Top 50 bài tập ôn tập Hóa học 12 Chương 3 (có đáp án)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 50 bài tập ôn tập Hóa học 12 Chương 3 hóa học 12 mới nhất được biên soạn bám sát chương trình hóa học 12 giúp các bạn học tốt môn Hóa học hơn.
Bài tập ôn tập Hóa học 12 Chương 3 (có đáp án)
Câu 1:
Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?
A. Metylamin
B. Trimetylamin
C. Đimetylamin
D. Phenylamin
Câu 2:
Chất nào sau đây là amin no, đơn chức, mạch hở?
A. CH3N
B. CH5N
C. C3H7N
D. C6H7N
Câu 3:
Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
A. Amoni clorua, metyl amin, natri hidroxit.
B. Metyl amin, amoniac, natri axetat.
C. Anilin, metyl amin, amoniac.
D. Anilin, amoniac, natri hidroxit.
Câu 5:
Hãy cho biết có bao nhiêu amin bậc 1 có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C7H9N?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 6
Câu 6:
Có 3 hóa chất sau đây: Etylamin, phenylamin và amoniac. Thứ tự tăng dần lực bazơ được sắp xếp theo dãy:
A. Amoniac < etylamin < phenylamin.
B. Etylamin < amoniac < phenylamin.
C. Phenylamin < amoniac < etylamin.
D. Phenylamin < etylamin < amoniac.
Câu 7:
Hợp chất C6H5NHC2H5 có tên thay thế là:
A. N – Etylbenzenamin
B. Etyl phenyl amin
C. N – Etylanilin
D. Etyl benzyl amin
Câu 8:
Nguyên nhân gây nên tính bazơ của amin là:
A. Do phân tử amin bị phân cực mạnh.
B. Do amin tan nhiều trong H2O.
C. Do nguyên tử N có độ âm điện lớn nên cặp e chung của nguyên tử N và H bị hút về phía N.
D. Do nguyên tử N còn cặp eletron tự do nên phân tử amin có thể nhận proton.
Câu 9:
Hợp chất nào dưới đây có tính bazơ yếu nhất?
A. Anilin
B. Metylamin
C. Đimetylamin
D. Amoniac
Câu 10:
Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá...) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn?
A. Dùng nước đá và nước đá khô.
B. Dùng fomon, nước đá.
C. Dùng phân ure, nước đá.
D. Dùng nước đá khô, fomon.
Câu 11:
Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?
A. Glyxin
B. Phenylamin
C. Metylamin
D. Alanin
Câu 12:
Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. Xút.
B. Xô đa.
C. Nước vôi trong.
D. Giấm ăn.
Câu 14:
Để rửa sạch lọ đã đựng anilin người ta dùng
A. dung dịch NaOH và nước
B. dung dịch HCl và nước
C. dung dịch amoniac và nước
D. dung dịch NaCl và nước
Câu 15:
Trong điều kiện thường, chất nào sau đây là chất khí:
A. Anilin
B. Glyxin
C. Metylamin
D. Etanol
Câu 16:
Hợp chất tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng là
A. Anđehit axetic
B. Glucozơ
C. Alanin
D. Anilin
Câu 17:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của amoniac bằng một hay nhiều gốc hidrocacbon.
B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.
C. Tùy thuộc vào cấu trúc của gốc hidrocacbon, có thể phân biệt amin no, chưa no và thơm.
D. Amin có từ hai nguyên tử Cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.
Câu 18:
Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?
A. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH
B. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3
C. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2
D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2
Câu 19:
Cho 13,65 gam hỗn hợp các amin gồm trimetylamin, metylamin, đimetylamin, anilin tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là:
A. 22,525
B. 22,630
C. 22,275
D. 20,95
Câu 20:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức X1, X2 (đều bậc I, cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, X1 là amin no mạch hở và phân tử X1 nhiều hơn phân tử X2 hai nguyên tử H) thu được 0,1 mol CO2. Mặt khác cho toàn bộ lượng X trên tác dụng với dung dịch HNO2 sinh ra 0,05 mol N2. Trong các khẳng định sau có bao nhiêu khẳng định đúng?
(1) Trong phân tử X2 có 7 liên kết σ và 1 liên kết π.
(2) Cả X1 và X2 phản ứng được với HNO2 cho sản phẩm hữu cơ tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Lực bazơ của X2 lớn hơn lực bazơ của X1.
(4) X1 và X2 đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 1:
Cho amin X phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được muối có phân tử khối bằng 95,5. Công thức của X là?
A. C3H9N
B. C4H9N
C. C2H8N2
D. CH6N2
Câu 2:
Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là?
A. 8
B. 7
C. 5
D. 4
Câu 3:
Cho 3,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, trimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,07 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 2,555
B. 3,555
C. 5,555
D. 4,725
Câu 4:
Cho 12,1 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin (tỉ lệ mol 1 : 2) phản ứng vừa đủ với 300ml dung dịch HCl 1M, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 23,05
B. 22,95
C. 6,75
D. 16,3
Câu 5:
A là một amin. A tác dụng với dung dịch HCl tạo muối có dạng RNH3Cl. Cho 5,4 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch CuSO4, thu được muối hữu cơ và 5,88 gam kết tủa. A là:
A. n-Propylamin
B. Metylamin
C. Đimetylamin
D. Etylamin
Câu 6:
Cho m gam anilin vào lượng dư dung dịch brom, phản ứng kết thúc, thu được kết tủa trắng là dẫn xuất tribrom của anilin có khối lượng 6,6 gam. Trị số của m là:
A. 0,93
B. 1,395
C. 1,86
D. 2,325
Câu 7:
Benzen không làm mất màu nước brom, trong khi anilin làm mất màu nước brom nhanh chóng. Nguyên nhân là:
A. Nhóm amino (-NH2) rút điện tử làm cho anilin phản ứng thế ái điện tử xảy ra dễ dàng với nước brom (tại các vị trí orto, para) còn benzen thì không phản ứng với nước brom.
B. Benzen không hòa tan được trong nước và nhẹ hơn nước nên khi cho vào nước brom thì có sự phân lớp, benzen nằm ở lớp trên, không tiếp xúc được với brom nên không có phản ứng, còn anilin thì phản ứng được là do anilin hòa tan dễ dàng trong nước.
C. Anilin có tính bazơ nên tác dụng được với nước brom, còn benzen không phải là bazơ nên không phản ứng được.
D. Do nhóm amino đẩy điện tử vào nhân thơm khiến anilin phản ứng được với dung dịch brom, còn benzen thì không.
Câu 8:
A là một amin đơn chức bậc hai. Cho A tác dụng với dung dịch AlCl3 thì thu được kết tủa màu trắng và lượng muối hữu cơ thu được có tỉ lệ khối lượng so với A đem cho phản ứng là mmuối : mA = 163 : 90. A là:
A. Đietylamin
B. Đimetylamin
C. Etylmetylamin
D. Etylamin
Câu 9:
Người ta dùng hiđro nguyên tử mới sinh (đang sinh) để khử 2,46 gam nitrobenzen, thu được 1,674 gam anilin. Hiệu suất của phản ứng điều chế anilin này là:
A. 100%
B. 90%
C. 80%
D. 70%
Câu 10:
Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức A, thu được 26,88 lít CO2; 1,12 lít N2 (các thể tích đo ở đktc) và 9,9 gam H2O. A là:
A. Điphenylamin
B. Anilin
C. 1-Aminopentan
D. Trimetylamin
Câu 11:
X là một amin đơn chức no mạch hở. Đốt cháy hết 1 mol X thu được 4 mol CO2. X có bao nhiêu đồng phân?
A. 9
B. 8
C. 7
D. 6
Câu 12:
Trong 8 dung dịch: Metylamin; Etylamin; Đimetylamin; Trimetylamin; Amoniac; Anilin; Điphenylamin; Phenol, có bao nhiêu dung dịch vừa không làm đổi màu quì tím hóa xanh vừa không làm hồng phenolphtalein?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 13:
Cho 0,93 gam anilin tác dụng với 140ml dung dịch nước Br2 3% (có khối lượng riêng 1,3 g/ml), sau khi kết thúc phản ứng thì thu được bao nhiêu gam 2,4,6-tribromanilin?
A. 3,30
B. 3,75
C. 3,96
D. 2,97
Câu 14:
Để điều chế được 4,29 gam chất 2,4,6-tribromanilin thì cần dùng ít nhất bao nhiêu gam dung dịch brom 6% ?
A. 104 gam
B. 155 gam
C. 160 gam
D. 165 gam
Câu 15:
Có thể nhận biết bình đựng dung dịch metylamin bằng cách:
A. Dùng dung dịch HCl
B. Dùng dung dịch xút
C. Hiện tượng bốc khói trắng với đũa thủy tinh có nhúng HCl đậm đặc khi để trên bình
D. (A), (B), (C)
Câu 16:
X là một chất hữu cơ có công thức thực nghiệm (CH5N)n. X có thể ứng với bao nhiêu chất?
A. Rất nhiều chất vì n có thể có nhiều trị số
B. 2
C. 3
D. Tất cả đều sai
Câu 17:
Chọn câu đúng
Công thức tổng quát của amin mạch hở có dạng là
A. CnH2n+3N
B. CnH2n+2+kNk
C. CnH2n+2-2a+kNk
D. CnH2n+1N
Câu 19:
Chất X có công thức phân tử C3H9O2N, khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thoát ra một chất khí làm xanh quỳ tím ẩm. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Câu 20:
Cho 0,11 mol glyxin tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 12,56
B. 14,19
C. 10,67
D. 12,21
Câu 1:
X là một α – aminoaxit no chỉ chứa một nhóm - NH2 và 1 nhóm – COOH. Cho 28,48 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 40,16 gam muối. Tên gọi của X là:
A. Axit aminoaxetic
B. Axit - aminobutiric
C. Axit - aminopropionic
D. Axit - aminoglutaric
Câu 2:
A là một chất hữu cơ thuộc dãy đồng đẳng axit glutamic. Đốt cháy hết 1,33 gam A bằng O2, thu được 112cm3 N2 (đktc). Công thức của A là:
A. HOOCCH2CH2CH2CH(NH2)COOH
B. H2NCH2CH2CH2CH2CH(NH2)COOH
C. HOOCCH2CH(NH2)COOH
D. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH
Câu 3:
Với hỗn hợp gồm hai aminoaxit là glyxin (H2NCH2COOH) và alanin (CH3CH(NH2)COOH), có thể thu được bao nhiêu đipeptit khi cho chúng phản ứng với nhau?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4:
Ở 900C, độ tan của anilin là 6,4 gam. Nếu cho 212,8 gam dung dịch anilin bão hòa ở nhiệt độ trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì số gam muối có trong dung dịch thu được gần với giá trị nào sau đây nhất?
A. 19,45
B. 20,15
C. 17,82
D. 16,28
Câu 5:
Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH tham gia phản ứng là:
A. 0,5 mol
B. 0,65 mol
C. 0,35 mol
D. 0,55 mol
Câu 6:
Hòa tan 30 gam glyxin trong 60 gam etanol rồi thêm từ từ 10ml dung dịch H2SO4 đặc, sau đó nung nóng một thời gian. Để nguội, cho hỗn hợp vào nước lạnh, rồi trung hòa bằng NH3 dư thu được một sản phẩm hữu cơ có khối lượng 32,96 gam. Hiệu suất của phản ứng là:
A. 75%
B. 80%
C. 85%
D. 60%
Câu 7:
Khi bị ốm, mất sức hoặc sau các ca phẫu thuật, nhiều người bệnh thường được truyền dịch “đạm” để cơ thể sớm hồi phục. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là
A. glucozơ
B. saccarozơ
C. amino axit
D. amin
Câu 8:
Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong lysin là:
A. 35,96%
B. 43, 54%
C. 27,35%
D. 21,92%
Câu 9:
Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dd Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 55,600
B. 53,775
C. 61,000
D. 32,250
Câu 10:
Axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) tác dụng được với dung dịch:
A. NaOH
B. Na2SO4
C. Cu
D. Pb
Câu 11:
Cho chuỗi phản ứng sau: X (+HCl) à Y (+NaOH) à X. Chất nào sau đây phù hợp:
A. H2N-CH2-COOH
B. C6H5NH2
C. Ala-Gly
D. HCOONH4
Câu 12:
Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,02 mol X tác dụng với 200ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6
B. 10
C. 12
D. 8
Câu 13:
Cho 8,3 gam hỗn hợp gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl x mol/lít, thu được dung dịch chứa 15,6 gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là
A. 0,5
B. 1,5
C. 2,0
D. 1,0
Câu 14:
Cho các chất sau đây:
(1) CH3-CH(NH2)-COOH (2) OH-CH2-COOH
(3) CH2O và C6H5OH (4) C2H4(OH)2 và p - C6H4(COOH)2
(5) (CH2)6(NH2)2 và (CH2)4(COOH)2
Các trường hợp có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng?
A. 1,2
B. 3,5
C. 3,4
D. 1, 2, 3, 4, 5
Câu 15:
Cho dung dịch chứa các chất sau :X1 : C6H5 - NH2; X2 : CH3 - NH2; X3 : NH2 - CH2 –COOH; X4 : HOOC-CH2-CH2-CHNH2COOH; X5 : H2N- CH2-CH2-CH2-CHNH2COOH.
Dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh ?
A. X1, X2, X5
B. X2, X3, X4
C. X2, X5
D. X1, X3, X5
Câu 16:
Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là
A. 85
B. 68
C. 45
D. 46
Câu 17:
Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2 . Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z ; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là
A. CH3OH và CH3NH2
B. C2H5OH và N2
C. CH3OH và NH3
D. CH3NH2 và NH3
Câu 18:
Hãy chọn trình tự tiến hành nào trong các trình tự sau để phân biệt dung dịch các chất: CH3NH2, H2NCOOH, CH3COONH4, anbumin.
A. Dùng quỳ tím, dùng dd HNO3 đặc , dùng dd NaOH
B. Dùng quỳ tím, dùng Ca(OH)2
C. Dùng Cu(OH)2 , dùng phenolphtalein, dùng dd NaOH
D. Dùng quỳ tím, dùng dd CuSO4, dùng dd NaOH
Câu 19:
Một este có CT C3H7O2N, biết este đó được điều chế từ amino axit X và rượu metylic. Công thức cấu tạo của amino axit X là:
A. CH3 – CH2 – COOH
B. H2N – CH2 – COOH
C. NH2 – CH2 – CH2 – COOH
D. CH3 – CH(NH2) – COOH
Câu 20:
Một chất hữu cơ X có CTPT C3H9O2N. Cho tác dụng với dung dịch NaOH đun nhẹ, thu được muối Y và khí làm xanh giấy quỳ tẩm ướt. Nung Y với vôi tôi xút thu được khí etan. Cho biết CTCT phù hợp của X ?
A. CH3COOCH2NH2
B. C2H5COONH4
C. CH3COONH3CH3
D. Cả A, B, C
Câu 1:
Các chất X, Y, Z có cùng CTPT . X tác dụng được cả với HCl và Na2O. Y tác dụng được với H mới sinh tạo ra Y1. Y1 tác dụng với H2SO4 tạo ra muối Y2. Y2 tác dụng với NaOH tái tạo lại Y1. Z tác dụng với NaOH tạo ra một muối và khí NH3. CTCT đúng của X, Y, Z là:
A. X (HCOOCH2NH2), Y (CH3COONH4), Z (CH2NH2COOH)
B. X(CH3COONH4), Y (HCOOCH2NH2), Z (CH2NH2COOH)
C. X (CH3COONH4), Y (CH2NH2COOH), Z (HCOOCH2NH2)
D. X (H2NCH2COOH), Y (CH3CH2NO2), Z (CH3COONH4)
Câu 2:
Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của X là
A. axit β-aminopropionic
B. mety aminoaxetat
C. axit α- aminopropionic
D. amoni acrylat
Câu 3:
Một amino axit A có 40,4% C ; 7,9% H ; 15,7 % N; 36%O và MA = 89. Công thức phân tử của A là :
A. C4H9O2N
B. C3H5O2N
C. C2H5O2N
D. C3H7O2N
Câu 4:
Axit glutamic (HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH) là chất
A. Chỉ có tính axit
B. Chỉ có tính bazơ
C. Lưỡng tính
D. Trung tính
Câu 6:
Thủy phân 14,6 gam Gly – Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 20,8
B. 18,6
C. 22,6
D. 20,6
Câu 7:
Khi thủy phân peptit có công thức hóa học
H2N - CH(CH3) - CONH - CH2 - CONH - CH2 - CONH - CH2 - CONH - CH(CH3) - COOH
Thì sản phẩm thu được có tối đa bao nhiêu peptit có phản ứng màu biure?
A. 5
B. 3
C. 4
D. 10
Câu 8:
Thủy phân không hoàn toàn tetrapeptit X mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Gly – Ala, Phe – Val và Ala – Phe. Cấu tạo của X là:
A. Gly – Ala – Val – Phe.
B. Val – Phe – Gly – Ala.
C. Ala – Val – Phe – Gly.
D. Gly – Ala – Phe – Val.
Câu 11:
Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala. Số liên kết peptit trong phân tử X là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 12:
Đipeptit X có công thức: H2NCH2CO-NHCH(CH3)COOH. Tên gọi của X là:
A. Gly – Val
B. Gly – Ala
C. Ala – Gly
D. Ala – Val
Câu 13:
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. Khi cho quỳ tím vào dung dịch muối natri của glyxin sẽ xuất hiện màu xanh.
B. Liên kết giữa nhóm NH với CO được gọi là liên kết peptit.
C. Có 3 - amino axit khác nhau có thể tạo tối đa 6 tripeptit.
D. Mọi peptit đều có phản ứng tạo màu biure.
Câu 14:
Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. H2N-CH2-COOH
B. CH3COONH4
C. NaHCO3
D. H2N-C6H4-NH2
Câu 15:
Chất nào sau đây có phản ứng màu biure?
A. Ala – Val – Gly
B. Glucozơ
C. Glyxerol
D. Gly – Ala
Câu 16:
Dung dịch lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là:
A. Màu xanh lam
B. Màu vàng
C. Màu đỏ máu
D. Màu tím
Câu 17:
Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở thu được 3 mol glyxin; 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn X thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipetit Ala-Gly; Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val. Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở pentapeptit X lần lượt là
A. Gly, Val
B. Ala, Val
C. Gly, Gly
D. Ala, Gly
Câu 18:
Thuỷ phân hợp chất
H2N−CH2−CO−NH−CH−CO−NH−CH−CO−NH−CH2−COOH
| |
CH2−COOH CH2C6H5
thu được các aminoaxit
A. H2N-CH2-COOH; H2N-CH(CH2-COOH)-CO-NH2 và H2N-CH(CH2-C6H5)-COOH
B. H2N-CH2-COOH; HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH và C6H5-CH2-CH(NH2)-COOH
C. H2N-CH2-COOH; H2N-CH2-CH(NH2)-COOH và C6H5-CH(NH2)-COOH
D. H2N-CH2-COOH; HOOC-CH(NH2)-COOH và C6H5-CH(NH2)-COOH
Câu 19:
Câu nào sau đây không đúng?
A. Thủy phân protein bằng axit hoặc kiềm khi đun nóng sẽ cho 1 hỗn hợp các muối.
B. Phân tử khối của 1 amino axit (gồm 1 chức NH2 và 1 chức COOH) luôn luôn là số lẻ.
C. Các amino axit đều tan trong nước.
D. Dung dịch amino axit không làm giấy quỳ đổi màu.
Câu 20:
Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là:
A. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH.
B. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH.
C. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH2-CH2-COOHCl-.
D. ClH3N-CH2-COOH, ClH3N-CH(CH3)-COOH.
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Protein là những polipeptit cao phân tử có thành phần chính là các chuỗi polipeptit.
B. Protein rất ít tan trong nước lạnh và tan nhiều trong nước nóng.
C. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy có kết tủa màu vàng.
D. Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng xuất hiện màu tím đặc trưng.
Câu 2:
Thuốc thử cần dùng để phân biệt các dung dịch riêng biệt mất nhãn : glucozơ, glixerol, alanylglyxylvalin, anđehit axetic, ancol etylic là
A. Cu(OH)2/dung dịch NaOH.
B. nước brom.
C. AgNO3/dung dịch NH3.
D. Na.
Câu 3:
Thủy phân octapetit mạch hở X: Gly-Phe-Tyr-Lys-Gly-Phe-Tyr-Ala thì thu được tối đa bao nhiêu tripeptit có chứa Gly ?
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
Câu 4:
Thuỷ phân hoàn toàn 1,0 mol hợp chất:
H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH thì thu được nhiều nhất bao nhiêu mol α-amino axit ?
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
Câu 5:
Có bao nhiêu loại tripeptit chứa 3 loại gốc aminoaxit khác nhau ?
A. 6
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Isoamyl axetat có mùi chuối chín.
B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
C. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
D. Phân tử xenlulozơ được cấu tạo từ các gốc glucozơ.
Câu 7:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển màu hồng.
B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức.
C. Dung dịch glyxin không làm đổi màu phenolphtalein.
D. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa màu vàng.
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.
B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.
C. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím.
D. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.
Câu 9:
Nhằm đạt lợi ích kinh tế, một số trang trại chăn nuôi heo đã bất chấp thủ đoạn dùng một số hóa chất cấm để trộn vào thức ăn với liều lượng cao trong đó có Salbutamol. Salbutamol giúp heo lớn nhanh , tỉ lệ nạc cao. Màu sắc thịt đỏ hơn. Nếu con người ăn phải thịt heo được nuôi có sử dụng Salbutamol thì sẽ gây ra nhược cơ, giảm vận động của cơ, khớp khiến cơ thể phát triển không bình thường. Salbutamol có công thức cấu tạo thu gọn nhất như sau :
Salbutamol có công thức phân tử là:
A.C13H22O3N
B. C13H19O3N
C. C13H20O3N
D. C13H21O3N
Câu 10:
Chất không có khả năng làm xanh quỳ tím là:
A. amoniac
B. kali hidroxit
C. anilin
D. lysin
Câu 11:
Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau :
Mẫu thử | Thí nghiệm | Hiện tượng |
X | Tác dụng với Cu(OH)2 | Hợp chất màu tím |
Y | Quì tím ẩm | Quì đổi xanh |
Z | Tác dụng với dung dịch Br2 | Dung dịch mất màu và có kết tủa trắng |
T | Tác dụng với dung dịch Br2 | Dung dịch mất màu |
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là :
A. Acrilonitrin, Anilin, Gly-Ala-Ala, Metylamin.
B. Gly-Ala-Ala, Metylamin, Anilin, Acrilonitrin.
C. Gly-Ala-Ala, Metylamin, Acrilonitrin, Anilin.
D. Metylamin, Anilin, Gly-Ala-Ala, Acrilonitrin.
Câu 12:
Cho các phát biểu:
(1) Dung dịch lòng trắng trứng phản ứng màu biure Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho màu tím đặc trưng.
(2) Protein dạng sợi tan trong nước tạo dung dịch keo.
(3) Anbumin tác dụng với HNO3 đặc, cho kết tủa vàng.
(4) Protein đều là chất lỏng ở điều kiện thường.
Số phát biểu đúng là:
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 13:
Chất A có công thức phân tử C3H12N2O3. Chất B có công thức phân tử là CH4N2O. A, B lần lượt phản ứng với dung dịch HCl cũng cho ra một khí Z. Mặt khác, khi cho A, B tác dụng với dung dịch NaOH thì A cho khí X còn B cho khí Y.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Z vừa phản ứng được với NaOH vừa phản ứng được với HCl.
B. X, Y, Z phản ứng được với dung dịch NaOH.
C. MZ > MY > MX.
D. X, Y làm quỳ tím hóa xanh.
Câu 14:
Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH(CH3)COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ cần dùng một thuốc thử là:
A. natri kim loại
B. dung dịch HCl
C. dung dịch NaOH
D. Quỳ tím
Câu 15:
Tiến hành các thí nghiệm sau với dung dịch X chứa lòng trắng trứng:
- Thí nghiệm 1: Đun sôi dung dịch X.
- Thí nghiệm 2: Cho dung dịch HCl vào dung dịch X, đun nóng.
- Thí nghiệm 3: Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch X, sau đó nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào.
- Thí nghiệm 4: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch X, đun nóng.
- Thí nghiệm 5: Cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào dung dịch X, đun nóng.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng hóa học là
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
Câu 16:
Cho các dãy chuyển hóa :
Alanin A
Glyxin
Các chất X, Y tương ứng là:
A. ClH3NCH2COOH và H2NCH2COONa
B. ClH3NCH2COONa và ClH3NCH(CH3)COONa
C. CH3CH(NH3Cl)COOH và H2NCH2COONa
D. ClH3NCH2COOH và H2NCH(CH3)COONa
Câu 17:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
B. Phân tử khối của amino axit có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH luôn luôn là một số lẻ.
C. Dung dịch CH3NH2 làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.
D. Ở điều kiện thường, có 3 amin no, mạch hở, đơn chức tồn tại trạng thái khí.
Câu 18:
Dùng hóa chất nào để phân biệt được: tinh bột, glixerin, lòng trắng trứng?
A. HNO3
B. Cu(OH)2
C. I2
D. Giấy qùy
Câu 19:
Trong 12 dung dịch: Phenylamoni clorua; Anilin; Natri phenolat; Phenol; Amoni clorua; Amoniac; Axit axetic; Natri axetat; Etanol; Natri etylat; Natri clorua; Xôđa (Na2CO3), có bao nhiêu dung dịch làm đổi màu quỳ tím?
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
Câu 20:
Cho 0,1 mol hỗn hợp (C2H5)2NH và NH2CH2COOH tác dụng vừa hết với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 300
B. 150
C. 200
D. 100
Câu 1:
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ, thu được 0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl (dư), số mol HCl
A. 0,2
B. 0,1
C. 0,3
D. 0,4
Câu 2:
Đốt cháy hoàn toàn một amin no, mạch hở, bậc một X bằng oxi vừa đủ, sau phản ứng được hỗn hợp Y gồm khí và hơi, trong đó . Cho 1,8g X tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch được m gam muối khan.Giá trị của m là:
A. 3,99g
B. 2,895g
C. 3,26g
D. 5,085g
Câu 3:
Cho lượng dư anilin phản ứng hoàn toàn với 0,05 mol H2SO4 loãng, khối lượng muối thu được là
A. 7,1g
B. 14,2g
C. 19,1g
D. 28,4g
Câu 4:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 amin no đơn chức mạch hở X và 1 amin không no đơn chức mạch hở Y có 1 nối đôi C=C có cùng số nguyên tử C với X cần 55,44 lít O2(đktc) thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó : =10:13 và 5,6 lít N2 (đktc). Khối lượng của hỗn hợp amin ban đầu là:
A.35,9 gam
B. 21,9 gam
C. 29 gam
D. 28,9 gam
Câu 5:
Cho 0,76 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau, phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 1,49 gam muối. Khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong 0,76 gam X là
A. 0,45 gam.
B. 0,38 gam.
C. 0,58 gam.
D. 0,31 gam.
Câu 6:
Đốt cháy hoàn toàn 1,18g amin đơn chức X bằng 1 lượng không khí vừa đủ, dẫn toàn bộ lượng hỗn hợp khí sau phản ứng vào bình đựng Ca(OH)2 dư, được 6g kết tủa và có 9,632 lít khí (đktc) duy nhất thoát ra khỏi bình. Tìm ctpt của X.
A. C3H9N
B. C2H7N
C. C3H7N
D. CH5N
Câu 7:
Trong bình kín chứa 35ml hỗn hợp gồm H2, một amin đơn chức và 40ml O2. Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp, rồi đưa hỗn hợp thu được về điều kiện ban đầu. Thể tích các chất tạo thành bằng 20ml gồm 50% là CO2, 25% là N2, 25% là O2. CTPT của amin là
A. CH5N
B. C2H7N
C. C3H6N
D. C3H5N
Câu 8:
Hỗn hợp khí X gồm etylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là
A. CH4 và C2H6.
B. C2H4 và C3H6.
C. C2H6 và C3H8.
D. C3H6 và C4H8.
Câu 9:
Trung hòa hoàn toàn 9,62g một amin bậc 1 bằng dung dịch HCl thu được 19,11g muối. Amin có công thức là
A. H2NCH2CH2NH2
B. CH3CH2NH2
C. H2NCH2CH2CH2CH2NH2
D. H2NCH2CH2CH2NH2
Câu 10:
Cho 18,6 gam một ankylamin tác dụng với dung dịch FeCl3 (dư), thu được 21,4 gam kết tủa. Công thức cấu tạo thu gọn của ankylamin là:
A. CH3NH2.
B. C4H9NH2.
C. C2H5NH2.
D. C3H7NH2.
Câu 11:
Hợp chất X chứa vòng benzen, có công thức phân tử CxHyN. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl thu được muối Y có công thức dạng RNH3Cl (R là gốc hiđrocacbon). Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là 13,084%. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 12:
X là amin no đơn chức mạch hở và Y là amin no 2 lần amin mạch hở có cùng số cacbon. Trung hòa hỗn hợp gồm a mol X và b mol Y cần dung dịch chứa 0,5 mol HCl và tạo ra 43,15 gam hỗn hợp muối. Trung hòa hỗn hợp gồm b mol X và a mol Y cần dung dịch chứa 0,4 mol HCl và tạo ra p gam hỗn hợp muối. p có giá trị là :
A. 40,9 gam
B. 38 gam
C. 48,95 gam
D. 32,525 gam
Câu 13:
Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, rồi cô cạn dung dịch thì thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là bao nhiêu?
A. 100ml
B. 50ml
C. 200ml
D. 320ml
Câu 14:
Cho chuỗi phản ứng sau: C6H6 X Y Z. Tên gọi của Z là:
A. Anilin
B. Nitrobenzen
C. Phenylclorua
D. Phenol
Câu 15:
Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin sinh ra 2,24 lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 3,1 gam.
B. 6,2 gam.
C. 5,4 gam
D. 2,6 gam.
Câu 16:
Đốt cháy hoàn toàn 7,4g một amin thu được 6,72 lít khí CO2 (đkc) và 9g H2O. CTPT của amin là:
A. C2H5N.
B. C3H9N.
C. C3H10N2.
D. C3H8N2.
Câu 17:
Để kết tủa hết 400ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl3 0,8M cần bao nhiêu gam hỗn hợp gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,25?
A. 41,4 gam
B. 40,02 gam
C. 51,75 gam
D. Không đủ điều kiện để tính
Câu 18:
Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức, no, mạch hở bậc 2 thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 2: 3. Tên gọi của amin đó là
A. etylmetylamin
B. đietylamin
C. đimetylamin
D. metylisopropylamin
Câu 19:
Khi cho 13,95g anilin tác dụng hoàn toàn với 0,2 lit dd HCl 1M. Khối lượng muối thu được là
A. 25,9g
B. 20,25g
C. 19,425g
D. 27,15g
Câu 20:
Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức mạch hở thu được 5,6 (l) CO2 (đktc) và 7,2g H2O. Giá trị của a là
A. 0,05 mol
B. 0,1 mol
C. 0,15 mol
D. 0,2 mol
Câu 1:
Cho 11,25 gam C2H5NH2 tác dụng với 200ml dung dịch HCl x(M). Sau khi phản ứng xong thu được dung dịch có chứa 22,2 gam chất tan. Giá trị của x là
A. 1,3M
B. 1,25M
C. 1,36M
D. 1,5M
Câu 2:
Đốt cháy một amin no đơn chức mạch hở X ta thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol : = 8 : 11. Biết rằng khi cho X tác dụng với dung dịch HCl tạo muối có công thức dạng RNH3Cl. Số đồng phân của X thỏa mãn điều kiện trên là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3:
Hợp chất hữu cơ X mạch hở chứa C, H và N trong đó N chiếm 16,09% về khối lượng. X tác dụng được với HCl theo tỉ lệ số mol 1:1. Công thức của X là
A. C3H7NH2
B. C4H9NH2
C. C2H5NH2
D. C5H11NH2
Câu 4:
Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no, đơn chức đồng đẳng liên tiếp, thu được hỗn hợp sản phẩm và hơi nước với tỉ lệ: . Công thức của 2 amin là
A. C2H5NH2 và C3H7NH2
B. C3H7NH2 và C4H9NH2
C. CH3NH2 và C2H5NH2
D. C4H9NH2 và C5H11NH2
Câu 5:
Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức mạch hở đồng đẳng kế tiếp tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 22,475 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 13,35 gam hỗn hợp X thì trong sản phẩm cháy có : bằng
A. 8/13
B. 5/8
C. 11/17
D. 26/41
Câu 6:
Có 2 amin bậc 1: (A) là đồng đẳng của anilin, (B) là đồng đẳng của metylamin. Đốt cháy hoàn toàn 3,21g (A) thu được 336ml N2 (đktc). Khi đốt cháy hoàn toàn (B) cho hỗn hợp khí, trong đó : = 2 : 3. CTCT của (A),(B) là
A. CH3C6H4NH2 và CH3CH2CH2NH2
B. C2H5C6H4NH2 và CH3CH2CH2NH2
C. CH3C6H4NH2 và CH3CH2CH2CH2NH2
D. C2H5C6H4NH2 và CH3CH2CH2CH2NH2
Câu 7:
Cho 9,85 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức no, bậc 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 18,975 gam muối. Công thức cấu tạo của 2 amin lần lượt là
A. CH3NH2 và C2H5NH2
B. C3H7NH2 và C4H9NH2
C. CH3NH2 và C3H5NH2.
D. C2H5NH2 và C3H7NH2.
Câu 8:
Trung hoà 0,9 gam 1 amin đơn chức X cần vừa đủ với 200ml dung dịch H2SO4 có pH =1. Phát biểu không chính xác về X là:
A. X là chất khí
B. Tên gọi X là etyl amin
C. Dung dịch trong nước của X làm quỳ tím hóa xanh
D. X tác dụng được với dung dịch FeCl3 cho kết tủa Fe(OH)3
Câu 9:
A là hợp chất hữu cơ mạch vòng chứa C, H, N trong đó N chiếm 15,054% theo khối lượng. A tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl. Cho 9,3g A tác dụng hết với nước brom dư thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 33
B. 30
C. 39
D. 36
Câu 10:
Đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam amino axit X (có một nhóm NH2) thì thu được 0,3 mol CO2; 0,25 mol H2O và 1,12 lít (ở đktc) một khí trơ. Công thức phân tử của X là:
A. C3H5O2N2.
B. C3H5O2N.
C. C3H7O2N.
D. C6H10O2N2.
Câu 11:
Cho 1,52g hỗn hợp hai amin đơn chức no X, Y có số mol bằng nhau tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl, thu được 2,98g muối. Kết luận nào sau đây không chính xác?
A. Tên gọi 2 amin là metylamin và etylamin
B. Nồng độ dung dịch HCl bằng 0,2M.
C. Số mol mỗi chất là 0,02 mol
D. Công thức của amin là CH5N và C2H7N
Câu 12:
Cho 6,675 gam một amino axit X (phân tử có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 8,633 gam muối. Phân tử khối của X bằng?
A. 117
B. 89
C. 97
D. 75
Câu 13:
Amino axit X có công thức . Cho 0,02 mol X tác dụng với 200ml dung dịch hỗn hợp 0,1M và 0,3M thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400ml dung dịch 0,1M và 0,2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6
B. 10
C. 12
D. 8
Câu 14:
X là amino axit no, mạch hở, phân tử chỉ chứa một nhóm và một nhóm COOH. Y là một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Hỗn hợp M gồm X, Y và một peptit có công thức Ala-X-X-X. Đun nóng 0,25 mol M với 200 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Z chỉ chứa muối. Đốt cháy hết muối trong Z cần vừa đủ 24,64 lít (đktc) thu được sản phẩm trong đó có tổng khối lượng và là 49,2 gam. Phần phần trăm về khối lượng của Y trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 28%
B. 26%
C. 27%
D. 25%
Câu 15:
Cho 14,19 gam hỗn hợp gồm 3 amino axit (phân tử chỉ chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amino) vào dung dịch chứa 0,05 mol axit oxalic, thu được dung dịch X. Thêm tiếp 300ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 26,19 gam chất rắn khan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 35,39.
B. 37,215.
C. 19,665.
D. 39,04.
Câu 16:
Đun nóng dung dịch chứa 0,2 mol hỗn hợp gồm glyxin và axit glutamic cần dùng 320ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được lượng muối khan là
A. 36,32 gam.
B. 30,68 gam.
C. 35,68 gam.
D. 41,44 gam.
Câu 17:
Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8N2O3. Cho 3,24 gam X tác dụng với 500ml dung dịch KOH 0,1M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất hữu cơ Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được khối lượng chất rắn là m gam. Giá trị của m là
A. 3,05.
B. 5,50.
C. 4,50.
D. 4,15.
Câu 18:
Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở, đều được tạo thành từ các amino axit có dạng H2NCmHnCOOH. Đun nóng 4,63 gam X với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 8,19 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 21,87 gam. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 30,0.
B. 27,5.
C. 32,5.
D. 35,0.
Câu 19:
Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là:
A. 0,50.
B. 0,55.
C. 0,65.
D. 0,70.
Câu 20:
Cho 0,12 mol alanin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch X. Thêm vào dung dịch X 300ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Biết khi cô cạn không xảy ra phản ứng hoá học. Giá trị của m là:
A. 17,70 gam
B. 23,14 gam
C. 22,74 gam
D. 20,10 gam
Câu 1:
Cho 0,027 mol hỗn hợp X gồm axit glutamic và alanin vào 100ml dung dịch HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa hết với 69ml dung dịch NaOH 1M. Số mol axit glutamic trong X là
A. 0,015
B. 0,025
C. 0,020
D. 0,012
Câu 2:
Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,04 mol X tác dụng với 400ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với Vml dung dịch gồm NaOH 0,2M và KOH 0,4M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 7,12
B. 20,86
C. 23,38
D. 16,18
Câu 3:
Một α-amino axit X (trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl). Cho 13,35 gam X tác dụng với HCl dư thu được 18,825 gam muối. X là
A. valin
B. axit glutamic
C. alanin
D. glyxin
Câu 4:
Hỗn hợp X gồm ba amino axit (chỉ chứa nhóm chức -COOH và -NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mN : mO = 7:16. Để tác dụng vừa đủ với 10,36 gam hỗn hợp X cần đủ 120ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác cho 10,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 150ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được m gam rắn. Giá trị của m là
A. 13,36
B. 14,20
C. 13,00
D. 12,46
Câu 5:
Amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dd chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là
A. H2N–[CH3]3–COOH.
B. H2N–[CH2]2–COOH.
C. H2N–[CH2]4–COOH.
D. H2N–CH2–COOH.
Câu 6:
Chất X có công thức phân tử C2H7O3N. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH dư đun nóng nhẹ thì đều thấy khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 16,9.
B. 18,85.
C. 17,25.
D. 16,6.
Câu 7:
Cho 3,75 gam amino axit X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 4,85 gam muối. Công thức của X là
A. H2N-(CH2)2-COOH.
B. H2N-CH(CH3)-COOH.
C. H2N-(CH2)3-COOH.
D. H2N-CH2-COOH.
Câu 8:
Hỗn hợp X gồm hai amino axit no, hở ( chỉ chứa hai loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol hỗn hợp X cần 3,976 lít O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 2,912 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 0,03 mol X phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl thu được dd Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với a mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 8,195.
B. 6,246.
C. 7,115.
D. 9,876.
Câu 9:
Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là . Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 8,2
B. 10,8
C. 9,4
D. 9,6
Câu 10:
Một hợp chất X có khối lượng phân tử bằng 103. Cho 51,50 gam X phản ứng hết với 500ml dung dịch NaOH 1,2M thu được dung dịch Y trong đó có muối của aminoaxit và ancol (có khối lượng phân tử lớn hơn khối lượng phân tử O2). Cô cạn Y thu m gam chất rắn. Giá trị m là:
A. 52,5
B. 55,5
C. 59,5
D. 48,5
Câu 11:
Hỗn hợp X gồm 2 amino axit (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO : mN = 128 : 49. Để tác dụng vừa đủ với 7,33 gam hỗn hợp X cần 70 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 7,33 gam hỗn hợp X cần 0,3275 mol O2. Sản phẩm cháy thu được gồm CO2, N2 và m gam H2O. Giá trị của m là
A. 9,9
B. 4,95
C. 10,782
D. 21,564
Câu 12:
Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm 2 chất H2NR(COOH)x và CnH2n+1COOH, thu được 52,8 gam CO2 và 24,3 gam H2O. Mặt khác, 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là:
A. 0,04
B. 0,05
C. 0,06
D. 0,07
Câu 13:
Aminoaxit X có dạng H2N-R-COOH (R là gốc hidrocacbon). Cho 0,1 mol X tác dụng hết với HCl thu dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X?
A. Phenylalanin
B. Alanin
C. Valin
D. Glyxin
Câu 14:
Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 100ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCOOH3NCH=CH2.
B. H2NCH2CH2COOH.
C. CH2=CHCOONH4.
D. H2NCH2COOCH3.
Câu 15:
Cho 0,15 mol axit Glutamic vào 175ml dung dịch HCl 2M thu dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính số mol NaOH
A. 0,70
B. 0,50
C. 0,65
D. 0,55
Câu 16:
Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí và làm giấy qùy tím ẩm chuyển thành màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước Brom. Cô cạn Z thu m gam muối khan. Giá trị m là?
A. 10,8
B. 9,4
C. 8,2
D. 9,6
Câu 17:
Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Phân tử khối của Y là
A. 85.
B. 68.
C. 45.
D. 46.
Câu 18:
Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có công thức phân tử C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 1,64 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCOONH3CH2CH3.
B. CH3COONH3CH3.
C. CH3CH2COONH4.
D. HCOONH2(CH3)2.
Câu 19:
Đốt cháy hoàn toàn 8,7g amino axit A (chứa 1 nhóm -COOH) thì thu được 0,3 mol CO2; 0,25 mol H2O và 11,2 lít N2 (đktc). Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với A?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 20:
Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là
A. 7 và 1,0.
B. 8 và 1,5.
C. 8 và 1,0.
D. 7 và 1,5.
Câu 1:
Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm 2 chất H2NR(COOH)x và CnH2n+1COOH, thu được 52,8 gam CO2 và 24,3 gam H2O. Mặt khác, 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là
A. 0,06
B. 0,07
C. 0,05
D. 0,09
Câu 2:
Chất X có CTPT C4H9O2N. Biết :
X + NaOH → Y + CH4O ; Y + HCl dư → Z + NaCl
Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là:
A. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH
B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH
C. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH
D. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH
Câu 3:
Hỗn hợp M gồm Lys–Gly–Ala, Lys–Ala–Lys–Lys–Lys–Gly và Ala–Gly trong đó oxi chiếm 21,3018% về khối lượng. Cho 0,16 mol M tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 86,16
B. 90,48
C. 83,28
D. 93,26
Câu 4:
Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở, thu được 1 mol valin (Val), 1 mol glyxin(Gly), 2 mol alamin (Ala) và 1 mol leuxin (Leu) hay axit 2-amino-4-metylpentanoic. Mặt khác, nếu thủy phân không hoàn toàn X thì thu được sản phẩm có chứa Ala-Val-Ala. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 9
B. 8
C. 7
D. 6
Câu 5:
Cho m gam hỗn hợp M gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào dung dịch dư thấy khối lượng bình tăng 13,23 (gam) và có 0,84 lit khí thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam M, thu được 4,095 gam . Giá trị m gần nhất với?
A. 6,0
B. 6,5
C. 7,0
D. 7,5
Câu 6:
X là tetrapeptit có công thức Gly–Ala–Val–Gly; Y là tripeptit có công thức Gly–Val–Ala. Đun m gam hỗn hợp A gồm X, Y có tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 3 với dung dịch KOH vừa đủ sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 257,36 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 155,44.
B. 167,38.
C. 212,12.
D. 150,88.
Câu 7:
X và Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một aminoaxit no mạch hở, có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được khối lượng chất rắn khan là
A. 98,9 gam.
B. 107,1 gam.
C. 94,5 gam.
D. 87,3 gam.
Câu 8:
Hexapeptit mạch hở X (được tạo nên từ các gốc của các α-amino axit là glyxin, alanin và valin), trong đó cacbon chiếm 47,44% về khối lượng. Thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y chứa 44,34 gam muối. Giá trị của m là
A. 31,2
B. 25,8
C. 38,8
D. 34,8
Câu 9:
Đốt cháy hoàn toàn x mol một peptit X mạch hở được tạo thành từ amino axit no A chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH thì thu được b mol CO2 và c mol nước. Biết b – c = 3,5x. Số liên kết peptit trong X là
A. 9.
B. 8.
C. 10.
D. 6.
Câu 10:
X và Y (MX < MY) là hai peptit mạch hở, đều tạo bởi glyxin và alanin (X và Y hơn kém nhau một liên kết peptit), Z là (CH3COO)3C3H5. Đun nóng toàn bộ 31,88g hỗn hợp T gồm X, Y, Z trong 1 lít dung dịch NaOH 0,44M vừa đủ, thu được dd B chứa 41,04 gam hỗn hợp muối. Biết trong T nguyên tố oxi chiếm 37,139% về khối lượng. Phần trăm khối lượng của Y có trong T gần nhất là
A. 27%.
B. 36%.
C. 16%.
D. 18%.
Câu 11:
Tetrapeptit X (CxHyO5Nt) trong đó oxi chiếm 26,49% về khối lượng; Y là muối amoni của α-amino axit Z. Đun nóng 19,3 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được một muối duy nhất và 2,688 lít khí T (ở đktc) có tỷ khối hơi so với H2 nhỏ hơn 15. Mặt khác, nếu cho 19,3 gam hỗn hợp E tác dụng hết với dung dịch HCl dư thì thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 27,85.
B. 28,45.
C. 31,52.
D. 25,10.
Câu 12:
Hỗn hợp X gồm chất Y (C3H10O2N2) và chất Z (C5H10O3N2), trong đó Z là một đipeptit. Đun nóng 26,52 gam X với 300ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một amin T và m gam hỗn hợp gồm hai muối. Giá trị của m là
A. 38,98 gam.
B. 35,02 gam.
C. 30,22 gam.
D. 36,46 gam.
Câu 13:
Thủy phân hợp chất sau sẽ thu được bao nhiêu aminoaxit?
H2NCH(CH3)-CONH-CH(CH(CH3)2)-CONH-CH(C2H5)-CONH-CH2-CONH-CH(C4H9)COOH
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 14:
X là một chất hữu cơ có công thức phân tử C5H11O2N. Đun X với NaOH thu được một hỗn hợp chất có công thức phân tử C2H4O2NNa và chất hữu cơ (Y), cho hơi Y qua CuO thu được chất hữu cơ Z có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3(CH2)4NO2
B. NH2-CH2-COOCH2CH2CH3
C. NH2-CH2-COO(CHCH3)2
D. H2N-CH2-CH2-COOC2H5
Câu 15:
Chất X có công thức phân tử C4H9O2N. Biết:
X + NaOH Y + CH4O
Y + HCl Z + NaCl
Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là:
A. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH.
C. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
D. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH.
Câu 16:
Cho P là một tripeptit được tạo ra từ các amino axit X, Y và Z (Z có cấu tạo mạch thẳng). Kết quả phân tích các amino axit X, Y và Z này cho kết quả sau:
Chất | %mC | %mH | %mO | %mN | M |
X | 32,00 | 6,67 | 42,66 | 18,67 | 75 |
Y | 40,45 | 7,87 | 35,95 | 15,73 | 89 |
Z | 40,82 | 6,12 | 43,53 | 9,52 | 147 |
Khi thủy phân không hoàn toàn P, người ta thu được hai phân tử đipeptit là X-Z và Z-Y. Vậy cấu tạo của P là:
A. Gly – Glu – Ala
B. Gly – Lys – Val
C. Lys – Val – Gly
D. Glu – Ala – Gly
Câu 17:
Cho các phát biểu sau:
(a) Peptit Gly-Ala có phản ứng màu biure.
(b) Trong phân tử đipeptit có 2 liên kết peptit.
(c) Có thể tạo ra tối đa 4 đipeptit từ các amino axit: Gly, Ala.
(d) Dung dịch Glyxin làm đổi màu quỳ tím.
Số phát biểu đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 18:
Cho các dung dịch sau: saccarozơ, 3-monoclopropan-1,2-điol, etylen glicol, anbumin, ancol etylic, Gly-Ala. Số dung dịch tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:
A. 3.
B. 6.
C. 4.
D. 5.
Câu 19:
Cho một peptit sau: Gly-Ala-Val-Ala-Gly-Val-Phe. Thủy phân không hoàn toàn peptit này thành các peptit ngắn hơn. Trong số các peptit tạo ra có bao nhiêu peptit có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 ?
A. 5.
B. 6.
C. 12.
D. 14.
Câu 20:
Cho các phát biểu sau về protein:
(1) Protein là hợp chất cao phân tử thiên nhiên có cấu trúc phức tạp.
(2) Protein có trong cơ thể người và động vật.
(3) Protein bền đối với nhiệt, đối với axit và kiềm.
(4) Chỉ các protein có cấu trúc dạng hình cầu mới có khả năng tan trong nước tạo dung dịch keo.
Phát biểu nào đúng ?
A. (1), (2), (4)
B. (2), (3), (4)
C. (1), (3), (4)
D. (1), (2), (3)
Câu 1:
Cho các chất sau:
(1) H2N-CH2CO-NH-CH(CH3)-COOH
(2) H2N-CH2CO-NH-CH2-CH2-COOH
(3) H2N-CH(CH3)CO-NH-CH(CH3)-COOH
(4) H2N-(CH2)4-CH(NH2)COOH
(5) NH2-CO-NH2
(6) CH3-NH-CO-CH3
(7) HOOC-CH2-NH-CO-CH2-NH-CO-CH(CH3)-NH2
Trong các chất trên, số peptit là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2:
Thuỷ phân đipeptit X có công thức phân tử C7H14N2O3 trong dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp hai muối H2NCH2COONa, H2NC4H8COONa. Công thức cấu tạo thu gọn có thể có của X là
A. CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-CONH-CH2COOH.
B. H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CH2-CH2-COOH
C. CH3-CH(NH2)-CH(CH3)-CONH-CH2COOH.
D. H2N-CH2-CONH-CH2-CH(CH3)-CH2-COOH.
Câu 3:
Cho hợp chất hữu cơ X có công thức:
H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
Khẳng định đúng là
A. Trong X có 4 liên kết peptit.
B. Khi thủy phân X thu được 4 loại α-amino axit khác nhau.
C. X là một pentapeptit.
D. Trong X có 2 liên kết peptit.
Câu 4:
Có các amino axit: glyxin (Gly), alanin (Ala) và valin (Val). Có thể điều chế được bao nhiêu tripeptit mà trong mỗi phân tử tripeptit đều chứa đồng thời cả 3 amino axit trên ?
A. 4.
B. 8.
C. 6.
D. 3.
Câu 5:
Cho các nhận xét sau:
(1). Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glyxin.
(2). Khác với axít axetic, axít amino axetic có thể tham gia phản ứng với axit HCl hoặc phản ứng trùng ngưng.
(3). Giống với axít axetic, aminoaxít có thể tác dụng với bazơ tạo muối và nước.
(4). Axít axetic và axít α-amino glutaric có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
(5). Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Phe-Tyr-Gly-Lys-Gly-Phe-Tyr có thể thu được tối đa 5 tripeptit khác nhau có chứa một gốc Gly.
(6). Cho HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu tím. Có bao nhiêu nhận xét đúng ?
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 6:
Có các phát biểu sau:
(1) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
(2) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(3) H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.
(4) Ở điều kiện thường, CH5N và C2H7N là những chất khí có mùi khai.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 7:
Cho các phát biểu sau:
(a). Aminoaxit là những axit cacboxylic có chứa nhóm thế amino ở gốc hiđrocacbon.
(b). Anilin tác dụng với axit nitric loãng lạnh (0-50C) thu được muối điazoni.
(c). Các polipeptit đều tạo được phức chất với Cu(OH)2/OH- cho màu tím đặc trưng.
(d). Trùng ngưng axit 6-aminohexanoic với axit ađipic (axit hexanđioic) thu được nilon-6,6.
(e). Aminoaxit thiên nhiên (các α-amino axit) là cơ sở kiến tạo protein của cơ thể sống.
(g). Aminoaxit phản ứng được với ancol tạo thành este trong điều kiện thích hợp.
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 5
C. 6
D. 4
Câu 8:
Đipeptit X mạch hở và Tripeptit Y mạch hở đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa 1 nhóm NH2- và 1 nhóm –COOH). Đốt hoàn toàn 0,1 mol Y thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được dẫn qua nước vôi trong dư thu m gam kết tủa. Giá trị m?
A. 45
B. 120
C. 30
D. 60
Câu 9:
Aminoaxit đơn chức X chứa 15,73%N về khối lượng. X tạo Octapeptit Y. Y có phân tử khối là bao nhiêu?
A. 586
B. 771
C. 568
D. 686
Câu 10:
Thủy phân hoàn tòan m gam tetrapeptit: Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu hỗn hợp gồm 28,48 gam Alanin, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị m là
A. 90,6
B. 111,74
C. 81,54
D. 66,44
Câu 11:
Hỗn hợp X chứa chất A (C5H16O3N2) và chất B (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 2 amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là:
A. 4,24
B. 3,18
C. 5,36
D. 8,04
Câu 12:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm amin X (CnH2n+3N) và amino axit Y (CnH2n+1O2N) cần dùng 0,93 mol O2, thu được CO2, H2O và 0,1 mol N2. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Câu 13:
Hỗn hợp M gồm amin X, amino axit Y (X, Y đều no, mạch hở) và peptit Z (mạch hở tạo ra từ các α-amino axit no, mạch hở). Cho 2 mol hỗn hợp M tác dụng vừa đủ với 9 mol HCl hoặc 8 mol NaOH. Nếu đốt cháy hoàn toàn 2 mol hỗn hợp M, sau phản ứng thu được 15 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Giá trị của x, y lần lượt là
A. 14,5 và 9,0
B. 12,5 và 2,25
C. 13,5 và 4,5
D. 17,0 và 4,5
Câu 14:
Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X (C2H7O3N) và Y (C3H12O3N2). X và Y đều có tính chất lưỡng tính. Cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí Z (Z là hợp chất vô cơ). Mặt khác, khi cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thoát ra 6,72 lít khí T (T là hợp chất hữu cơ đơn chức chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm). Cô cạn dung dịch thu được chất rắn gồm hai chất vô cơ. Thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị của m là
A. 21,2 gam.
B. 20,2 gam.
C. 21,7 gam.
D. 20,7 gam.
Câu 15:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 amin no đơn chức mạch hở X và 1 amin không no đơn chức mạch hở Y có 1 nối đôi C=C có cùng số nguyên tử C với X cần 55,44 lít O2(đktc) thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó và 5,6 lít N2 (đktc). Khối lượng của hỗn hợp amin ban đầu là:
A. 35,9 gam
B. 21,9 gam
C. 29 gam
D. 28,9 gam
Câu 16:
Hỗn hợp khí X gồm etylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là
A. CH4 và C2H6.
B. C2H4 và C3H6.
C. C2H6 và C3H8.
D. C3H6 và C4H8.
Câu 17:
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
A B C CH3-CH(NH3HSO4)-COOC2H5. A là
A. CH3-CH(NH2)-COONH4
B. CH3-CH(CH3)-COONH4
C. H2N-CH2-CH2-COOH
D. CH3-CH(NH2)-COOH
Câu 18:
Để phân biệt phenol, anilin, benzen, stiren người ta sử dụng lần lượt các thuốc thử nào sau đây?
A. Quỳ tím, brom
B. Dung dịch NaOH và brom
C. Brom và quỳ tím
D. Dung dịch HCl và quỳ tím
Câu 19:
Để phân biệt các dung dịch hóa chất mất nhãn: axit axetic, glixerol, glucozơ, fomalin, propan-1,3-điol, anbumin ta chỉ cần dùng
A. Na.
B. dd AgNO3/NH3.
C. Cu(OH)2/NaOH.
D. dung dịch Na2CO3.
Câu 20:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ala–Gly và Gly–Ala là hai đipeptit khác nhau.
B. Trong môi trường kiềm, protein tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng.
C. Hầu hết các enzim đều có bản chất là protein.
D. Các protein ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng tạo thành dung dịch keo.