 41:

Bốn học sinh đi xe đạp dàn hàng ngang, bị cảnh sát giao thông xử phạt như sau: hai học sinh lớp 12A bị phạt tiền; hai học sinh lớp 12S thì không bị phạt tiền mà chỉ bị cảnh cáo vì là người quen của cảnh sát. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông là 

A. trái với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

B. đúng với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

C. cùng một hoàn cảnh như nhau nhưng bị xử phạt khác nhau là sai.

D. không công bằng vì lỗi như nhau nhưng lại xử phạt khác nhau.

Xem lời giải »


Câu 42:

Bạn An (19 tuổi) rủ Minh (15 tuổi) cùng thực hiện hành vi cướp dây chuyền của một phụ nữ đang đi xe máy. Tòa án xét xử hai bạn với hai mức án khác nhau. Trường hợp này thể hiện

A. bình đẳng về nghĩa vụ.

B. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

C. bất bình đẳng về nghĩa vụ.

D. bất bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

Xem lời giải »


Câu 43:

Bốn học sinh lớp 12 cùng đi xe đạp dàn hàng ngang, bị cảnh sát giao thông xử phạt như nhau. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông là

A. trái với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

B.  đúng với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

C. cùng một hoàn cảnh như nhau nhưng bị xử phạt khác nhau là sai.

D. không công bằng vì lỗi như nhau nhưng xử phạt khác nhau.

Xem lời giải »


Câu 44:

A là nông dân đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. B là Chủ tịch huyện cũng đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Cả hai người bị cảnh sát giao thông xử phạt giống nhau. Vậy cảnh sát giao thông thực hiện bình đẳng về 

A. quyền và nghĩa vụ.

B. trách nhiệm pháp lí.

C. nghĩa vụ kinh tế.

D. nghĩa vụ nộp phạt.

Xem lời giải »


Câu 45:

A là học sinh đi xe máy khi chưa đủ tuổi. B là giáo viên đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Cảnh sát giao thông bắt phạt A và tha cho B. Vậy cảnh sát giao thông không thực hiện bình đẳng về

A. quyền và nghĩa vụ.

B. trách nhiệm pháp lí.

C. nghĩa vụ kinh tế.

D. nghĩa vụ nộp phạt.

Xem lời giải »


Câu 46:

Do không muốn con mình là S vất vả nên ông bà H và K đã đưa cho M 15 triệu đồng để nhờ M lo cho S khỏi phải đi bộ đội dù S rất muốn nhập ngũ. Những ai dưới đây đã vi phạm về luật nghĩa vụ quân sự?

A. Ông bà K và H.

B. Ông bà K, H và S.

C. Ông bà K, H và M.

D. Ông M.

Xem lời giải »


Câu 47:

Anh G, F và X cùng tuổi, cùng nhau lấy trộm 50 triệu đồng của anh H và bị bắt. Anh G đã đưa cho công an điều tra tên K 20 triệu để xin giảm nhẹ hình phạt. Anh K quen biết với thẩm phán L nên đã nhờ ông L cho G được hưởng án treo. Khi tòa án công bố bản án cho các bị cáo thì anh G được hưởng án treo trong khi anh F và anh X bị tuyên tù có thời hạn. Những ai dưới đây đã vi phạm bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?

A. Anh G, F và X.

B. Anh G và anh K.

C. Anh K, G và ông L.

D. Anh K, G, F, X và ông L.

Xem lời giải »


Câu 48:

Bạn H (15 tuổi) và X (17 tuổi) cùng phạm tội đánh người thi hành công vụ gây hậu quả rất nghiêm trọng. Nhưng khi xét xử, H chỉ bị kết án 2 năm tù giam, còn X bị kết án 3 năm 4 tháng tù giam. Gia đình X phản đối kịch liệt vì cho rằng những người có trách nhiệm không thực hiện đúng luật. Theo em, việc xét xử này của tòa án là

A. sai luật. Vì tòa án có dấu hiệu bao che cho H.

B. đúng luật. Vì H nhỏ tuổi hơn được giảm án nhiều hơn.

C. sai luật. Vì cả X và H phải có chung mức án mới đúng luật.

D. đúng luật. Vì cùng nằm trong khung tù có thời hạn.

Xem lời giải »


Câu 49:

Những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân sẽ bị Nhà nước 

A. ngăn chặn, xử lí.

B. xử lí nghiêm minh.

C. xử lí thật nặng.

D. xử lí nghiêm khắc.

Xem lời giải »


Câu 50:

Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện qua việc

A. quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật.

B. chỉ quy định nghĩa vụ của công dân.

C. chỉ quy định quyền của công dân.

D. quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong lĩnh vực quan trọng.

Xem lời giải »


Câu 51:

Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện qua việc

A. tạo ra các điều kiện đảm bảo cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.

B. tạo ra điều kiện để số ít công dân được bình đẳng trước pháp luật.

C. tạo điều kiện để phần lớn công dân được bình đẳng trước pháp luật.

D. tạo điều kiện để hững ai quan tâm được bình đẳng trước pháp luật.

Xem lời giải »


Câu 52:

Việc đảm bảo thực hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của

A. Nhà nước.

B. Nhà nước và xã hội.

C. Nhà nước và pháp luật.

D. Nhà nước và công dân.

Xem lời giải »


Câu 1:

Phát biểu nào dưới đây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình?

A. Tạo điều kiện để công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình.

B. Xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền, lợi ích của công dân.

C. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với từng thời kì nhất định.

D. Chấp hành pháp luật, chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình.

Xem lời giải »


Câu 2:

Phát biểu nào dưới đây không phải là trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình?

A. Chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình.

B. Chủ động đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật.

C. Thường xuyên tuyên truyền pháp luật cho mọi người.

D. Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kì nhất định.

Xem lời giải »


Câu 3:

Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của

A. Nhà nước và xã hội.

B. Nhà nước và công dân.

C. tất cả các cơ quan nhà nước.

D. tất cả mọi người trong xã hội.

Xem lời giải »


Câu 4:

Cơ quan nào dưới đây có trách nhiệm bảo vệ công lí và quyền con người?

A. Quốc hội.

B. Tòa án.

C. Chính phủ.

D. Ủy ban nhân dân.

Xem lời giải »


Câu 5:

Những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân, của xã hội sẽ bị Nhà nước

A. xử lí thật nặng.

B. xử lí nghiêm minh.

C. xử phạt nghiêm minh.

D. xử phạt thật nặng.

Xem lời giải »


Câu 6:

Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân pháp luật?

A. Xử lí kiên quyết những hành vi tham nhũng không phân biệt, đối xử.

B. Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, dân chủ, nghiêm minh.

C. Xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với yêu cầu của thời kì hội nhập.

D. Xây dựng hệ thống cơ quan quốc phòng trong sạch, vững mạnh.

Xem lời giải »


Câu 7:

Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây

A. Bình đẳng trước pháp luật.

B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

D. Bình đẳng về quyền con người.

Xem lời giải »


Câu 8:

Việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi

A. dân tộc, tôn giáo, giới tính, độ tuổi.

B. dân tộc, tôn giáo, giới tính, địa vị.

C. dân tộc, thu nhập, độ tuổi, địa vị.

D. dân tộc, thu nhập, độ tuổi, giới tính.

Xem lời giải »


Câu 9:

Mọi công dân đều bình đẳng về hướng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình trước Nhà nước và xã hội theo quy định pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Công dân bình đẳng về quyền.

B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ.

C. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

D. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

Xem lời giải »


Câu 10:

Bác hồ nói: “ Hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử, không chia gái, trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái”. Câu nói của Bác Hồ nghĩa là công dân bình đẳng về

A. trách nhiệm với đất nước.

B. nghĩa vụ của công dân.

C. quyền và nghĩa vụ của công dân.

D. trách nhiệm pháp lí.

Xem lời giải »


Câu 11:

Do nghi ngờ chị N bịa đặt nói xấu mình nên chị V cùng em gái là chị D đưa tin đồn thất thiệt về vợ chồng chị N lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chồng chị N tức giận đã xông vào nhà chị V mắng chửi nên bị chồng chị V đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Vợ chồng chị V, vợ chồng chị N và chị D.

B. Vợ chồng chị N và chị D.

C. Vợ chồng chị V và chị D.

D. Vợ chồng chị V, chồng chị N và chị D.

Xem lời giải »


Câu 12:

Mọi công dân được hưởng quyền và phải làm nghĩa vụ như nhau là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm trước nhà nước.

D. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước xã hội.

Xem lời giải »


Câu 13:

Do nghi ngờ chị N đã nói xấu mình với bà C nên A có ý định trả thù chị N. Khoảng 7h sáng ngày 15/11/2012, thấy chị N đi chợ qua nhà A, A cùng con gái là H chạy đuổi theo đến chợ. Khi chị N đang lom khom mua cá thì A đi đến dùng tay kẹp cổ chị N và kêu H (con gái) vào hỗ trợ. Lúc này, L (là con gái A) đi qua thấy vậy cũng vào giúp sức giữ chân tay và đè chị N để A xé, lột quần áo chị N. Chị N bị lột hết quần áo liền vùng dậy, chạy vào cửa hàng quần áo ở gần đấy và được chủ cửa hàng cho mượn quần áo để mặc. Do mọi người can ngăn nên mẹ con A đã ra về. Trong tình huống này, những ai vi phạm pháp luật ?

A. Chị N và bà C.

B. Chị N, bà C, chị A/

C. Chị A, chị H, chị L.

D. Chị N, chị A, chị H, chị L.

Xem lời giải »


Câu 14:

Trong giờ làm việc tại xí nghiệp X, công nhân H đã rủ các anh M, S, Đ cùng chơi bài ăn tiền. Vì cần tiền lẻ, anh H đưa ba triệu đồng nhờ bảo vệ T ra quán nước đổi giúp. Do thua nhiều, anh S có hành vi gian lận nên bị anh Đ lao vào đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Anh H, M, S, Đ và bảo vệ T.

B. Anh S và Đ.

C. Anh H, M, S và Đ.

D. Anh H, S và Đ.

Xem lời giải »


Câu 15:

Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật thuộc nội dung khái niệm nào dưới đây?

A. Công dân bình đẳng về quyền.

B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ.

C. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

D. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

Xem lời giải »


Câu 16:

Hành vi vi phạm pháp luật với tinh chất, mức độ vi phạm, hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ chức vụ trong chính quyền đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí

A. như nhau.

B. khác nhau.

C. ưu tiên người giữ chức vụ.

D. ưu tiên người lao động.

Xem lời giải »


Câu 17:

Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang ngủ, ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết vàng hiện có trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông cất giữ hộ số vàng đó nhưng đã bị ông T từ chối. Ba tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng được chôn dưới phòng ngủ của bố nên đến trình báo cơ quan công an thì mọi việc được sáng tỏ. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Ông A và ông T.

B. Ông A và ông B.

C. Ông B và bố con ông A.

D. Ông A, ông B và ông T.

Xem lời giải »


Câu 18:

Phó chủ tịch Ủy an nhân dân quận X cùng Giám đốc Công ty Y lợi dụng chức vụ để tham ô 14 tỉ đồng. Mặc dù cả hai đều giữ chức vụ cao nhưng vẫn bị xét xử nghiêm minh. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A. trách nhiệm pháp lí.

B. trách nhiệm kinh doanh.

C. nghĩa vụ pháp lí.

D. nghĩa vụ kinh doanh.

Xem lời giải »


Câu 19:

N (19 tuổi ) và A (17 tuổi ) cùng lên kế hoạch đi cướp. Hai tên đã cướp xe máy và đâm người lái xe ôm trọng thương (thương tật 70%). Cả hai đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí nhưng xét trên điều kiện của từng người thì mức xử phạt với N là chung thân còn A là 17 năm tù. Dấu hiệu nào dưới đây được Tòa án làm căn cứ để đưa ra mức xử phạt không giống nhau đó?

A. Độ tuổi của người phạm tội.

B. Mức độ thương tật của người bị hại.

C. Mức độ vi phạm của người phạm tội.

D. Hành vi vi phạm của người phạm tội.

Xem lời giải »


Câu 20:

Phát hiện ông B làm con dấu giả của một cơ quan hành chính Nhà nước theo đơn đặt hàng của ông H, sau khi cùng bàn bạc, anh K và anh M liên tục nhắn tin yêu cầu ông B phải nộp cho hai anh mười triệu đồng. Lo sợ nếu không đưa tiền sẽ bị anh K và anh M tố cáo, ông B buộc phải đồng ý và hẹn gặp hai anh tại quán cafe X để giao tiền. Trên đường đến điểm hẹn, anh K và anh M bị công an bắt vì trước đó vợ anh M đã kịp thời phát hiện và báo với cơ quan chức năng về việc này. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Anh K và anh M.

B. Ông H và ông B.

C. Ông B, anh K và anh M.

D. Ông H, ông B, anh K và M.

Xem lời giải »


Câu 21:

Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định mọi công dân đều bình đẳng trước

A. Nhà nước.

B. xã hôi.

C. Pháp luật.

D. Cộng đồng.

Xem lời giải »


Câu 22:

Mọi công dân nam , nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần , địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật được hiểu là công dân bình đẳng

A. như nhau về địa vị.

B. trước pháp luật.

C. ngang nhau về nghĩa vụ.

D. trước nhà nước.

Xem lời giải »


Câu 23:

Bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật được hiểu là mọi công dân đều bình đẳng về 

A. quyền và nghĩa vụ.

B. nhu cầu và lợi ích.

C. thực hiện pháp luật.

D. quyền và trách nhiệm.

Xem lời giải »


Câu 24:

Quyền của công dân không tách rời

A. lợi ích của công dân.

B. nghĩa vụ của công dân.

C. trách nhiệm của công dân.

D. nhiệm vụ của công dân.

Xem lời giải »


Câu 25:

Quyền và nghĩa vụ của công dân

A. nhiều khi bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, giới tính.

B. đôi khi bị phân biệt bởi giàu nghèo, thành phần và địa vị xã hội.

C. không bị phân biệt bởi dân tộc , giới tính , tôn giáo, giàu nghèo.

D. phụ thuộc vào trình độ, thu nhập và quan hệ của công dân với chính quyền.

Xem lời giải »


Câu 26:

Chọn phương án thích hợp để hoàn thành nội dung sau: "Quyền và nghĩa vụ của công dân..."?

A. ít nhiều bị phân biệt bời giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội.

B. không bị phân biệt bởi giàu nghèo, thành phần, đại vị xã hội, giới tính.

C. bị phân biệt phụ thuộc vào trình độ nhận thức, địa vị, quan hệ và thu nhập.

D. phụ thuộc vào dân tộc, giới tính , tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, thu nhập.

Xem lời giải »


Câu 27:

Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân

A. được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau.

B. có thể được hưởng quyền và có nghĩa vụ khác nhau.

C. được hưởng quyền như nhau nhưng có thể có nghĩa vụ khác nhau.

D. thường không được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau.

Xem lời giải »


Câu 28:

Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định mọi người có nghĩa vụ tôn trọng

A. việc làm của nhau.

B. quyền của người khác.

C. nhu cầu của người khác.

D. nghĩa vụ của người khác.

Xem lời giải »


Câu 1:

Mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

ACông bằng trước pháp luật.

BBình đẳng trước pháp luật.

CCông dân trước pháp luật.

DTrách nhiệm trước pháp luật.

Xem lời giải »


Câu 2:

Đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của

A. tất cả mọi công dân.

B. tất cả mọi cơ quan nhà nước.

C. nhà nước và công dân.

DNhà nước và xã hội.

Xem lời giải »


Câu 3:

Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc

A. thi hành nghĩa vụ.

BThực hiện trách nhiệm.

CThực hiện nghĩa vụ.

DThi hành trách nhiệm.

Xem lời giải »


Câu 4:

Trong cùng điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc vào

AKhả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.

BNăng lực, điều kiện và ý thức của mỗi người.

CĐiều kiện, hoàn cảnh và quyết tâm của mỗi người.

DHoàn cảnh, niềm tin, điều kiện cụ thể của mỗi người.

Xem lời giải »


Câu 5:

Mối quan hệ giữa quyền của công dân và nghĩa vụ của công dân?

AKhăng khít.

BChặt chẽ.

CKhông tách rời.

DTách rời.

Xem lời giải »


Câu 6:

Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

ABình đẳng về quyền.

BBình đẳng về nghĩa vụ.

CBình đẳng trước pháp luật.

DBình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

Xem lời giải »


Câu 7:

Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không

A. thiên vị.

BPhân biệt đối xử.

CPhân biệt vị trí.

DKhác biệt.

Xem lời giải »


Câu 8:

Việc thực hiện các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật quy định là điều kiện như thế nào để công dân sử dụng các quyền của mình?

AQuan trọng.

BCần thiết.

CTất yếu.

DCơ bản.

Xem lời giải »


Câu 9:

Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích của công dân, nhà nước và xã hội để nhằm đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về

AQuyền và nghĩa vụ.

BTrách nhiệm và nghĩa vụ.

CTrách nhiệm pháp lí.

DTrách nhiệm công dân.

Xem lời giải »


Câu 10:

Trường hợp nào sau đây vi phạm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?

ACùng có các điều kiện như nhau nhưng công ty X phải đóng thuế còn công ty Y không phải đóng thuế.

BNữ từ đủ 18 tuổi được kết hôn nhưng nam giới phải đủ 20 tuổi mới được kết hôn.

CHọc sinh là con em thương binh, liệt sĩ, học sinh nghèo được miễn, giảm học phí.

DHọc sinh đang sống ở các địa bàn khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo được cộng điểm ưu tiên khi thi đại học.

Xem lời giải »


Câu 11:

Hai bạn X và M điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ và bị cảnh sát giao thông dừng xe để xử lí vi phạm. X vội gọi điện cho chú mình là Chủ tịch quận nhờ can thiệp để không bị xử lí. Tuy nhiên, cảnh sát giao thông vẫn kiên quyết ra quyết định xử phạt theo đúng quy định. Cách giải quyết của cảnh sát đã đảm bảo bình đẳng về

AQuyền và nghĩa vụ của công dân.

BTrách nhiệm pháp lí của công dân.

CTrách nhiệm của công dân.

DNghĩa vụ pháp lí của công dân.

Xem lời giải »


Xem thêm Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 12 có lời giải hay khác: