X

Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 6

Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 3 có đáp án năm 2021 (phần 2)


Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 3 có đáp án năm 2021 (phần 2)

Với bộ Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 3 có đáp án năm 2021 (phần 2) sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí lớp 6.

Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 3 có đáp án năm 2021 (phần 2)

Câu 1: Đơn vị đo thể tích chất lỏng thường dùng là:

A. Mét khối

B. Lít

C. Đề-xi-mét khối

D. A và B

Lời giải:

Đơn vị đo thể tích chất lỏng thường dùng là mét khối (m3) và lít (l)

Ngoài ra còn dùng các đơn vị: cm3, ml, cc, dm3, ...

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị đo thể tích?

A. Mét khối

B. Mi-li-mét khối

C. Đề-xi-ben

D. lít

Lời giải:

Đơn vị đo thể tích chất lỏng thường dùng là mét khối (m3) và lít (l)

Ngoài ra còn dùng các đơn vị: cm3, ml, cc, dm3, ...

Phương án C - đề-xi-ben: không phải là đơn vị đo thể tích.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Hãy chọn bình chia độ thích hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng chứa gần đầy chai 1 lít.

A. Bình 1000ml có vạch chia tới 10ml

B. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml

C. Bình 100ml có vạch chia tới 1ml

D. Bình 1000ml có vạch chia tới 2ml

Lời giải:

Một trong những bước để đo thể tích của chất lỏng là ta phải chọn được bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

Ta có, chất lỏng chứa gần đầy chai 1 lít = 1000ml nên bình của ý B và C sẽ không thỏa mãn vì có GHĐ 500ml .

Bình A và D đều có GHĐ là 1000ml nhưng bình D có ĐCNN là 2ml nhỏ hơn bình A là 10ml nên ta sẽ chọn bình D là thích hợp hơn vì bình có ĐCNN càng nhỏ thì độ chính xác đo cao hơn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Hãy chọn bình chia độ thích hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng chứa gần đầy chai 0,5 lít.

A. Bình 1000ml có vạch chia tới 10ml

B. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml

C. Bình 500ml có vạch chia tới 1ml

D. Bình 1000ml có vạch chia tới 2ml

Lời giải:

Ta có, chất lỏng chứa gần đầy chai 1 lít = 500ml nên C thỏa mãn nhất vì có GHĐ 500ml và ĐCNN là 1ml nhỏ nhất nên sẽ cho kết quả đo chính xác nhất

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Nam dùng bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là 0,5 cm3 để đo thể tích nước ngọt đựng trong một chai nước ngọt và đọc được kết quả đúng. Đáp án nào sau đây là kết quả của Nam:

A. 299,15 cm3

B. 299,3 cm3

C. 299,2 cm3

D. 299,5 cm3

Lời giải:

Bình chia độ được dùng có độ chia nhỏ nhất là 0,5cm3 nên kết quả đo được sẽ phải là bội của 0,5 nghĩa là kết quả đo được phải chia hết cho 0,5

A - 299,15 không chia hết cho 0,5

B - 299,3 không chia hết cho 0,5

C - 299,2 không chia hết cho 0,5

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây:

A. 20,2 cm3

B. 20,10 cm3

C. 20,02 cm3

D. 20 cm3

Lời giải:

Bình chia độ được dùng có độ chia nhỏ nhất là 0,5cm3 nên kết quả đo được sẽ phải là bội của 0,5 nghĩa là kết quả đo được phải chia hết cho 0,5

A - 20,2 không chia hết cho 0,5

B - 20,10 không chia hết cho 0,5

C - 20,02 không chia hết cho 0,5

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng:

Giới hạn đo của bình chia độ là:

A. Thể tích lớn nhất mà bình có thể chứa

B. Thể tích chất lỏng lớn nhất mà bình có thể chứa

C. Độ lớn của hai vạch chia liên tiếp ghi trên bình

D. Số đo thể tích lớn nhất ghe trên bình

Lời giải:

Giới hạn đo của bình chia độ là số đo thể tích lớn nhất ghi trên bình

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Chọn câu đúng?

A. Giới hạn đo của bình chia độ là thể tích lớn nhất mà bình có thể chứa

B. Giới hạn đo của bình chia độ là thể tích chất lỏng lớn nhất mà bình có thể chứa

C. Giới hạn đo của bình chia độ là độ lớn của hai vạch chia liên tiếp ghi trên bình

D. Giới hạn đo của bình chia độ là số đo thể tích lớn nhất ghi trên bình

Lời giải:

Giới hạn đo của bình chia độ là số đo thể tích lớn nhất ghi trên bình

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Chọn câu trả lời sai:

Một bình chứa 2 lít nước. Đổ thêm vào bình 0,5 lít, thể tích của nước chứa trong bình lúc này là:

A. 2,5 lít

B. 25 cm3

C. 2,5 dm3

D. 2500 cm3

Lời giải:

Bình ban đầu có 2 lít, đổ thêm vào bình 0,5 lít. Vậy thể tích lúc sau của bình là:

2 + 0,5 = 2,5 lít = 2,5 dm3 = 2500 cm3

⇒ B - sai

A, C, D - đúng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Chọn câu trả lời sai:

Một bình chứa 1 lít nước. Đổ thêm vào bình 0,5 lít, thể tích của nước chứa trong bình lúc này là:

A. 1,5 lít

B. 15 cm3

C. 1,5 dm3

D. 1500 cm3

Lời giải:

Bình ban đầu có 2 lít, đổ thêm vào bình 0,5 lít. Vậy thể tích lúc sau của bình là:

1 + 0,5 = 1,5l = 1,5 dm3 = 1500 cm3

⇒ Các phương án A, C, D - đúng

B - sai

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Chọn câu trả lời đúng: Hãy xác định độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình chia độ (BCĐ) có giới hạn đo (GHĐ) là 200ml và gồm 20 vạch chia liên tiếp:

A. 10ml

B. 10cc

C. 2ml

D. Cả A và B đều đúng

Lời giải:

Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên bình.

Ta có, 200ml ứng với 20 vạch ⇒ khoảng cách giữa 2 vạch là:

200 ÷ 20 = 10ml = 10cc

⇒ ĐCNN là 10ml = 10cc

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Trên một bình chia độ có ghi cm3. Chỉ số bé nhất và lớn nhất là 0 và 400 người ta đếm có tất cả 40 vạch chia. Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ nói trên là:

A. 10 cm3

B. 0,01l

C. 0,1l

D. A và B đều đúng

Lời giải:

Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên bình.

Ta có: 400 cm3 ứng với 40 vạch

⇒ Khoảng cách giữa 2 vạch là: 400 ÷ 40 = 10 cm3 = 0,01l

⇒ ĐCNN là 10 cm3 hoặc 0,01l

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Chọn đáp án đúng.

Gia đình em mỗi tháng tiêu thụ hết 18 khối nước (1 khối = 1 m3) . Số lít nước nhà em tiêu thụ mỗi tháng là:

A. 18000 lít

B. 1800 lít

C. 180 lít

D. 18 lít

Lời giải:

1 khối = 1 m3 = 1000 dm3 = 1000 lít

Gia đình em mỗi tháng tiêu thụ 18 khối nước. Vậy số lít nước tiêu thụ mỗi tháng là:

18 (khối) = 18.1000 (lít) = 18000 (lít)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Chọn đáp án đúng.

Gia đình em mỗi tháng tiêu thụ hết 18 khối nước (1 khối = 1 m3 ) . Số lít nước nhà em tiêu thụ mỗi tháng là:

A. 12000 lít

B. 1200 lít

C. 120 lít

D. 12 lít

Lời giải:

1 khối = 1 m3 = 1000 dm3 = 1000 lít

Gia đình em mỗi tháng tiêu thụ 12 khối nước. Vậy số lít nước tiêu thụ mỗi tháng là:

12 (khối) = 12.1000 (lít) = 12000 (lít)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Chọn câu trả lời sai:

Gia đình Nam có 4 người, mỗi người tiêu thụ trung bình 0,1 m3 nước mỗi ngày. Thể tích nước nhà Nam tiêu thụ hết trong một tháng (30 ngày) là:

A. 12 m3

B. 12000 dm3

C. 12000 lít

D. 1200 lít

Lời giải:

Nhà Nam có 4 người, mỗi người tiêu thụ trung bình 0,1 m3 nước mỗi ngày. Vậy số nước nhà Nam tiêu thụ trong một ngày là: 4.0,1 = 0,4 m3

Một tháng (30 ngày) nhà Nam tiêu thụ hết số nước là: 30.0,4 = 12 m3

Ta có: 12 m3 = 12000 dm3 = 12000 lít

⇒ Phương án D - sai

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Chọn câu trả lời đúng: Một hộp nhựa hình lập phương có cạnh 2cm. Nếu đổ đầy nước vào hộp thì thể tích nước là:

A. 2 cm3

B. 4 cm3

C. 8ml

D. 4ml

Lời giải:

Thể tích hình lập phương được tính theo công thức: a x a x a = a3(với a là độ dài của cạnh hình lập phương)

Ta có, hình lập phương có cạnh 2cm

Thể tích của hộp khi đổ đầy nước là: 23 = 8 (cm3)

Ta có, 1 cm3 = 1ml => 8 cm3 = 8ml

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Chọn câu trả lời đúng: Một hộp nhựa hình hộp chữ nhật có các cạnh 10×5×2 (cm). Nếu đổ đầy nước vào hộp thì thể tích nước là:

A. 20 cm3

B. 100 m3

C. 100ml

D. 40ml

Lời giải:

Thể tích hình hộp chữ nhật được tính theo công thức: a x b x c (với a, b, c lần lượt là chiều dài, chiều rộng và độ cao của cạnh hình hộp chữ nhật)

Ta có, hình hộp chữ nhật có các cạnh 10×5×2 (cm)

Thể tích của hộp khi đổ đầy nước là:

Ta có, 1 cm3 = 1ml => 100 cm3 = 100ml

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Chọn câu trả lời sai:

Một hồ bơi có chiều rộng 5m, dài 20m, cao 1,5m. Thể tích nước mà hồ bơi có thể chứa được nhiều nhất là:

A. 150000 dm3

B. 150000 lít

C. 150 lít

D. 150 cm3

Lời giải:

Thể tích nước mà hồ bơi có thể chức được nhiều nhất là:

5 x 20 x 1,5 = 150 m3 = 150000 dm3 = 150000 lít

⇒ Phương án C - sai

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Chọn câu trả lời sai:

Một bể cá có chiều rộng 0,5m, dài 1m, cao 0,5m. Thể tích nước mà bể cá có thể chứa được nhiều nhất là:

A. 250 m3

B. 250 lít

C. 150 lít

D. 150 m3

Lời giải:

Thể tích nước mà hồ bơi có thể chứa được nhiều nhất là:

0,5 x 1 x 0,5 = 0,25 m3 = 250l

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Chọn câu trả lời đúng:

Bể nước nhà Mai còn 1m3 nước. Bố Mai đố Mai đổ hết vào một thùng phy hình trụ có tiết diện là 200 dm3 thì thùng phải có chiều cao tối thiểu là bao nhiêu? Em hãy giúp Mai tìm ra câu trả lời đúng.

A. 5dm

B. 500cm

C. 50dm

D. 5m

Lời giải:

Bể có hình dạng là hình trụ. Áp dụng công thức tính thể tích hình trụ:

V = S.h <=> 1 = 2.h <=> h = 1/2 = 0,5m = 5 dm (đổi 200 cm2 = 2 cm2)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21: Một thùng phuy chứa vừa đủ 3m3 nước có diện tích đáy là 2m3 . Hỏi thùng phuy cao bao nhiêu?

A. 15dm

B. 15cm

C. 1,5m

D. 5m

Lời giải:

Bể có hình dạng là hình trụ. Áp dụng công thức tính thể tích hình trụ

Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 2: Bài tập đo thể tích chất lỏng có đáp án năm 2021 mới nhất

Đáp án cần chọn là: C

Câu 22: Chọn câu trả lời đúng. Một bồn chứa nước hình trụ có thể chứa được tối đa 942 lít nước. Độ cao của thùng là 1,2m. Bán kính của đáy thùng là :

A. 25cm

B. 1m

C. 50cm

D. 5m

Lời giải:

Bồn chứa nước hình trụ chứa được tối đa 942 lít nên V = 942 lít = 0,942 m3

Áp dụng công thức tính thể tích hình trụ:

Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 2: Bài tập đo thể tích chất lỏng có đáp án năm 2021 mới nhất(vớiTrắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 2: Bài tập đo thể tích chất lỏng có đáp án năm 2021 mới nhấtlà công thức tính diện tích hình tròn)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23: Chọn câu trả lời đúng. Một ấm siêu tốc hình trụ có thể chứa được tối đa 2,5l nước. Độ cao của ấm là 20cm. Bán kính của đáy thùng là:

A. 5,8cm

B. 5,4cm

C. 6,3cm

D. 6,8cm

Lời giải:

Ấm siêu tốc hình trụ chứa được tối đa 2,5l nên V = 2,5l = 2500cm3

Áp dụng công thức tính thể tích hình trụ

(với là công thức tính diện tích hình tròn)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24: Một trái khinh khí cầu chứa đầy khí hiđrô. Biết đường kính của khinh khí cầu là 4m. Thể tích của khí hiđrô chứa trong khinh khí cầu là:

A. 33,5 m3

B. 267,9 m3

C. 33,5 lít

D. 267,9 lít

Lời giải:

Khinh khí cầu có dạng hình cầu. Áp dụng công thức tính thể tích hình cầu

Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 2: Bài tập đo thể tích chất lỏng có đáp án năm 2021 mới nhất

Đáp án cần chọn là: A

Câu 25: Một trái khinh khí cầu chứa đầy khí hiđrô. Biết đường kính của khinh khí cầu là 5m. Thể tích của khí hiđrô chứa trong khinh khí cầu là:

A. 33,5 m3

B. 65,4 m3

C. 33,5 lít

D. 67,9 lít

Lời giải:

Khinh khí cầu có dạng hình cầu. Áp dụng công thức tính thể tích hình cầu

Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 2: Bài tập đo thể tích chất lỏng có đáp án năm 2021 mới nhất

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26: Trong phòng thí nghiệm để đo thể tích chất lỏng chính xác đến từng milimét khối ta phải dùng.

A. Ca đong có GHĐ là 0,05 dm3

B. Chai nước uống tính khiết tương đương 1 lít

C. Bình chia độ có ĐCNN là lớn hơn 1 mm3

D. Bình chia độ có ĐCNN là 1 mm3 hay nhỏ hơn

Lời giải:

Để đo thể tích chất lỏng chính xác đến từng milimét khối ta phải dùng bình chia độ có ĐCNN là 1 mm3 hay nhỏ hơn

Đáp án cần chọn là: D

Câu 27: Trên các chai đựng rượu người ta có ghi 750ml. Con số đó chỉ:

A. Dung tích lớn nhất của chai rượu

B. Lượng rượu chứa trong chai

C. Thế tích của chai đựng rượu

D. Lượng rượu mà chai có thể chứa

Lời giải:

Trên các chai đựng rượu có ghi các chỉ số đó chính là GHĐ của chai. Vậy chai ghi 750ml là chai đó có dung tích lớn nhất là 750ml

Đáp án cần chọn là: A

Câu 28: Trên mỗi lon nước ngọt có ghi 330ml. Số liệu này có ý nghĩa:

A. Dung tích lớn nhất lon là 330ml

B. Lượng nước ngọt chứa trong lon là 330ml

C. Lượng nước ngọt tối thiểu mà lon có thể chứa

D. Cả A, B, C đều đúng

Lời giải:

Trên các lon nước ngọt có ghi các chỉ số đó chính là GHĐ của lon. Vậy lon ghi 330ml là lon đó có dung tích lớn nhất là 330ml

Đáp án cần chọn là: A

Câu 29: Trên một can nhựa có ghi 2 lít. Điều có có nghĩa là gì?

A. Can có thể chứa trên 2 lít

B. ĐCNN của can là 2 lít

C. Giới hạn chứa chất lượng của can là 2 lít

D. Cả A, B và C đều đúng

Lời giải:

Trên một can nhựa có ghi 2 lít, đó chính là GHĐ của can, do đó giới hạn chứa chất lỏng của can là 2 lít.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 30: Trên một hộp sữa tươi có ghi 200ml. Con số đó cho biết:

A. Thể tích của sữa và không khí trong hộp là 200ml

B. Thể tích sữa trong hộp là 200ml

C. Khối lượng của hộp sữa

D. Khối lượng của sữa trong hộp

Lời giải:

Trên một hộp sữa tươi có ghi 200ml. Con số đó cho biết thể tích sữa trong hộp là 200ml.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 31: Mỗi lần hiến máu nhân đạo, người ta có thể hiến 250cc máu. Vậy 250cc = ?

A. 0,25 lít

B. 0,025 dm3

C. 0,025 lít

D. 0,0025 dm3

Lời giải:

1cc = 1 cm3 = 0,001 dm3 = 0,001 lít

Vậy 250cc = 250.0,001 = 0,25 lít

Đáp án cần chọn là: A

Câu 32: Điền số thích hợp:

45cc =…………

A. 45 mm3

B. 45 cm3

C. 45 dm3

D. 45 m3

Lời giải:

1cc = 1 cm3 = 0,001 dm3 = 0,001

Vậy 45cc = 45 cm3

Đáp án cần chọn là B.

Câu 33: Cách đặt mắt khi đo thể tích bằng bình chia độ là:

A. Đặt mắt ngang bằng với mực nước trong bình

B. Đặt mắt ở phía dưới mực chất lỏng và ngước lên trên

C. Đặt mắt ở phía trên mực chất lỏng và nhìn xiên xuống

D. Đặt mắt như thế nào đấy, miễn là đọc được mực chất lỏng là được

Lời giải:

Cách đặt mắt khi đo thể tích bằng bình chia độ là đặt mắt ngang bằng với mực nước trong bình

Đáp án cần chọn là: A

Câu 34: Khi đo thể tích chất lỏng cần:

A. Đặt mắt nhìn ngang với độ cao với mức chất lỏng trong bình

B. Đặt bình chia độ nằm ngang

C. Đặt mắt nhìn xiên với độ cao với mực chất lỏng trong bình

D. Đặt mắt nhìn vuông góc với độ cao với mực chất lỏng trong bình

Lời giải:

Cách đặt mắt khi đo thể tích bằng bình chia độ là đặt mắt ngang bằng với mực nước trong bình

Đáp án cần chọn là: A

Câu 35: Phương án nào sau đây là đúng khi nói về quy tắc đặt bình chia độ:

A. Đặt bình sao cho mực chất lỏng nghiêng về các cạnh trên bình để dễ đọc kết quả

B. Đặt bình sao cho mực chất lỏng nghiêng về các số được in trên bình

C. Đặt bình chia độ thẳng đứng so với phương nằm ngang

D. Đặt bình thế nào cũng được, miễn mực chất lỏng trong bình ổn định

Lời giải:

Cách đặt đúng là đặt bình chia độ thẳng đứng so với phương nằm ngang.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 36: Nếu Nam khui một lon nước ngọt và uống mất một hụm, để biết được lượng nước ngọt còn lại trong lon, Nam nên dùng bình chia độ nào sau đây là hợp lý nhất?

A. Bình có GHĐ 1000ml và ĐCNN là 10ml

B. Bình có GHĐ 500ml và ĐCNN là 5ml

C. Bình có GHĐ 350ml và ĐCNN là 2ml

D. Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN là 2ml

Lời giải:

Lon nước ngọt có thể tích khoảng 355ml (0,355 lít) chứ không thể là 1000ml (1lít), 500ml ( 0,5 lít) hoặc 100ml (0,1 lít).

Vì Nam đã uống đi một ngụm nên thể tích sẽ nhỏ hơn 355ml nên ta sẽ chọn bình có GHĐ 350ml và ĐCNN là 2ml

Đáp án cần chọn là: C

Câu 37: Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, trong các bình chia độ đã cho sau đây, chọn bình bình chia độ nào phù hợp nhất?

A. Bình 100ml và có vạch chia tới 1ml

B. Bình 500ml và có vạch chia tới 5ml

C. Bình 1000ml và có vạch chia tới 5ml

D. Bình 2000ml và có vạch chia tới 5ml

Lời giải:

Vì chất lỏng có thể tích gần 1 lít nên bình A và B có GHĐ nhỏ ⇒ không phù hợp

Bình C là phù hợp nhất

Đáp án cần chọn là: C

Câu 38: Những sai số nào sau đây trong phép đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, mà ta không thể nào làm giảm thiểu sai số được?

A. Bình chia độ đặt nghiêng

B. Mặt thoáng của chất lỏng bị cong

C. Các vạch chia không đều nhau

D. Đặt mắt nhìn nghiêng

Lời giải:

Nhưng sai số do con người tạo ra sẽ có thể giảm thiểu tối đa được

A - Bình chia độ đặt nghiêng ⇒ ta có thể đặt lại bình thẳng đứng ⇒ có thể giảm thiểu

B - Mặt thoáng của chất lỏng bị cong ⇒ ta có thể điều chỉnh lại có mặt thoáng không bị cong

C - Các vạch chia không đều ⇒ đây là sai số do dụng cụ nên ta không thể giảm thiểu được

D - Đặt mắt nhìn nghiêng ⇒ có thể giảm thiểu được

Đáp án cần chọn là: C

Câu 39: Những nguyên nhân nào sau đây tạo ra sai số trong phép đo thể tích của chất lỏng?

A. Thành bình chia độ có độ dày không đều

B. Các vạch chia không đều nhau

C. Trên thành bình có in 20oC, nhiệt độ phòng là 32oC

D. Cả 3 nguyên nhân trên

Lời giải:

A – Thành bình chia độ có độ dày không đều sẽ dẫn đến sai số so với đo bằng một bình chia độ bình thường

B – Các vạch chia không đều sẽ dẫn đến sai số khi đọc kết quả đo

C – Thành bình in 200C, nhiệt độ phòng là 320C ⇒ nhiệt độ tăng dẫn đến bình sẽ dãn ra (nóng nở ra lạnh co vào) dẫn đến kết quả đo sẽ bị sai số

⇒ Cả 3 nguyên nhân trên đều tạo ra sai số trong phép đo

Đáp án cần chọn là: D

Câu 40: Để đo thể tích chất lỏng, người ta dùng dụng cụ:

A. Cốc uống nước

B. Bát ăn cơm

C. Ấm nấu nước

D. Bình chia độ

Lời giải:

Để đo thể tích chất lỏng, người ta dùng bình chia độ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 41: Dụng cụ không đo được thể tích của chất lỏng là:

A. Ca đong có ghi sẵn dung dịch

B. Bình chia độ

C. Bình tràn

D. Xi lanh có ghi sẵn dung dịch

Lời giải:

A, B, D – đo được thể tích chất lỏng

C – không đo được thể tích chất lỏng vì không có vạch chia độ hoặc dung tích có sẵn

Đáp án cần chọn là: C

Câu 42: Điền vào chỗ trống:

450ml ………. m3 = ………………l

A. 0,00045; 0,45

B. 0,00045; 0,045

C. 0,000045; 0,45

D. 0,0045; 0,45

Lời giải:

450 ml = 450 : 1000000 = 0,00045 m3

450 ml = 450 : 1000 = 0,45 m3

Đáp án cần chọn là A.

Câu 43: Điền số thích hợp:

1 m3 = ……….. lít = ………..ml

A. 100; 10000

B. 100; 1000000

C. 1000; 100000

D. 1000; 1000000

Lời giải:

1 m3 = 1000l = 1000000ml

Đáp án cần chọn là D.

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác: