X

750 câu trắc nghiệm Hóa 12

Top 50 bài tập điều chế kim loại (có đáp án)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm 50 bài tập điều chế kim loại hóa học 12 mới nhất được biên soạn bám sát chương trình hóa học 12 giúp các bạn học tốt môn Hóa học hơn.

Bài tập điều chế kim loại (có đáp án)

Câu 1:

Để điều chế Ca từ CaCO3 cần thực hiện ít nhất mấy phản ứng ?

A. 2

B, 3

C. 4

D. 5 

Xem lời giải »


Câu 2:

Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế từ oxit bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO?

A, Zn, Mg, Fe

B, Ni, Cu, Ca 

C. Fe, Ni, Zn

D. Fe, Al, Cu

Xem lời giải »


Câu 3:

Khẳng định nào sau đây không đúng?

A, Khi điện phân dung dịch ZnNO32 sẽ thu được Zn ở catot

B, Có thể điều chế Ag băng cách nhiệt phân AgNO3 khan

C, Cho một luồng H2 dư qua bột Al2O3 nung nóng sẽ thu được Al

D, Có thể điều chế đồng bằng cách dùng kẽm để khử ion Cu2+trong dung dịch muối,

Xem lời giải »


Câu 4:

Cho các kim loại : Li, Na, Ca, Al, Fe, Cu, Ag, Pt, bằng phương pháp điện phân có thể điều chế được bao nhiêu kim loại trong số các kim loại trên ?

A, 3

B. 4     

C. 6

D. 8

Xem lời giải »


Câu 5:

Điện phân một dung dịch chứa đồng thời các cation Mg2+, Fe3+,  Zn2+ , Pb2+ , Ag+. Thứ tự các kim loại sinh ra ở catot lần lượt là 

A. Ag, Fe, Pb, Zn,

B. Ag, Pb, Fe, Zn.

C. Ag, Fe, Pb, Zn, Mg.

D.Ag, Pb, Fe, Zn, Mg

Xem lời giải »


Câu 6:

Điện phân (với cực điện trơ, màng ngăn xốp) dung dịch gồm 0,2 mol Fe2SO43, 0,2 mol CuSO4 và 0,4 mol NaCl. Biết rằng hiệu suất điện phân đạt 100%. Điều khẳng định nào sau đây là đúng ?

A. Khi khối lượng catot tăng 12,8 gam thì dung dịch hoàn toàn chỉ có màu nâu vàng

B. Khi khối lượng catot tăng lên 6,4 gam thì đã có 19300 culong chạy qua bình điện phân

C. Khi có 4,48 lít khí (đktc) thoát ra ở anot thì khối lượng catot không thay đổi

D. Khi có khí bắt đầu thoát ra ở catot thì đã có 8,96 lít khí (đktc) thoát ra ở anot

Xem lời giải »


Câu 7:

Cho hơi nước qua than nóng đỏ thu được 2,24 lít hỗn hợp khí X gồm CO2, CO và H2 (đo ở đktc). Dẫn X qua hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 dư nung nóng thu dược m gam chất rắn và hỗn hợp khí và hơi Y. Dẫn Y qua dung dịch CaOH2 dư, lọc bỏ kết tủa thấy khối lượng dung dịch giảm 1,16 gam. Khối lượng kim loại có trong m là

A. 5,12 gam

B. 1,44 gam

C. 6,4 gam

D. 2,7 gam

Xem lời giải »


Câu 8:

Điện phân 1 lit dung dịch có chứa 18,8 gam CuNO32 và 29,8 gam KCl bằng điện cực trơ, có màng ngăn xốp. Sau 1 thời gian thấy khối lượng dung dịch giảm 34,3 gam so với ban đầu. Coi thể tích dung dịch không đổi trong quá trình điện phân, Nồng độ các chất trong dung dịch sau khi điện phân là 

A.  KCl 0,1M; KNO3 0,2M ; KOH 0,1M

B. KNO3 0,1 M ; KCl 0,2 M

C. KCl 0,05M ; KNO3 0,2M ; KOH 0,15M

D. KNO3 0,2M, KOH 0,2M

Xem lời giải »


Câu 9:

Một học sinh đã đưa ra các phương án để điều chế đồng như sau :

(1) Điện phân dung dịch CuSO4.

(2) Dùng kali cho vào dung dịch CuSO4.

(3) Dùng cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao.

(4) Dùng nhôm khử CuO ở nhiệt độ cao.

Trong các phương án điều chế trên, có bao nhiêu phương án có thể áp dụng đề điều chế đồng ?

A, 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem lời giải »


Câu 10:

Một nhóm học sinh đã đề xuất các cách điều chế Ag từ AgNO3 như sau :

(1) Cho kẽm tác dụng với dung dịch AgNO3

(2) Điện phân dung dịch AgNO3

(3) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch NaOH sau đó thu lấy kết tủa đem nhiệt phân.

(4) Nhiệt phân AgNO3

Trong các cách điều chế trên, có bao nhiêu cách có thể áp dụng để điều chế Ag từ AgNO3 ?

A. 1   

B. 2

C. 3

D. 4

Xem lời giải »


Câu 11:

Cho các chất sau đây : NaOH, Na2CO3, NaCl, NaNO3Na2SO4. Có bao nhiêu chất điều chế được Na chỉ bằng 1 phản ứng ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem lời giải »


Câu 12:

Trộn 0,54 gam bột nhôm với hỗn hợp gồm bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Thể tích khí NO (ở đktc) là

A. 0,224 lít

B. 0,672 lít

C. 0,075 lít

D. 0,025 lít.

Xem lời giải »


Câu 13:

Để điều chế Al kim loại ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau đây ?

A. Dùng Zn đẩy AlCl3 ra khỏi muối

B. Dùng CO khử Al2O3

C. Điện phân nóng chảy Al2O3

D. Điện phân dung dịch AlCl3

Xem lời giải »


Câu 14:

Cho khí CO (dư) đi qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm: Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm:

A. MgO, Fe, Cu

B. Mg, Fe, Cu, Al

C. MgO, Fe3O4, Cu, Al2O3

D. Mg, FeO, Cu.

Xem lời giải »


Câu 15:

Trong quá trình điện phân dung dịch PbNO32 với các điện cực trơ, ion Pb2+ di chuyển về:

A. Catot và bị oxi hoá

B. Anot và bị oxi hóa

C. Catot và bị khử

D. Anot và bị khử

Xem lời giải »


Câu 1:

Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là

A. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử

B. oxi hoá ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại

C. khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại

D. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hoá

Xem lời giải »


Câu 2:

Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất

A. bị khử

B. nhận proton

C. bị oxi hoá

D. cho electron

Xem lời giải »


Câu 3:

Những kim loại nào có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện ?

A. Kim loại có tính khử mạnh như Na, K, Ca...

B. Kim loại có tính khử trung bình như Zn, Fe, Sn...

C. Các kim loại như Al, Zn, Fe...

D. Các kim loại như Na, Ag, Cu...

Xem lời giải »


Câu 4:

Những kim loại nào có thể điều chế bằng phương pháp thủy luyện ?

A. Kim loại có tính khử mạnh như Na, K, Ca...

B. Kim loại có tính khử trung bình như Zn, Fe, Sn...

C. Các kim loại như Al, Zn, Fe...

D. Các kim loại như Na, Ag, Cu...

Xem lời giải »


Câu 5:

Phương pháp nhiệt nhôm dùng để điều chế kim loại:

A. Dùng điều chế các kim loại đứng sau H

B. Dùng điều chế các  kim loại đứng sau Al

C. Dùng điều chế các kim loại dễ nóng chảy

D. Dùng điều chế các kim loại khó nóng chảy

Xem lời giải »


Câu 6:

Phương pháp nhiệt nhôm dùng để điều chế kim loại nào sau đây?

A. Mg

B. Al

C. Fe

D. Na

Xem lời giải »


Câu 7:

Dãy gồm 2 kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp thuỷ luyện là

A. Fe và Ca

B. Mg và Na

C. Ag và Cu

D. Fe và Ba

Xem lời giải »


Câu 8:

Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?

A. Ba

B. K

C. Na

D. Cu

Xem lời giải »


Câu 9:

Kim loại nào sau đây khử được ion Fe2+ trong dung dịch ?

A. Ag

B. Mg

C. Cu

D. Fe

Xem lời giải »


Câu 10:

Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn cách điều chế Ag từ AgNO3  theo phương pháp nhiệt luyện?

A. 2AgNO3+ Zn → 2Ag + Zn(NO3)2

B. 2AgNO3→ 2Ag + 2NO2+ O2

C. 4AgNO3+ 2H2O  4Ag + 4HNO3+ O2

D. Ag2O + CO → Ag + CO2

Xem lời giải »


Câu 11:

Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch

A. AgNO3

B. HNO3

C. Cu(NO3)2

D. Fe(NO3)2

Xem lời giải »


Câu 12:

Để loại bỏ kim loại Fe ra khỏi hỗn hợp bột gồm Fe và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch

A. AgNO3

B. HNO3

C. Cu(NO3)2

D. Fe(NO3)2

Xem lời giải »


Câu 13:

Hóa chất nào sau đây dùng để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Fe, Cu mà vẫn giữ nguyên khối lượng Ag ban đầu :

A. AgNO3

B. Fe(NO3)2

C. Fe(NO3)3

D.  Cu(NO3)2

Xem lời giải »


Câu 14:

Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối (với điện cực trơ) là

A. Ni, Cu, Ag

B. Li, Ag, Sn

C. Ca, Zn, Cu

D. Al, Fe, Cr

Xem lời giải »


Câu 15:

Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm

A. Cu, Al, Mg

B. Cu, Al, MgO

C. Cu, Al2O3, Mg

D. Cu, Al2O3, MgO

Xem lời giải »


Câu 1:

Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn tàn, hỗn hợp rắn còn lại là

A. Cu, FeO, MgO

B. Cu, Fe, Mg

C. CuO, Fe, MgO

D. Cu, Fe, MgO

Xem lời giải »


Câu 2:

Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là

A. Na, Ca, Al

B. Na, Ca, Zn

C. Na, Cu, Al

D. Fe, Ca, Al

Xem lời giải »


Câu 3:

Để điều chế Ag từ dung dịch AgNO3 ta không thể dùng:

A. Điện phân dung dịch AgNO3

B. Nhiệt phân AgNO3

C. Cho Ba phản ứng với dung dịch AgNO3

D. Cu phản ứng với dung dịch AgNO3

Xem lời giải »


Câu 4:

Cho các kim loại: Na, Ca, Al, Fe, Cu, Ag. Bằng phương pháp điện phân có thể điều chế được bao nhiêu kim loại trong số các kim loại ở trên ?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Xem lời giải »


Câu 5:

Khi điện phân một dung dịch muối giá trị pH ở gần một điện cực tăng lên. Dung dịch muối đó là

A. CuSO4

B. AgNO3

C. KCl

D. K2SO4

Xem lời giải »


Câu 6:

Khi điện phân một dung dịch muối giá trị pH ở gần một điện cực giảm đi. Dung dịch muối đó là

A. CuSO4

B. FeCl2

C. KCl

D. K2SO4

Xem lời giải »


Câu 7:

Để điều chế K kim loại người ta có thể dùng các phương pháp sau:

(1) Điện phân dung dịch KCl có vách ngăn xốp.                              

(2) Điện phân KCl nóng chảy.           

(3) Dùng Li để khử K ra khỏi dd KCl                                               

(4) Dùng CO để khử K ra khỏi K2O.

(5) Điện phân nóng chảy KOH

Phương pháp nào thu được K?

A. Chỉ có 1, 2

B. Chỉ có 2, 5

C. Chỉ có 3, 4, 5

D. 1, 2, 3, 4, 5

Xem lời giải »


Câu 8:

Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là

A.0,8 gam

B. 8,3 gam

C. 2,0 gam

D. 4,0 gam

Xem lời giải »


Câu 9:

Cho khí CO qua ống chứa 15,2 gam hỗn hợp gồm CuO và FeO nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí B và 13,6 gam chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 15

B. 10

C. 20

D. 25

Xem lời giải »


Câu 10:

Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là

A. 0,224 lít

B. 0,560 lít

C. 0,112 lít

D. 0,448 lít

Xem lời giải »


Câu 11:

Khử hoàn toàn 32,2 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 và ZnO bằng CO ở nhiệt độ cao thu được 25 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thì thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 52,90

B. 38,95

C. 42,42

D. 80,80

Xem lời giải »


Câu 12:

Có các bán phản ứng sau:

(1) Cu2+(dd) + 2e → Cu(r)

(2) Cu(r) → Cu2+(dd) + 2e

(3) 2H2O + 2e → H2 + 2OH-(dd)

(4) 2H2O→ O2 + 4H+ + 4e

(5) 2Br-(dd) → Br2(dd) + 2e

(6) 2H+(dd) + 2e →H2

Những bán phản ứng xảy ra ở catot trong quá trình điện phân là

A. (2), (4), (6)

B. (1), (3), (6)

C. (2), (4), (5)

D. (2), (3), (5)

Xem lời giải »


Câu 13:

Điện phân nóng chảy Al2O3 với điện cực anot than chì và hiệu suất phản ứng bằng 100%, cường độ dòng điện là 150000A trong thời gian t giờ thì thu được 252 kg Al tại catot. Giá trị t gần nhất với giá trị nào

A. 8

B. 5

C. 10

D. 6

Xem lời giải »


Câu 14:

Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ có màng ngăn xốp xảy ra phản ứng

A. cation Na+ bị khử ở catot

B. phân tử H2O bị khử ở catot

C. ion Cl- bị khử ở anot

D. phân tử H2O bị oxi hoá ở anot

Xem lời giải »


Câu 15:

Cho 1 lít dung dịch CuCl2 0,1M. Điện phân với cường độ 10A trong vòng 2895s. Khối lượng Cu thoát ra là

A. 6,4 gam

B. 3,2 gam

C. 9,6 gam

D. 4,8 gam

Xem lời giải »


Câu 1:

Cho sơ đồ sau: X dpdd Na+... Hãy cho biết X có thể là chất nào sau đây?

A. NaCl, NaNO3

B. NaCl, Na2SO4

C. NaCl, NaOH

D. NaOH, NaHCO3

Xem lời giải »


Câu 2:

Hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO. Cho khí CO dư qua X nung nóng được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư được dung dịch E và chất rắn G. Cho chất rắn G vào dung dịch Cu(NO3)2 dư thu được chất rắn F. Chất rắn F gồm

A. Cu

B. Cu, Al2O3, MgO, Fe3O4

C. Cu, MgO, Fe3O4

D. Cu, MgO

Xem lời giải »


Câu 3:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư;                                        

(2) Dẫn khí H2 (dư) qua bột MgO nung nóng;

(3) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư;

(4) Cho Na vào dung dịch MgSO4;

(5) Nhiệt phân Hg(NO3)2;

(6) Đốt Ag2S trong không khí;

(7)  Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với các điện cực trơ.

Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là

A. 3

B. 4

C. 2

D. 5

Xem lời giải »


Câu 4:

Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, Fe2O3 . Nung X trong không khí đến khối lượng không đối được hỗn hợp rắn A. Cho A vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa 2 chất tan và phần không tan C. Cho khí CO dư qua bình chứa C nung nóng được hỗn hợp rắn E (Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn). E có thể chứa tối đa sản phẩm là

A. Fe, Al2O3

B. Fe2O3, Al2O3

C. Fe

D. BaO, Fe, Al2O3

Xem lời giải »


Câu 5:

Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là

A. Fe2O3; 65%

B. Fe3O4; 75%

C. FeO; 75%

D. Fe2O3; 75%

Xem lời giải »


Câu 6:

Hỗn hợp A gồm CuO và MO theo tỷ lệ mol tương ứng là 1 : 2 (M là kim loại hóa trị không đổi). Cho 1 luồng H2 dư đi qua 3,025 gam A nung nóng thu được hỗn hợp chất rắn B. Để hoà tan hết B cần 40 ml dung dịch HNO3 2,5M và thu được V lít khí NO duy nhất (đktc). Hiệu suất các phản ứng đạt 100%. Kim loại M và giá trị của V là

A. Zn; 0,56

B. Mg; 0,56

C. Zn; 0,224

D. Ca; 0,224

Xem lời giải »


Câu 7:

Đun 0,04 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khí CO2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,07 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng 20 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO (dư, nung nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 19,52

B. 18,56

C. 19,04

D. 18,40

Xem lời giải »


Câu 8:

Cho H2 dư qua m gam hỗn hợp chất rắn X gồm Fe, CuO, Fe3O4 nung nóng, phản ứng kết thúc thấy khối lượng chất rắn giảm 0,48 gam. Nếu hòa tan hoàn toàn m gam X vào V(ml) dung dịch HNO3 0,5M vừa đủ thì thu được tối đa 1,344 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là

A. 480

B. 720

C. 600

D. 500

Xem lời giải »


Câu 9:

Điện phân dung dịch hồn hợp chứa 0,04 mol AgNO3 và 0,05 mol Cu(NO3)2, điện cực trơ, dòng điện 5A, trong 32 phút 10 giây. Khối lượng kim loại bám vào catot là

A. 6,24 gam

B. 3,12 gam

C. 6,5 gam

D. 7,24 gam

Xem lời giải »


Câu 10:

Điện phân 500 ml dung dịch hỗn họp FeSO4 0,1M, Fe2(SO4)3 0,2M và CuSO4 0,1M với điện cực trơ. Điện phân cho đến khi khối lượng catot tăng 8,8 gam thì ngừng điện phân. Biết cường độ dòng điện đem điện phân là 10A. Thời gian điện phân là:

A. 4583,75 giây

B. 3860 giây

C. 4825 giây

D. 2653,75 giây

Xem lời giải »


Xem thêm bài tập hóa học có lời giải hay khác: