X

750 câu trắc nghiệm Hóa 12

Top 50 bài tập luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein (có đáp án)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm 50 bài tập luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein hóa học 12 mới nhất được biên soạn bám sát chương trình hóa học 12 giúp các bạn học tốt môn Hóa học hơn.

Bài tập luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein (có đáp án)

Câu 1:

Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu ?

A. glyxin

B. metylamin

C. axit axetic

D. alanin

Xem lời giải »


Câu 2:

Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa N2 ?

A. xenlulozơ

B. protein

C. chất béo

D. tinh bột

Xem lời giải »


Câu 3:

Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol: 1 H2NCH2COOH, 2 CH3COOH, 3 CH3CH2NH2 . Dãy các dung dịch xếp theo thứ tự pH tăng dần là

A. (3), (1), (2).

B. (1), (2), (3)

C. (2), (3), (1)

D. (2), (1), (3)

Xem lời giải »


Câu 4:

Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Cho CuOH2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng

B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím

C.  Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng

D.  Dung dịch glyxin không làm đổi màu qùy tím

Xem lời giải »


Câu 5:

Cho 24,25 gam muối H2NCH2COONa tác  dụng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư), thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là 

A. 33,38

B. 16,73

C. 42,50.

D. 13,12

Xem lời giải »


Câu 6:

Thủy phân hết m gam tetrapeptit Gly-Gly-Gly-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 24 gam Gly, 26,4 gam Gly-Gly và 22,68 gam Gly-Gly-Gly. Giá trị của m là 

A. 73,08. 

B. 133,32

C. 66,42

D. 61,56

Xem lời giải »


Câu 7:

Amino axit X trong phân tử chỉ chứa hai loại nhóm chức. Cho 0,15 mol X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH, thu được 26,55 gam muối, số nguyên tử hiđro trong phân tử X là

A. 9

B. 6.   

C.7

D. 8

Xem lời giải »


Câu 8:

Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức -COOH và -NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO:mN = 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với 7,66 gam hỗn hợp X cần 60 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hòan toàn 7,66 gam hỗn hợp X cần 6,384 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, và N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là:

A. 26 gam

B. 30 gam

C. 40 gam

D. 20 gam

Xem lời giải »


Câu 9:

Peptit có CTCT như sau:

H2NCHCH3CONHCH2CONHCHCHCH32COOH. Tên gọi đúng của peptit trên là 

A. Ala-Ala-Val

B. Ala-Gly-Val

C. Gly-Ala-Gly

D. Gly-Val-Ala

Xem lời giải »


Câu 10:

Tripeptit X có công thức sau : H2NCH2CONHCHCH3CONHCHCH3COOH. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là :

A. 28,6 gam

B. 22,2 gam

C.  35,9 gam

D. 31,9 gam

Xem lời giải »


Câu 11:

Sau khi đựng anilin, có thể chọn cách rửa nào sau đây để có dụng cụ thủy tinh sạch ?

A. Rửa bằng nước sau đó tráng bằng dung dịch kiềm

B. Rửa bằng dung dịch axit sau đó tráng bằng nước

C. Rửa bằng dung dịch kiềm sau đó tráng bằng nước

D. Rửa bằng nước sau đó tráng bằng dung dịch axit

Xem lời giải »


Câu 12:

Để tách phenol ra khỏi hỗn hợp phenol, anilin, benzen, người ta cần dùng lần lượt các hóa chất nào sau đây (không kể các phương pháp vật lí).

A. NaOH, HCl

B. H2O, CO2

C.  Br2, HCl. 

D. HCl, NaOH

Xem lời giải »


Câu 13:

Thuỷ phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là:

A. 81,54

B. 66,44

C. 111,74

D. 90,6

Xem lời giải »


Câu 14:

Cho 3 hoặc 4 giọt chất lỏng X tinh khiết vào một ống nghiệm có sẵn 1 - 2ml nước, lắc đều thu được một chất lỏng trắng đục, để yên một thời gian thấy xuất hiện hai lớp chất lỏng phân cách. Cho 1 ml dung dịch HCl vào và lắc mạnh lại thu được một dung dịch đồng nhất. Cho tiếp vào đó vài giọt dung dịch NaOH thấy xuất hiện hai lớp chất lỏng phân cách. Chất X là:

A. Hồ tinh bột

B. Anilin

C. Phenol lỏng

D. Lòng trắng trứng

Xem lời giải »


Câu 15:

Đốt cháy hoàn toàn 43,1 gam hỗn hợp X gồm axit đơn no hở (RCOOH), glyxin, alanin và Axit glutamic thu được 1,4 mol CO2 và 1,45 mol H2O. Mặt khác 43,1 gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol HCl. Nếu cho 43,1 gam hỗn hợp X tác dụng với 0,7 mol NaOH trong dung dịch sau đó cô cạn thì thu được khối lượng chất rắn khan là :

A. 58,5 gam

B.  60,3 gam

C. 71,1 gam

D. 56,3 gam

Xem lời giải »


Câu 1:

Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?

A. (CH3)3COH và (CH3)2NH.

B. CH3CH(NH2)CH3 và CH3CH(OH)CH3.

C. (CH3)2NH và CH3OH.

D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNHCH3.

Xem lời giải »


Câu 2:

Dãy gồm tất cả các amin bậc 2 là

A. CH3NH2, C2H5NH2, C6H5CH2NH2.

B. CH3NHCH3, C2H5NHCH3, C6H5NHCH3.

C. C6H5NH2, C6H5NHCH3, C6H5CH2NH2.

D. (CH3)2CHNH2, C2H5NH2, C2H5NHCH3.

Xem lời giải »


Câu 3:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về amin?

A. Anilin là chất rắn ở nhiệt độ thường.

B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.

C. Metylamin là chất khí ở nhiệt độ thường.

D. Isopropylamin là amin bậc hai.

Xem lời giải »


Câu 4:

Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tính chuyển sang màu xanh?

A. Anilin.

B. Etylamin.

C. amoni clorua.

D. p-nitroanilin.

Xem lời giải »


Câu 5:

Dung dịch anilin (C6H5NH2) không thể phản ứng được với dung dịch chất nào sau đây?

A. Br2.

B. NaOH.

C. HCl.

D. HCOOH.

Xem lời giải »


Câu 6:

Amino axit X có phân tử khối bằng 117. Tên của X là

A. lysin.

B. alanin.

C. glyxin.

D. valin.

Xem lời giải »


Câu 7:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phân tử các amino axit có một nhóm NH2 và một nhóm COOH.

B. Dung dịch của các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.

C. Dung dịch của các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím.

D. Các amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường.

Xem lời giải »


Câu 8:

Axit glutamic là một chất dẫn truyền thần kinh, giúp kích thích thần kinh. Axit glutamic giúp phòng ngừa và điều trị các triệu chứng suy nhược thần kinh do thiếu hụt axit glutamic như mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt... Phát biểu đúng về axit glutamic?       

A. Mì chính là axit glutamic.

B. Phân tử khối của axit glutamic là 117.

C. Axit glutamic có khả năng phản ứng với dung dịch HCl.

D. Axit glutamic không làm quỳ tím chuyển màu.

Xem lời giải »


Câu 9:

Số đồng phân α – amino axit có công thức phân tử C4H9NO2

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Xem lời giải »


Câu 10:

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?

A. CH3-CH(NH2)COOH.

B. H2N-CH2-COOH.

C. H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH.

D. (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH.

Xem lời giải »


Câu 11:

Cho các dung dịch sau: Glyxin, Alanin, Axit glutamic, valin, lysin. Hỏi có mấy dung dịch không làm cho quỳ tím đổi màu? 

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Xem lời giải »


Câu 12:

Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là

A. 4

B. 2

C. 3

D. 5

Xem lời giải »


Câu 13:

Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

B. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α - amino axit.

C. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

D. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α - amino axit được gọi là liên kết peptit.

Xem lời giải »


Câu 14:

Thủy phân hoàn toàn tripeptit X mạch hở, thu được hỗn hợp gồm alanin, glyxin, valin có tỉ lệ mol là 1 : 1 : 1. Số CTCT của X là

A. 5

B. 6

C. 4

D. 3

Xem lời giải »


Câu 15:

Cho 0,02 mol aminoaxit A tác dụng vừa đủ với 80 ml dd HCl 0,25M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,39 gam muối. Phân tử khối của A là

A. 133.

B. 146.

C. 147.

D. 157.

Xem lời giải »


Câu 1:

Có bao nhiêu amin bậc II có cùng CTPT C5H13N?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Xem lời giải »


Câu 2:

Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 31,11%. Số đồng phân amin thỏa mãn các dữ kiện trên là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Xem lời giải »


Câu 3:

Cho các chất: (1) C6­H5NH2, (2) (C6­H5)3N, (3) (C6­H5)2NH, (4) NH3 (C6­H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ tăng là

A. (4), (1), (3), (2).

B. (2), (3), (4), (1).

C. (2), (3), (1), (4).

D. (4), (2), (3), (1).

Xem lời giải »


Câu 4:

Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, C2H5OH, NaOH, K2CO3, (C2H5)2NH, NH4Cl. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là

A. 6

B. 5

C. 4

D. 3

Xem lời giải »


Câu 5:

Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,8 lít khí CO2; 2,8 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và 20,25 gam H2O. CTPT của X là

A. C4H9N.

B. C3H7N.

C. C2H7N.

D. C3H9N.

Xem lời giải »


Câu 6:

A. ClH3NCH2COONa.

B. H2NCH2COONa.

C. H2NCH2COOH.

D. ClH3NCH2COOH.

Xem lời giải »


Câu 7:

Amino axit X chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH trong phân tử. Y là este của X với ancol đơn chức. Phân tử khối của Y bằng 89. Công thức của X, Y lần lượt là:

A. H2NCH2COOH, H2NCH2COOC2H5

B. H2N[CH2]2COOH, H2N[CH2]2COOC2H5

C. H2N[CH2]2COOH, H2N[CH2]2COOCH3

D. H2NCH2COOH, H2NCH2COOCH3

Xem lời giải »


Câu 8:

Đốt cháy hoàn toàn m gam một amino axit no phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH thu được 4,48 lít CO2 và 4,5 gam H2O. CT của amino axit là:

A. NH2CH2CH2CH2COOH.

B. CH3CH(NH2)COOH.

C. NH2CH2COOH.

D. NH2CH(COOH)2.

Xem lời giải »


Câu 9:

Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5-NH3Cl (phenylamoni clorua),

H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, ClH3N-CH2COOH, H2N-CH2-COONa,

HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH. Số lượng các dung dịch có pH > 7 là:

A. 2

B. 5

C. 4

D. 3

Xem lời giải »


Câu 10:

X là một α-aminoaxit no, mạch hở, chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho X tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl 1M, thu được 12,55 gam muối. CTCT của X là:

A. H2N-CH2-COOH.

B. CH3-CH(NH2)-COOH.

C. C2H5-CH(NH2)-COOH.

D. H2N- CH2-CH2-COOH.

Xem lời giải »


Câu 11:

Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch Z chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là

A. 9,524%

B. 10,687%

C. 10,526%

D. 11,966%

Xem lời giải »


Câu 12:

Cho 0,1 mol chất X (C2H8O3N2) tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 8,5 gam

B. 12,5 gam

C. 17 gam

D. 21,8 gam

Xem lời giải »


Câu 13:

Tripeptit X có công thức sau: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-COOH. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là:

A. 28,6 gam.

B. 35,9 gam.

C. 37,9 gam.

D. 31,9 gam.

Xem lời giải »


Câu 14:

Khi thủy phân hoàn toàn 0,25 mol peptit X mạch hở (X tạo thành từ các các α-aminoaxit có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) bằng dung dịch KOH (dư 15% so với lượng cần phản ứng), cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng X là 253,1 gam. Số liên kết peptit trong X là

A. 10.

B. 15.

C. 16.

D. 9.

Xem lời giải »


Câu 15:

Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ. Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2 trong phân tử. Giá trị của m là:

A. 51,72.

B. 54,30.

C. 66,00.

D. 44,48.

Xem lời giải »


Câu 1:

Cho 17,7 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 28,65 gam muối. Công thức phân tử của X là

A. C4H11N.

B. CH5N.

C. C2H7N.

D. C3H9N.

Xem lời giải »


Câu 2:

Cho 1,52 gam hỗn hợp hai amin no, đơn chức (được trộn với số mol bằng nhau) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl, thu được 2,98 gam muối. Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Nồng độ mol của dung dịch HCl bằng 0,2M.

B. Số mol của mỗi amin là 0,02 mol.

C. Công thức thức của hai amin là CH5N và C2H7N.

D. Tên gọi hai amin là metylamin và etylamin.

Xem lời giải »


Câu 3:

Đốt cháy hoàn toàn amin X bằng oxi vừa đủ, dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 4 gam kết tủa và khối lượng bình tăng 3,2 gam và có 0,448 lít khí (đktc) thoát ra khỏi bình. X có CTPT là

A. C2H8N2.

B. CH5N.

C. C3H10N2.

D. C3H7NH2.

Xem lời giải »


Câu 4:

X có CTPT C3H12N2O3. X tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng nhẹ) hoặc HCl đều có khí thoát ra. Lấy 18,60 gam X tác dụng hoàn toàn với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch đến khối lượng không đổi thì được m (gam) rắn khan, m có giá trị là

A. 15,9.

B. 21,20.

C. 19,9.

D. 20,35.

Xem lời giải »


Câu 5:

Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C2H7O2N). Cho 14,85 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 2 khí (đều làm xanh quỳ tím ẩm). Cô cạn toàn bộ dung dịch M thu được m gam muối khan. Giá trị của m có thể là

A. 11,8.

B. 13,5.

C. 14,7.

D. 10,6.

Xem lời giải »


Câu 6:

Đốt cháy hoàn toàn 12,36 gam amino axit X có công thức dạng H2NCxHy(COOH)t, thu được a mol CO2 và b mol H2O (b > a). Mặt khác, cho 0,2 mol X vào 1 lít dung dịch hỗn hợp KOH 0,4M và NaOH 0,3M, thu được dung dịch Y. Thêm dung dịch HCl dư vào Y, thu được dung dịch chứa 75,25 gam muối. Giá trị của b là

A. 0,48.

B. 0,42.

C. 0,54.

D. 0,30.

Xem lời giải »


Câu 7:

Hỗn hợp X gồm một số amino axit (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2, không có nhóm chức khác). Trong hỗn hợp X, tỉ lệ khối lượng của oxi và nito tương ứng là 64:21. Để tác dụng vừa đủ với 14,15 gam hỗn hợp X cần 100ml dung dịch HCl 1,5M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 14,15 gam hỗn hợp X cần V lít khí O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 17,6 gam CO2. Giá trị V là:

A. 8,42

B. 9,24

C. 9,52

D. 8,68

Xem lời giải »


Câu 8:

Thủy phân 445,05 gam peptit Val-Gly-Gly-Val-Gly thu được hỗn hợp X gồm 127,5 gam Gly; 163,8 gam Val; 39,6 gam Gly-Gly; 87 gam Val-Gly; 23,1 gam Gly-Val-Gly và m gam một pentapeptit X1. Giá trị m là (Cho biết khối lượng mol của Val và Gly lần lượt 117 và 75)

A. 68,85.

B. 58,05.

C. 66,15.

D. 77,40.

Xem lời giải »


Câu 9:

Đun nóng m gam hỗn hợp a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các aminoaxit đều có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2 trong phân tử. Giá trị của m là

A. 49,56.

B. 44,48.

C. 51,72.

D. 59,28.

Xem lời giải »


Câu 10:

Cho hỗn hợp X chứa hai peptit M và Q đều tạo bởi hai amino axit đều no, chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2. Tổng số nguyên tử O của M và Q là 14. Trong M hoặc Q đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Cứ 0,25 mol X tác dụng hoàn toàn với KOH (đun nóng) thì thấy có 1,65 mol KOH phản ứng và thu được m gam muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 54,525 gam X rồi cho sản phẩm hấp thụ hoàn toàn vào bình chứa Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 120,375 gam. Giá trị của m là

A. 187,25.

B. 196,95.

C. 226,65.

D. 213,75.

Xem lời giải »


Xem thêm bài tập hóa học có lời giải hay khác: