X

Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 6

Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 28 có đáp án năm 2021 mới nhất


Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 28 có đáp án năm 2021 mới nhất

Với bộ Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 28 có đáp án năm 2021 mới nhất sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí lớp 6.

Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 28 có đáp án năm 2021 mới nhất

Câu 1: Đồ thị hình vẽ sau biểu diễn sự phụ thuộc nhiệt độ sôi của nước vào độ cao so với mặt biển, căn cứ vào số liệu trên hình vẽ, hãy chọn câu trả lời đúng?

Bài tập Sự sôi | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

A. Càng lên cao, nhiệt độ sôi của nước càng tăng.

B. Ở độ cao 3000 m thì nhiệt độ sôi của nước là 90oC.

C. Ở độ cao mặt nước biển, nhiệt độ sôi của nước là 80oC.

D. Ở độ cao 6000 m, nhiệt độ sôi của nước là 100oC.

Từ đồ thị thấy ở độ cao 3000 m thì nhiệt độ sôi của nước là 90oC.

⇒ Đáp án B

Câu 2: Nước sôi ở nhiệt độ nào?

A. 100oC        B. 1000oC

C. 99oC        D. 0oC

Nước sôi ở nhiệt độ 100oC

⇒ Đáp án A

Câu 3: Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự sôi?

A. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.

B. Xảy ra ở cả trong lòng lẫn mặt thoáng của chất lỏng.

C. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.

D. Trong suốt quá trình diễn ra hiện tượng này, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.

Sự sôi chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng

⇒ Đáp án C

Câu 4: Sự nóng chảy, sự đông đặc,và sự sôi có đặc điểm nào giống nhau?

A. Nhiệt độ không thay đổi và xảy ra ở một nhiệt độ xác định.

B. Nhiệt độ tăng dần và xảy ra ở một nhiệt độ không xác định.

C. Nhiệt độ giảm dần và xảy ra ở một nhiệt độ xác định.

D. Nhiệt độ tăng dần và xảy ra ở một nhiệt độ xác định.

Trong suốt quá trình nóng chảy, đông đặc, sự sôi nhiệt độ không thay đổi và xảy ra ở một nhiệt độ xác định

⇒ Đáp án A.

Câu 5: Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào?

A. tăng dần

B. không thay đổi

C. giảm dần

D. ban đầu tăng rồi sau đó giảm

Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước không thay đổi

⇒ Đáp án B

Câu 6: Đồ thị ở hình vẽ biểu thị điều gì?

Bài tập Sự sôi | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

A. Sự đông đặc của ête.

B. Sự nóng chảy và đông đặc của ête.

C. Sự sôi của ête.

D. Sự sôi và nguội dần của ête.

Đồ thị ở hình vẽ biểu thị sự sôi và nguội dần của ête

⇒ Đáp án D

Câu 7: Đồ thị hình vẽ sau biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian đun và để nguội. Các đoạn AB và BC ứng với những quá trình nào? Đặc điểm của những quá trình đó? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất.

Bài tập Sự sôi | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

A. Đoạn AB ứng với quá trình nước sôi, nước sôi ở 100oC; thời gian sôi từ phút thứ 0 đến phút thứ 10. Đoạn BC ứng với quá trình nước bay hơi sau khi sôi, nước nguội dần từ 100oC xuống 40oC trong khoảng thời gian từ phút thứ 10 đến phút thứ 30.

B. Đoạn AB ứng với quá trình nước sôi. Đoạn BC ứng với quá trình nước nguội dần.

C. Đoạn AB ứng với quá trình nước bay hơi ở nhiệt độ 80oC. Đoạn BC ứng với quá trình bay hơi, nguội dần.

D. Đoạn AB ứng với quá trình nước chưa sôi, không bay hơi. Đoạn BC ứng với quá trình nước nguội dần.

Từ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian đun và để nguội ta thấy đoạn AB ứng với quá trình nước sôi, nước sôi ở 100oC; thời gian sôi từ phút thứ 0 đến phút thứ 10. Đoạn BC ứng với quá trình nước bay hơi sau khi sôi, nước nguội dần từ 100oC xuống 40oC trong khoảng thời gian từ phút thứ 10 đến phút thứ 30

⇒ Đáp án A

Câu 8: Đồ thị hình vẽ sau biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian. Nêu nhận định thiếu chính xác trong các nhận định sau đây:

Bài tập Sự sôi | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

A. Đoạn AB ứng với quá trình bay hơi.

B. Đoạn BC ứng với nước ở thể lỏng.

C. Đoạn CD ứng với quá trình đông đặc.

D. Đoạn DE ứng với nước ở thể rắn.

Nhận định thiếu chính xác: Đoạn AB ứng với quá trình bay hơi

⇒ Đáp án A.

Câu 9: Trong các nhận định sau, nhận định nào sai?

A. Ở cùng một điều kiện, các chất lỏng khác nhau thì sôi ở những nhiệt độ khác nhau.

B. Ở cùng một điều kiện, một chất lỏng có thể sôi ở những nhiệt độ khác nhau.

C. Ở điều kiện xác định, mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định.

D. Áp suất trên mặt thoáng thay đổi thì nhiệt độ sôi của một chất lỏng cũng thay đổi.

Nhận định sai: Ở cùng một điều kiện, một chất lỏng có thể sôi ở những nhiệt độ khác nhau

⇒ Đáp án B

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sự sôi xảy ra ở một nhiệt độ xác định đối với mỗi chất lỏng.

B. Nhiệt độ sôi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

C. Bình thường, nước sôi ở nhiệt độ 100oC.

D. Ở nhiệt độ sôi, nước bay hơi ở cả trong lòng chất lỏng

Nhiệt độ sôi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng

⇒ Đáp án B

Câu 11 : Trong các đặc điểm bay hơi nêu sau đây, đặc điểm nào của sự sôi:

A. Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào.

B. Chỉ xảy ra trên bề mặt thoáng của chất lỏng.

C. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng.

D. Vừa xảy ra trong lòng chất lỏng, vừa xảy ra trên bề mặt thoáng của chất lỏng đó.

Đáp án D

Giải thích: Sự sôi là sự hóa hơi của chất lỏng xảy ra cả trong lòng và trên bề mặt của chất lỏng đó.

Câu 12 : Chọn câu đúng trong các câu sau, khi nói về sự sôi:

A. Sự sôi là sự bay hơi trên bề mặt thoáng của chất lỏng.

B. Sự sôi là sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng.

C. Sự sôi là sự bay hơi cả ở trong lòng chất lỏng lẫn cả trên bề mặt thoáng của nó.

D. Cả 3 câu A, B, C đều sai.

Đáp án C

Giải thích: Sự sôi là sự hóa hơi của chất lỏng xảy ra cả trong lòng và trên bề mặt của chất lỏng đó.

Câu 13 : Khi nói về sự sôi, câu nào sau đây sai?

A. Khi đã xảy ra sự sôi, nếu tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng sẽ tăng.

B. Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định nào đó đối với mỗi chất lỏng.

C. Khi đã xảy ra sự sôi, nếu ta cứ tiếp tục đun nhiệt độ không thay đổi.

D. Ở nơi có áp suất cao thì nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao.

Đáp án A

Giải thích: Mỗi chất sôi ở một nhiệt độ xác định, gọi là nhiệt độ sôi. Khi xảy ra sự sôi, nếu tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng sẽ không thay đổi. Ở nơi có áp suất cao thì nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao.

Câu 14: Khi học xong bài sự sôi, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:

Bình: Ta có thể đun sôi một cục sắt.

Lan: Sắt là chất rắn làm sao mà đun sôi được.

Chi: Sao lại không? Nhiệt độ nóng chảy của sắt là 1300 0C còn nhiệt độ sôi của sắt là 30500C, sắt nóng chảy ra thành chất lỏng rồi sôi, điều đó tất nhiên thôi!

A. hỉ có Bình đúng.

B. Chỉ có Lan đúng.

C. Chỉ có Chi đúng.

D. Bình và Chi cùng đúng.

Đáp án C

Giải thích: Sắt rắn khi bị đun thì sẽ nóng chảy, sau đó tiếp tục đun, nhiệt độ của sắt lỏng tăng và sôi.

Câu 15 : Ta không dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của nước sôi mà lại dùng nhiệt kế thủy ngân vì:

A.Nhiệt kế thủy ngân thông dụng hơn.

B. Nhiệt kế thủy ngân có độ đo chính xác hơn.

C. Nhiệt độ sôi của thủy ngân là 327oC; của rượu là 80oC; còn của nước là 100oC; nếu sử dụng nhiệt kế rượu để đo thì nhiệt rượu sẽ bị hư.

D. Cả 3 câu A, B, C đều đúng.

Đáp án C

Giải thích: Nhiệt độ sôi của của thủy ngân là 327oC; của rượu là 80oC; còn của nước là 100oC; nếu sử dụng nhiệt kế rượu để đo thì nhiệt rượu sẽ bị hư.

Câu 16 : Ba bạn Bình, Lan, Chi cùng thảo luận:

Bình: Với áp suất bình thường trên mặt đất, ta không thể đun nước nóng đến 12oC.

Lan: Ai bảo thế, nước đun sôi rồi ta tiếp tục nổi lửa đun nữa thì nhiệt độ sẽ tăng lên đến 12oC thôi, có gì đâu!

Chi: Theo mình, ở áp suất bình thường (trên mặt đất) ta chỉ có thể đun sôi nước đến 120oC ở trong nồi áp suất mà thôi.

A. Chỉ có Bình đúng.

B. Chỉ có Lan đúng.

C. Chỉ có Chi dung.

D. Bình và Chi cùng đúng.

Đáp án D

Giải thích: ở áp suất trên bề mặt đất, nước sôi ở 100oC. Ta chỉ có thể dùng nồi áp suất để đun sôi nước ở nhiệt độ 120oC, vì trong nồi áp suất thì áp suất cao hơn áp suất trên bề mặt đất. Bình và Chi đúng.

Câu 17 : Thông thường nước sôi ở 100oC, muốn nước sôi ở 80oC thì:

A. Đun nước dưới áp suất cao.

B. Đun nước dưới áp suất thấp.

C. Đun nước với ngọn lửa nhỏ, liu riu.

D. Tất cả cùng sai.

Đáp án B

Giải thích:

Ở áp suất chuẩn, nước sôi ở 100oC. Áp suất càng cao thì nhiệt độ sôi của nước càng cao, ở áp suất thấp dưới chuẩn, nhiệt độ sôi của nước thấp hơn 100oC. Vì vậy muốn nước sôi ở 80oC thì ta cần đun nước dưới áp suất thấp.

Câu 18 : Đun một ấm nước bằng bếp gas, nếu...

A. Để số lớn (mức lửa lớn) nhiệt độ sôi của nước sẽ tăng lên.

B. Để số nhỏ (mức lửa nhỏ) nhiệt độ sôi của nước sẽ giảm đi.

C. Để số lớn, ấm nước sẽ mau sôi hơn.

D. Tất cả cùng sai.

Đáp án B

Giải thích: Khi đun nước bằng bếp gas, khi để số lớn thì nước nhận được lượng nhiệt nhiều hơn, nên nước mau sôi hơn.

Câu 19 : Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Nước chỉ có thể sôi ở 100oC.

B. Nước có thể sôi ở mọi nhiệt độ khác nhau. Không nhất thiết phải là 100oC.

C. Không thể nào đun sôi được kim loại.

D. Băng phiến nóng chảy ở 80oC và không tăng nhiệt độ trong suốt quá trình nóng chảy. Như vậy nhiệt độ sôi của băng phiến cũng là 80oC.

Đáp án B

Giải thích: Nhiệt độ sôi của nước phụ thuộc vào áp suất. Ở các áp suất khác nhau thì nước sôi ở nhiệt độ khác nhau. Ở áp suất chuẩn, nước sôi ở 100oC, ở các áp suất khác, nước sôi ở nhiệt độ khác 100oC. Nhiệt độ nóng chảy khác với nhiệt độ sôi.

Câu 20 : Câu nào sau đây không đúng:

A. Mọi kim loại đều có thể đun sôi được.

B. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy nên không có nhiệt độ sôi.

C. Đun sôi nước cũng là quá trình bay hơi của nước.

D. Ở điều kiện bình thường đun nước ở mức lửa to hay nhỏ, thì nhiệt độ sôi của nước vẫn là 100oC.

Đáp án B

Giải thích: Khi đun, kim loại bị nóng chảy, chuyển thành thể lỏng, sau đó tiếp tục đun thì nhiệt độ kim loại lỏng tăng và sôi. Các kim loại có nhiệt độ nóng chảy khác với nhiệt độ sôi.

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác: