X

750 câu trắc nghiệm Hóa 12

Top 50 bài tập luyện tâp: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại (có đáp án)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm 50 bài tập luyện tâp: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại hóa học 12 mới nhất được biên soạn bám sát chương trình hóa học 12 giúp các bạn học tốt môn Hóa học hơn.

Bài tập luyện tâp: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại (có đáp án)

Câu 1:

Để chống ăn mòn cho các chân cột thu lôi bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương pháp bảo vệ điện hoá. Trong thực tế, có thể dùng kim loại nào sau đây làm điện cực bảo vệ ?

A. Na

B. Zn

C. Sn

D. Cu

Xem lời giải »


Câu 2:

Sơ đồ sau đây mô tả cách điều chế kim loại M :

4MNO3n+ 2nH2O đpdd4M + 4nHNO3 + nO2

Trong số các kim loại Mg, Al, Fe, Ni, Cu, Ag, có bao nhiêu kim loại có thể áp dụng sơ đồ điều chế trên ?

A. 6

B. 5

C. 4

D. 3

Xem lời giải »


Câu 3:

Điện phân dung dịch muối MCln với điện cực trơ. .Khi ở catot thu được 16 gam kim loại M thì ở anot thu được 5,6 lít (đktc). Kim loại M là 

A. Mg

B. Cu

C. Ca

D. Zn

Xem lời giải »


Câu 4:

Một học sinh đã đưa ra các phương án điều chế kim loại Mg như sau :

(1) Kết tủa MgOH2 từ dung dịch MgCl2, nhiệt phân lấy MgO rồi khử bằng H2 ở nhiệt độ cao để điều chế Mg.

(2) Dùng kim loại mạnh đẩy Mg ra khỏi dung dịch MgCl2

(3)Điện phân dung dịch MgCl2 để thu được Mg.

(4) Cô cạn dung dịch MgCl2, điện phân nóng chảy để thu được Mg.

Trong các phương án trên có bao nhiêu phương án có thể áp dụng để điều chế Mg ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem lời giải »


Câu 5:

Khi điện phân một dung dịch muối, giá trị pH ở khu vực gần một điện cực tăng lên. Dung dịch muối đem điện phân có thể là dung dịch nào sau đây ?

A. CuSO4

BAgNO3

C. KC1

D. K2SO4 

Xem lời giải »


Câu 6:

Khi điện phân một dung dịch chứa Na2SO4, Al2SO43  H2SO4, quá trình đầu tiên xảy ra ở catot là:

A. 2H2O + 2e  H2 + 2OH-

B. Na+ + 1e  Na

C. Al3++ 3e  Al

D. 2H+ + 2e  H2

Xem lời giải »


Câu 7:

Cho khí CO (dư) đi qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3 , MgO, Fe3O4 , CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm 

A MgO, Fe, Cu

B. Mg, Fe, Cu

C.  MgO, Fe3O4, Cu

D, Mg, FeO, Cu

Xem lời giải »


Câu 8:

Hoà tan hỗn hợp gồm FeCl3, Fe2SO43, CuCl2CuSO4vào nước thành 200 ml dung dịch A. Điện phân 100 lít dung dịch A cho đến khi hết ion Cl- thì dừng điện phân thấy catot tăng 6,4 gam, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 17,05 gam. Dung dịch sau điện phân phản ứng với NaOH vừa đủ thu được kất tủa B, nung B trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16 gam hỗn hợp hai oxit kim loại, cô cạn 100 ml dung dịch A thu được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là :

A. 48,25

B. 57,85

C. 67,45

D. 38,65

Xem lời giải »


Câu 9:

Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 0,5M và FeSO40,3M với điện cực trơ và dòng điện I = 5A. Sau 60 phút, khối lượng catot tăng lên là

A. 5,97 gam

B. 6,40 gam

C, 3,36 gam

D. 9,76 gam

Xem lời giải »


Câu 10:

Cho 1,12 gam bột Fe và 0,24 gam bột Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4, khuấy nhẹ cho đến hết màu xanh, nhận thấy khối lượng kim loại sau phản ứng là 1,76 gam. Nồng độ đung dịch CuSO4 trước phản ứng là

A. 0,01 M

B. 0,02M

C, 0,03M

D. 0,04M

Xem lời giải »


Câu 11:

Quấn một sợi dây kẽm quanh một thanh thép (là hợp kim của sắt và cacbon) và để ngoài không khi. Hiện tượng quan sát được là

A. sợi dây kẽm bị ăn mòn

B. kim loại sắt trong thanh thép bị ăn mòn

C. sợi dây kẽm và sắt trong thanh thép bị ăn mòn

D. hiện tượng ăn mòn không xảy ra

Xem lời giải »


Câu 12:

Một mẩu kim loại Ag dạng bột có lẫn Fe, Cu. Để loại bỏ tạp chất mà không làm thay đổi khối lượng Ag ban đầu, có thể ngâm mẩu Ag trên vào lượng dư dung dịch nào sau đây ?

A. HNO3

B. HC1 

C. AgNO3

D. FeNO33

Xem lời giải »


Câu 13:

Sau một thời gian điện phân 450ml dd CuSO4 người ta thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anôt. Ngâm một đinh sắt sạch trong dd còn lại sau khi điện phân. Phản ứng xong thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8 g. Nồng độ mol ban đầu của dd CuSO4

A. 1,2M

B. 1M

C. 2M

D. 0,4M

Xem lời giải »


Câu 14:

Điện phân dung dịch CuSO4 trong thời gian 1930 giây, thu được 1,92 gam Cu ở catot (chưa thấy có khí thoát ra ở catot). Với hiệu suất quá trình điện phân là 80%, cường độ dòng điện chạy qua dung dịch điện phân là :

A. 3,75 ampe

B. 1,875 ampe

C. 3,0 ampe

D. 6,0 ampe

Xem lời giải »


Câu 15:

Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, FeOH2, AlOH3, CuO, MgCO3. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn A1. Cho A1 vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa 2 chất tan và phần không tan C1. Cho khí CO dư qua bình chứa C1 nung nóng được hỗn hợp rắn E (Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn). E chứa tối đa:

A. 1 đơn chất và 2 hợp chất

B. 3 đơn chất

C. 2 đơn chất và 2 hợp chất

D. 2 đơn chất và 1 hợp chất

Xem lời giải »


Câu 1:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do tác động cơ học

B. Ăn mòn kim loại là sự hình thành kim loại do môi trường xung quanh tác dụng vào dung dịch muối

C. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do kim loại tác dụng với dung dịch chất điện ly tạo nên dòng diện

D. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do tác dụng hoá học của môi trường xung quanh

Xem lời giải »


Câu 2:

Trong ăn mòn điện hóa, cực âm xảy ra

A. sự oxi hóa, kim loại ở điện cực tan ra

B. sự oxi hóa và có kim loại bám vào điện cực

C. sự khử và có kim loại bám vào điện cực

D. sự oxi hóa

Xem lời giải »


Câu 3:

Cắm 2 lá kim loại Zn và Cu nối với nhau bằng một sợi dây dẫn vào cốc thuỷ tinh. Rót dung dịch H2SO4 loãng vào cốc thuỷ tinh đó thấy khí H2 thoát ra từ?

A. ở dung dịch

B. lá Zn

C. lá Cu

D. không thấy khí H2 thoát ra

Xem lời giải »


Câu 4:

Cho thanh Kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch FeSO4. Hiện tượng quan sát được là

A. bọt khí bay lên nhanh và nhiều hơn lúc đầu

B. dung dịch không chuyển màu

C. bọt khí bay lên ít và chậm hơn lúc đầu

D. khí ngừng thoát ra (do Fe bao quanh Zn)

Xem lời giải »


Câu 5:

Ngâm một kim loại X vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch FeSO4 thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Kim loại X là

A. Na

B. Ag

C. Zn

D. Cu

Xem lời giải »


Câu 6:

Cho một thanh Al vào dung dịch H2SO4 loãng, sau khoảng 1 phút lại cho tiếp vào hỗn hợp phản ứng vài giọt dung dịch FeSO4 thì thấy tốc độ khí thoát ra thay đổi so với ban đầu. Thanh Al bị ăn mòn theo kiểu nào ?

A. Hóa học

B. Zn không bị ăn mòn nữa

C. Điện hóa

D. Hóa học và điện hóa

Xem lời giải »


Câu 7:

Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?

A. Nhúng sợi dây bạc nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng

B. Nhúng thanh nhôm nguyên chất vào dung dịch ZnSO4

C. Đốt sợi dây đồng trong bình khí clo

D. Nhúng thanh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng

Xem lời giải »


Câu 8:

Cơ sở hóa học của các phương pháp chống ăn mòn kim loại là

A. Ngăn cản và hạn chế quá trình oxi hoá kim loại

B. Cách li kim loại với môi trường

C. Dùng hợp kim chống gỉ

D. Dùng phương pháp điện hoá

Xem lời giải »


Câu 9:

Vỏ ngoài của tàu thuỷ ở phần chìm trong nước biển để chống ăn mòn bằng phương pháp điện hóa người ta đã

A. Sơn lớp ngoài của vỏ tàu

B. Sử dụng hợp kim inox cho vỏ tàu

C. Gắn thêm ở vỏ tàu tấm Zn

D. Gắn thêm ở vỏ tàu tấm Cu

Xem lời giải »


Câu 10:

Vật làm bằng hợp kim Zn-Cu trong môi trường không khí ẩm (hơi nước có hòa tan O2) đã xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Tại anot xảy ra quá trình

A. Oxi hóa Cu

B. Khử Zn

C. Oxi hóa Zn

D. Khử O2

Xem lời giải »


Câu 11:

Khẳng định nào sau đây là đúng về:

A. Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại

B. Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hoá

C. Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử

D. Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là oxi hoá ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại

Xem lời giải »


Câu 12:

kim loại nào sau đây không thể điều chế bằng phương pháp thuỷ luyện là

A. Fe

B. Mg

C. Cu

D. Ag

Xem lời giải »


Câu 13:

Dãy các ion kim loại nào sau đây đều bị Zn khử thành kim loại ?

A. Cu2+, Mg2+, Pb2+

B. Cu2+, Ag+, Na+

C. Sn2+, Pb2+, Cu2+

D. Pb2+, Ag+, Al3+

Xem lời giải »


Câu 14:

Ion kim loại nào sau đây không bị Zn khử thành kim loại ?

A. Cu2+

B. Ag+

C. Sn2+

D. Al3+

Xem lời giải »


Câu 15:

Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng nhiệt nhôm

A. Ca

B.  K

C. Al

D. Cr

Xem lời giải »


Câu 1:

Các vật dụng bằng sắt trong đời sống đều không phải là sắt nguyên chất. Đó là nguyên nhân dẫn đến

A. Các vật dụng trên bị ăn mòn theo cơ chế ăn mòn điện hóa

B. Các vật dụng trên bị ăn mòn theo cơ chế ăn mòn hóa học

C. Các vật dụng trên dễ bị gỉ sét khi tiếp xúc với dung dịch điện li

D. A, C đều đúng

Xem lời giải »


Câu 2:

Tại sao các vật dụng làm bằng sắt đều dễ bị ăn mòn theo cơ chế ăn mòn điện hóa và dễ bị gỉ khi tiếp xúc với chất điện li?

A. Kim loại Fe là kim loại mạnh dễ bị ăn mòn

B. Không khí lẫn nhiều khí có tính axit

C. Các vật dụng bằng sắt trong đời sống đều không phải là sắt nguyên chất

D. Fe tác dụng dễ dàng với oxi trong không khí

Xem lời giải »


Câu 3:

Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là.

A. 3

B. 4

C. 2

D. 1

Xem lời giải »


Câu 4:

Tiến hành các thí nghiệm sau

(a) Nhúng dây sắt nguyên chất vào dung dịch AgNO3

(b) Cắt miếng tôn (sắt tráng kẽm) để trong không khí ẩm

(c) Nhúng dây sắt vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.

(d) Quấn dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào dung dịch FeCl3

Số thí nghiệm Fe bị ăn mòn điện hóa học là

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Xem lời giải »


Câu 5:

Cho các phương pháp chống ăn mòn sau:

1, Gắn thêm kim loại hi sinh

2, Tạo hợp kim chống gỉ

3, Phủ lên vật liệu một lớp sơn

4, Bôi dầu mỡ lên vật liệu

Số phương pháp bảo vệ bề mặt kim loại là

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Xem lời giải »


Câu 6:

Trong phòng thí nghiệm, tiến hành điều chế H2 bằng cách cho Zn vào dung dịch HCl loãng. Khí H2 sẽ thoát ra nhanh hơn nếu thêm vào hệ phản ứng vài giọt dung dịch nào sau đây?

A. CuCl2

B. NaCl

C. MgCl2

D. AlCl3

Xem lời giải »


Câu 7:

Người ta có thể bảo vệ vỏ tàu biển bằng cách gắn những tấm kẽm vào vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển (nước biển là dung dịch chất điện ly) vì :

A. Thép là cực dương, không bị ăn mòn, kẽm là cực âm, bị ăn mòn

B. Thép là cực âm, không bị ăn mòn, kẽm là cực dương, bị ăn mòn

C. Kẽm gắn tiếp xúc với nước biển nên thép không thể tác dụng được với nước

D. Kẽm gắn tiếp xúc với nước biển nên thép không thể tác dụng được với các chất có trong nước biển

Xem lời giải »


Câu 8:

Dãy gồm các kim loại điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện là:

A. Mg, Al, Cu, Fe

B. Al, Zn, Cu, Ag

C. Na, Ca, Al, Mg

D. Zn, Fe, Pb, Cr

Xem lời giải »


Câu 9:

Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm ZnO, FeO, BaO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm

A. Zn, Fe, Ba

B. Zn, Fe, BaO

C. Zn, FeO, BaO

D. ZnO, Fe, MgO

Xem lời giải »


Câu 10:

Tiến hành phản ứng khử oxit X thành kim loại bằng khí H2 (dư) theo sơ đồ hình vẽ dưới đây:

Oxit X là

A. CuO

B. MgO

C. Al2O3

D. K2O

Xem lời giải »


Câu 11:

Cho 31,9 gam hỗn hợp Al2O3, ZnO, FeO, CaO tác dụng hết với CO dư, đun nóng thu được 28,7 gam hỗn hợp X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí H2 (đktc). V có giá trị là:

A. 5,6 lít

B. 11,2 lít

C. 6,72 lít

D. 4,48 lít

Xem lời giải »


Câu 12:

Khử 3,48 gam một oxit của kim loại M cần dùng 1,344 lít H(đktc). Toàn bộ lượng kim loại M sinh ra cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít H2 (đktc). Công thức oxit là

A. Fe3O4

B. Fe2O3

C. FeO

D. ZnO

Xem lời giải »


Câu 13:

Trong các thí nghiệm sau: 

1. Để vật bằng thép ở ngoài không khí ẩm

2. Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3.

3. Cho Na vào dung dịch CuSO4

4. Để miếng tôn (Fe tráng Zn) có vết xước sâu ngoài không khí ẩm.

Thí nghiệm xảy ra ăn mòn hóa học là

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

Xem lời giải »


Câu 14:

Điện phân 400ml dd AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 0,1M với cường độ dòng điện I = 10A, anot bằng Pt. Sau thời gian t, ta ngắt dòng điện, thấy khối lượng catot tăng thêm m gam trong đó có 1,28 gam Cu. Thời gian điện phân t là (hiệu suất điện phân là 100%)

A. 116 s

B. 1158 s

C. 772 s

D. 193 s

Xem lời giải »


Câu 15:

Điện phân 100 ml dung dịch chứa: FeCl3 1M, FeCl2 2M, CuCl2 1M và HCl 2M với điện cực trơ, màng ngăn xốp, I = 5A trong 2 giờ 40 phút 50 giây thì ở catot tăng m gam. Giá trị của m là

A. 5,6

B. 6,4

C. 2,8

D. 3,2

Xem lời giải »


Câu 1:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.

(b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm.

(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.

(d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc đựng dung dịch NaCl.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn điện hóa học là

A. 3

B. 1

C. 4

D. 2

Xem lời giải »


Câu 2:

Tiến hành 6 thí nghiệm sau đây

TN1: Nhúng thanh sắt vào dung dịch FeCl3.

TN2: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4.

TN3: Để chiếc đinh làm bằng thép ngoài không khí ẩm.

TN4: Cho chiếc đinh làm bằng sắt vào dung dịch H2SO4.

TN5: Nhúng thanh đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.

TN6: Nhúng thanh nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng có hòa tan vài giọt CuSO4.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 4

B. 2

C. 5

D. 3

Xem lời giải »


Câu 3:

Tiến hành các thí nghiệm sau :

(1) Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO3

(2) Cho vật bằng gang vào dung dịch HCl.

(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4.              

(4) Để miếng tôn (Fe tráng Zn) có vết xước sâu ngoài không khí ẩm.

(5) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 2M.  

(6) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư.

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn hóa học là

A. 3

B. 2

C. 4

D. 5

Xem lời giải »


Câu 4:

Thực hiện các thí nghiệm sau :

(1) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.                      

(2) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.

(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.                 

(4) Nối một dây Sn với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.

(5) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.       

Trong các thí nghiệm trên thì thí nghiệm mà Fe bị ăn mòn điện hóa học là

A. (2), (3), (4)

B. (1), (2), (4)

C. (2), (4), (5)

D. (1), (3), (4)

Xem lời giải »


Câu 5:

Hỗn hợp X gồm A12O3, MgO, Fe2O3, CuO. Cho khí H2 dư qua X nung nóng được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch Cu(NO3)2 dư được dung dịch E và chất rắn G. Cho chất rắn G vào dung dịch NaOH dư thu được chất rắn F. Chất rắn F gồm

A. Cu, Al2O3, MgO, Fe3O4

B. Cu

C. Cu, MgO

D. Cu, MgO, Fe3O4

Xem lời giải »


Câu 6:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư;                                         

(2) Dẫn khí H2 (dư) qua bột MgO nung nóng;

(3) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư;

(4) Cho Na vào dung dịch MgSO4;

(5) Nhiệt phân Hg(NO3)2;

(6) Đốt Ag2S trong không khí;

(7)  Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với các điện cực trơ.

Số thí nghiệm tạo thành kim loại là

A. (1); (2); (5)

B. (2); (6); (7)

C. (5); (6); (7)

D. (3); (5); (6); (7)

Xem lời giải »


Câu 7:

Hòa tan 4,5 gam tinh thể MSO4.5H2O vào nước được dung dịch X. Điện phân dung dịch X với điện cực trơ, I = 1,93A.

- Nếu thời gian điện phân là t giây thì thu được kim loại tại catot và 0,007 mol khí tại anot.

- Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì thu được 0,024 mol khí.

Kim loại M và thời gian t là

A. Cu; 1400 s

B. Ni; 1400 s

C. Fe; 2800 s

D. Cu; 2800 s

Xem lời giải »


Câu 8:

Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp MgCl2 1M và NaCl 1M, với I = 2,68A, trong thời gian 3 giờ với điện cực trơ, màng ngăn xốp. Sau khi kết thúc điện phân thấy khối lượng dung dịch giảm m gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của m là

A. 10,65

B. 14,25

C. 19,65

D. 22,45

Xem lời giải »


Câu 9:

Cho khí CO đi qua ống sứ đựng 0,09 mol hỗn hợp A gồm Fe2O3 và FeO nung nóng sau một thời gian thu được 10,32 gam chất rắn B. Dẫn khí đi ra khỏi ống sứ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 17,73 gam kết tủa. Cho B tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:

A. 1,344 lít

B. 1,68 lít

C. 1,14 lít

D. 1,568 lít

Xem lời giải »


Câu 10:

Cho khí CO qua hỗn hợp T gồm Fe và Fe2O3 nung nóng thu được hỗn hợp khí B và hỗn hợp chất rắn D. Cho B qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 6 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hỗn hợp D bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 0,18 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và 24 gam muối. Phần trăm số mol của Fe trong hỗn hợp T là

A. 80%

B. 45%

C. 50%

D. 75%

Xem lời giải »


Xem thêm bài tập hóa học có lời giải hay khác: