Dàn ý Chứng minh câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non - Ba cây chụm lại nên hòn núi cao năm 2023
Dàn ý Chứng minh câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non - Ba cây chụm lại nên hòn núi cao năm 2023
Bài văn Chứng minh câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non - Ba cây chụm lại nên hòn núi cao gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 8.
Dàn ý mẫu
A. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Ca dao, tục ngữ là những bài học, lời khuyên, kinh nghiệm quý báu mà ông cha ta để lại cho thế hệ sau.
- Nêu vấn đề, khái quát giá trị của câu tục ngữ Câu tục ngữ “Một cây...” khuyên nhủ chúng ta về sức mạnh của sự đoàn kết.
B. Thân bài
Luận điểm 1: Giải thích
- Nghĩa đen: Một cây đơn lẻ không thể tạo nên ngọn núi mà phải có thật nhiều cây cao mới tạo thành một rừng cây.
- Nghĩa bóng:
+ Một cây: Chỉ một người đơn lẻ
+ Ba cây: Chỉ một cộng đồng, một tập thể người
+ chụm lại: chỉ sự đoàn kết
+ núi cao: ẩn dụ cho sự thành công
⇒ Nghĩa cả câu: Một người đơn độc không thể làm nên việc lớn mà cần phải có sự đoàn kết của nhiều người thì mới có thể đạt được thành công.
- Câu tục ngữ khuyên con người về tầm quan trọng của sự đoàn kết trong cuộc sống và trong công việc
Luận điểm 2: Chứng minh
- Trong bất kì một lĩnh vực nào, sự đoàn kết luôn tạo ra sức mạnh to lớn và là yếu tố quan trọng làm nên thành công lớn.
- Trong chiến tranh: Khi đất nước bị xâm lăng, sự đoàn kết dân tộc là yếu tố không thể thiếu để giành được thắng lợi.
+ Đất nước ta đã trải qua hàng nghìn năm bị đô hộ, hàng nghìn trận chiến lớn nhỏ khác nhau, ở bất cứ trận chiến nào, ta cũng đều thấy được sự đoàn kết to lớn của toàn dân tộc.(lấy dẫn chứng)
+ Tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc: Yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết là nguồn mạch cốt lõi của mọi thắng lợi.
+ Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, đoàn kết dân tộc vẫn luôn được đề cao, thể hiện ở việc tất cả người dân trong cả nước, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo, tuổi tác… đều cùng nhau chung tay làm việc và cống hiến không ngừng.
- Trong cuộc sống, lao động, đoàn kết có giá trị vô cùng to lớn, là yếu tố quyết định đến sự thành bại.
- Nếu một tập thể không có sự đoàn kết, các cá nhân làm việc riêng rẽ, ích kỉ, thì chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại.
Luận điểm 3: Làm thế nào để phát huy sự đoàn kết trong một tập thể, xã hội
- Đoàn kết bắt nguồn từ sự đồng cảm, chia sẻ và tinh thần làm việc nghiêm túc, hòa đồng, biết lắng nghe.
- Kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ, đùm bọc, chung tay bảo vệ và xây dựng đất nước, tránh xa lối sống ích kỉ, cô lập, vụ lợi…
Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề
- Phê phán lối sống tư lợi, ích kỉ, tự cô lập mình với xã hội,…
- Đoàn kết không có nghĩa là kết bề kéo cánh, làm những việc xấu gây ảnh hưởng đến xã hội.
C. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị câu tục ngữ Câu tục ngữ còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Đoàn kết chính là truyền thống đạo đức, là một lối sống đẹp của người dân Việt Nam.
- Bài học rút ra và liên hệ bản thân: Chúng ta - những thế hệ đi sau cần biết giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu này.