X

Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 6

Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 29 có đáp án năm 2021 mới nhất


Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 29 có đáp án năm 2021 mới nhất

Với bộ Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 29 có đáp án năm 2021 mới nhất sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí lớp 6.

Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 29 có đáp án năm 2021 mới nhất

Câu 1: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự phụ thuộc nhiệt độ sôi của chất lỏng vào độ cao so với mặt nước biển?

A. Càng lên cao nhiệt độ sôi càng giảm.

B. Càng lên cao nhiệt độ sôi càng cao.

C. Nhiệt độ sôi không phụ thuộc vào độ cao.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Càng lên cao nhiệt độ sôi càng giảm

⇒ Đáp án A

Câu 2: Nhiệt độ sôi

A. không đổi trong suốt thời gian sôi.

B. luôn thay đổi trong suốt thời gian sôi.

C. luôn tăng trong thời gian sôi.

D. luôn giảm trong thời gian sôi.

Nhiệt độ sôi không đổi trong suốt thời gian sôi

⇒Đáp án A

Câu 3: Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng.

B. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

C. Gió.

D. Khối lượng chất lỏng.

Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng.

⇒ Đáp án A

Câu 4: Hãy chọn nhận xét đúng nhất về nhiệt độ sôi.

Ở nhiệt độ sôi thì

A. các bọt khí xuất hiện ở đáy bình.

B. các bọt khí nổi lên nhiều hơn, càng đi lên càng to ra, khi đến mặt thoáng chất lỏng thì vỡ tung.

C. nước reo.

D. các bọt khí nổi dần lên.

Ở nhiệt độ sôi thì các bọt khí nổi lên nhiều hơn, càng đi lên càng to ra, khi đến mặt thoáng chất lỏng thì vỡ tung

⇒ Đáp án B

Câu 5: Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng

A. tăng dần lên        B. giảm dần đi

C. khi tăng khi giảm        D. không thay đổi

Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi

⇒ Đáp án D

Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa…. vào các bọt khí vừa…… trên mặt thoáng.

A. ngưng tụ        B. hòa tan

C. bay hơi        D. kết tinh

Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi vào các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng

⇒ Đáp án C

Câu 7: Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thủy ngân?

A. Nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước.

B. Nhiệt độ sôi của thuỷ ngân thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.

C. Vì nhiệt kế thuỷ ngân dùng tốt hơn nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế.

D. Vì nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân thấp, khoảng -39oC

Người ta phải dùng nhiệt kế thuỷ ngân để đo nhiệt độ của hơi nước sôi. Vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước.

Nhiệt độ sôi của thuỷ ngân là 357oC.

Nhiệt độ sôi của nước là 100oC.

⇒ Đáp án A

Câu 8: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng khi nói về sự sôi?

A. Nước sôi ở nhiệt độ 100oC. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước.

B. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi..

C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước tăng dần.

D. Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng.

Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi

⇒ Đáp án C

Câu 9: Đổ vào ba bình có cùng diện tích đáy một lượng nước như nhau, đun ở điều kiện như nhau thì:

Bài tập Sự sôi (tiếp theo) | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

A. Bình A sôi nhanh nhất.

B. Bình B sôi nhanh nhất.

C. Bình C sôi nhanh nhất.

D. Ba bình sôi cùng nhau vì có cùng diện tích đáy.

Bình A sôi nhanh nhất

⇒ Đáp án A

Câu 10: Chọn phát biểu không đúng về nhiệt độ sôi?

A. Các chất khác nhau sôi ở nhiệt độ khác nhau.

B. Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định.

C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.

D. Nhiệt độ sôi của nước là lớn nhất trong các chất lỏng.

Nhiệt độ sôi của nước không phải là lớn nhất trong các chất lỏng

⇒ Đáp án D

Câu 11 : Trong nhiệt giai Celsius, người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi làm mốc chia độ vì:

A. Nước sôi ở 100oC.

B. Nước sôi ở 100oC và nhiệt độ này không thay đổi trong quá trình sôi.

C. Để dễ phân biệt với các nhiệt giai khác.

D. Do ban đầu ông Celsius đã chọn như vậy

Đáp án B

Giải thích: Trong nhiệt giai Celsius, người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi làm mốc chia độ vì nước sôi ở 100oC và nhiệt độ này không thay đổi trong quá trình sôi.

Câu 12 : Nước sôi ở nhiệt độ

A. 212oF

B. 100oC

C. 273 K

D. Cả ba nhiệt độ trên

Đáp án D

Giải thích: Cả ba nhiệt độ trên đều là nhiệt độ sôi của nước nhưng ở ba nhiệt giai khác nhau

Câu 13 : Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Nước sôi ở 100oC và không thay đổi trong suốt quá trình sôi. Nếu ta tiếp tục đun thì đến lúc nước hóa hơi hoàn toàn.

B. Giống như nhiệt nóng chảy, nếu đun nước qua giai đoạn sôi (nhiệt độ không đổi) thì nhiệt độ của nước lại tiếp tục tăng, tốc độ bốc hơi của nước tiếp tục tăng.

C. Đối với kim loại, nếu ta tiếp tục đun nóng sau khi đạt sự sôi thì nhiệt độ của kim loại giảm dần rồi đông đặc.

D. Cả 3 câu trên cùng đúng.

Đáp án A

Giải thích: Nước sôi ở 100oC và không thay đổi trong suốt quá trình sôi. Nếu ta tiếp tục đun thì đến lúc nước hóa hơi hoàn toàn. Kim loại sau khi sôi cũng vẫn duy trì sự sôi ở nhiệt độ sôi không đổi.

Câu 14 : Câu nào sau đây đúng:

A. Nhiệt độ sôi của một chất bao giờ cũng cao hơn nhiệt độ nóng chảy của nó.

B. Kim loại là chất rắn nên ta không thể đun sôi một kim loại.

C. Nhiệt độ nóng chảy của kim loại cũng chính là nhiệt độ sôi.

D. Chỉ có quá trình đun sôi nước mới tạo ra hơi nước

Đáp án A

Giải thích: Một chất rắn khi bị đun, tăng nhiệt độ và nóng chảy ở nhiệt độ nóng chảy. Sau đó, tiếp tục đun, nhiệt độ chất lỏng tăng và sôi ở nhiệt độ sôi. Vì vậy nhiệt độ sôi luôn cao hơn nhiệt độ nóng chảy.

Câu 15 : Rượu sôi ở nhiệt độ nào sau đây:

A. 176oC

B. 176oF

C. 80oF

D. 176K

Đáp án B

Giải thích: Rượu sôi ở nhiệt độ 80oC, ứng với 353K (273 + 80 = 353K), và 176oF (32 + 80.1,8 = 176oF).

Câu 16 :

Xét hiện tượng: Lấy bình thủy tinh đun sôi nước, đậy kín bình lại và để nhiệt độ nước trong bình hạ bớt (khoảng 80oC). Sau đó ta lật úp bình và đổ nước lạnh lên đáy bình (hình vẽ). Lúc này ta thấy nước trong bình lại tiếp tục sôi (thí nghiệm của Franklin).

Giải thích: Nước trong bình đang ở 80oC, đổ nước lạnh (20oC) lên đáy bình, lúc này nhiệt độ nước bên 100oC nên nước trong bình tiếp tục sôi.

A. Hiện tượng đúng - Lời giải thích đúng.

B. Hiện tượng đúng - Lời giải thích sai.

C. Hiện tượng đúng - Lời giải thích đúng nhưng chưa rõ ràng.

D. Hiện tượng sai - Lời giải thích sai.

Đáp án B

Giải thích: Hiện tượng trên có thể xảy ra. Khi nước nguội đến 80oC. Ta lật úp bình, nên phần nước sẽ ở dưới, phần trên là hơi nước và không khí nóng. Ta đổ nước lạnh vào phần không khí này, làm cho khí co lại, đồng thời hơi nước bị ngưng tụ, làm áp suất khí bên trong giảm thấp hơn áp suất chuẩn. Mà nhiệt độ sôi của nước phụ thuộc vào áp suất. Ở áp suất thấp hơn áp suất chuẩn, nước sôi ở nhiệt độ dưới 100oC. Nên trong thí nghiệm, áp suất của khí trong bình nhỏ, nước có thể sôi lại ở 80oC.

Câu 17 :

• Xét hiện tượng: (giống như câu 276).

• Giải thích: Do hơi nước bên trong bình gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành nước làm áp suất trong bình giảm (nhỏ hơn áp suất bình thường ngoài không khí), nên tiếp tục sôi vì áp suất giảm thì nhiệt độ sôi giảm.

A. Hiện tượng đúng - Lời giải thích đúng.

B. Hiện tượng đúng - Lời giải thích sai.

C. Hiện tượng sai - Lời giải thích đúng.

D. Hiện tượng sai - Lời giải thích sai.

Đáp án A

Giải thích: Hiện tượng trên có thể xảy ra. Khi nước nguội đến 80oC. Ta lật úp bình, nên phần nước sẽ ở dưới, phần trên là hơi nước và không khí nóng. Ta đổ nước lạnh vào phần không khí này, làm cho khí co lại, đồng thời hơi nước bị ngưng tụ, làm áp suất khí bên trong giảm thấp hơn áp suất chuẩn. Mà nhiệt độ sôi của nước phụ thuộc vào áp suất. Ở áp suất thấp hơn áp suất chuẩn, nước sôi ở nhiệt độ dưới 100oC. Nên trong thí nghiệm, áp suất của khí trong bình nhỏ, nước có thể sôi lại ở 80oC.

Câu 18 : Trong buổi thảo luận “Vì sao trên núi cao ta không thể luộc chín quả trứng”. Ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:

Bình: Trên cao, gió nhiều, nước mau nguội, nên trứng không chín được.

Lan: Trên cao gió nhiều, sức nóng (nhiệt lượng) do lửa cung cấp

không đủ để làm nước nóng lên, nên trứng không chín.

Chi: Lên cao, áp suất không khí giảm, nên nhiệt độ sôi của nước

giảm, nên trứng không thể chín được.

A. Chỉ có Bình đúng.

B. Chỉ có Lan đúng.

C. Chỉ có Chi đúng.

D. Cả 3 cùng đúng

Đáp án C

Giải thích: Càng lên cao không khí càng lạnh và áp suất càng giảm, nhiệt độ sôi của nước cũng giảm. Vì vậy, nước không sôi ở 100oC nên dù đun trứng trong nước sôi trên núi cao, trứng vẫn không chín được.

Câu 19 : Một trong các hình thức bốc hơi của nước là:

A. Sự bay hơi

B. Sự ngưng tụ.

C. Sự sôi.

D. A và C đúng.

Đáp án D

Giải thích: Nước bốc hơi khi xảy ra sự bay hơi hoặc sự sôi.

Câu 20 : Muốn tăng nhiệt độ sôi của nước ta phải:

A. Tăng lửa (mở bếp lớn lên).

B. Tăng thời gian đun.

C. Tăng áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng.

D. Giảm áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng.

Đáp án C

Giải thích: Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc áp suất. Muốn tăng nhiệt độ sôi của nước cần tăng áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác: