Phân tích nhân vật vợ chồng Nghị Quế trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố năm 2023
Phân tích nhân vật vợ chồng Nghị Quế trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố năm 2023
Bài văn Phân tích nhân vật vợ chồng Nghị Quế trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 8.
Đề bài: Phân tích nhân vật vợ chồng Nghị Quế trong tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố.
Bài văn mẫu
Bản chất của bọn quan lại, địa chủ thời thực dân phong kiến ỉà dùng mọi thủ đoạn để làm giàu trên xương máu của nhân dân lao động nghèo khô. Vợ chồng Nghị Quế là hình ảnh tiêu biểu sâu sác nhất đã được Ngô Tất Tố xây dựng thành cồng trong tác phảm Tắt đèn. Hình ảnh độc ác, tàn nhẫn của ông Nghị, bà Nghị trong tác phẩm đã giúp ta hiểu thêm về tầng lớp địa chủ thời ấy.
Trong xã hội Việt Nam giai đoạn 1936-1939, nhân dân ta đang chịu cảnh một cổ hai tròng: thực dân và phong kiến. Thuế thân, thứ thuế đánh trên đầu người rất nặng nề làm cho nhân dân ta vốn không đủ ân, đủ mặc, lại càng trờ nên khánh kiệt, điêu đứng.
Đã vậy, bọn địa chủ chỉ nhờ dịp thuế ngặt nghèo, khi cánh cổng làng Đỏng Xá đóng lại, trâu không được ra đồng làm việc là chúng tha hồ giở thủ đoạn tàn bạo nhất để mua rẻ bán đắt từ tài sản đến sức lao động của người nghèo khổ nhất. Phải, chính thời điểm ấy, vợ chồng Nghị Quế đâ có dịp bộc lộ bản chắt tàn ác, bát nhân mua ổ chó và đứa con ruột của chị Dậu. Trước hết, Nghị Quế là loại địa chủ ngu dốt, vọng ngoại mù quáng, lại rất keo kiệt bủn xỉn. Hắn cho rằng theo Tây, giống Tây là sang trọng nên dặn vợ phải gọi con cái là mợ như bà phán, bà kí trên tỉnh. Nói nâng như vậy là văn minh. Từ xưng hô đến cách bảy biện trong nhà đều cải tiến. Hắn treo tranh quảng cáo sữa bò giữa hai câu đối trong phòng khách! Tuy nhiên, cách ăn uống của nó thô thiển, thiếu vân hóa, lại mất vệ sinh. Hắn súc miệng ỏng ọc mấy cái, nồi nhổ toẹt xuống nền nhà. Hắn có một cái dinh cơ lớn mà một đĩa glò kho ăn làm mấy bữa. Còn dư lại bà Nghị phải đếm từng miếng, giao hẹn với người giúp việc. Nhân lúc sưu thuế ngặt nghèo, vợ chồng Nghị Quế đã dùng thủ đoạn "ông đánh bà xoa" để mua rẻ chó của chị Dậu. Túng cùng, sợ anh Dậu đang đau ốm mà bị hành hạ, đánh đập, chị Dậu đứt ruột bán cái Tí. Nhân tiện, vợ chồng Quế mua luôn đàn chó với giá rẻ. ông nghị dùng thủ đoạn "ức hiếp", "dọa nạt", dồn chị Dậu vào thế bí, biểu hiện qua các cử chỉ đập tay xuống sập, quát..., qua giọng nói lúc thì quát, lúc thì cáu..., qua lời nói: "Bán thì đi làm văn tự. Không bán thì về. về thẳng!"... Trái lại, bà Nghị dùng thủ đoạn "dỗ dành", làm ra "thông cảm" biểu hiện qua cử chĩ an ủi:
"Thôi thế này, chó tao cũng mua vậy, cả chó con lẫn chó cái sang đây tao trả cho một đồng nữa. Với con bé kia một đồng là hai. Thế là mày đủ tiền nộp sưu lại khỏi nuôi chó, khỏi nuôi con, sướng nhé!"
Cái từ sướng nhé của bà Nghị thật nhẫn tâm, tưởng như nhát dao cắt thêm một nhát vào tấm lòng đang đứt đoạn của người mẹ nghèo khổ, cùng quẫn. Có người mẹ nào sung sướng khi phải xa rời đứa con ruột thịt của mình với niềm vui sướng khỏi phải nuôi con như chị? Tại sao bà Nghị, là một phụ nữ lại không hiểu rõ điều ấy? Phải chăng vì mối lợi đã làm bà tối mắt, nói và làm chỉ cố thuyết phục người ta làm theo ý riêng của bà, có lợi cho bà nhất mà thôi? Chà đạp lên tình mẫu tử thiêng liêng, bà Nghị quả là con người tàn nhẫn! Sự ti tiện bủn xỉn thật dễ nhận ra khi vợ chồng Nghị Quế muốn mua rẻ con bé đã tỏ ra nghi ngờ, dèm, pha, hạ tuổi cái Tí xuống 6 tuổi, có lí do trả giá rẻ hơn nữa! Thảm hại, đau đớn cho chị Dậu thì tàn nhẫn, bất nhân bấy nhiêu lại dồn về Nghị Quế! Thực vậy, một đứa trẻ ngây thơ, hiếu thảo nhưng cái Tí lại bị chà đạp. Với chó, bà Nghị căn dặn che cho nó khỏi nắng còn cái Tí lại bị bà bắt ăn cơm thừa của chó. Thực không có tính người!
Vơ vét cũng chưa hả, vợ chồng Nghị Quế còn lật lọng bằng cách đê tiện nhất. Từ haỉ đồng hửa mua cái Tí, cuối cùng cũng chĩ có hal đồng lại có thêm một bầy chó. Chị Dậu van nài, bà hứa cho thêm hai hào nữa nhưng lại bắt đóng lại hai tiền giấy mực. Chúng thật xảo quyệt! Chị Dậu biết bị xử ép, thiệt thòi nhưng về thì đâm đầu vào đâu, đề chồng bị trói đến bao giờ nữa? Hiểu rõ hoàn cảnh chị, vợ chồng Nghị Quế đã không hề nương tay giúp đỡ mà còn chén ép nhiều hơn.
Cho đến khi cái văn tự bán con viết xong thì có lẽ cả chị Dậu, cả người đọc chúng ta đều sửng sốt đên hốt hoảng! Mua bán với giá hai đồng mà văn tự đã thành hai mươi đồng. Thực là trắng trợn chưa từng có! Thế là chị Dậu không có cơ hội chuộc lại đứa con thân yêu của mình. Để giải thích cho chị Dậu khốn cùng ấy, bà ta đã nói: "Tao nắm đằng chuôi chứ không nắm đằng lưỡi". Thật là đau xót cho chị Dậu. Chị Dậu đứt ruột đến bao lần! Chị Dậu bảo vệ người chồng đau ốm khỏi bị đánh đập mà khó khăn chồng chát đến thế! Sưu thuế đánh trên đầu người dân nghèo mà nặng nề đến thế ư?
Sự ti tiện và lật lọng đến thế vẫn chưa đủ, ta còn hốt hoảng hơn khi "bà" Nghị giàu sang ấy còn trả tiền thiếu cho chị, để đến nỗi việc đóng thuế còn rắc rối mãi. Sợi dây khốn cùng bế tắc ngày càng thít chặt lấy người phụ nữ đáng thương này!
Đến đây thì bản chất "mặt người dạ thú", giàu mà dốt nát, bất nhân đã lộ rõ ra. Chọn lọc chỉ tiết giàu ý nghĩa biểu hiện, Ngô Tất Tố đã xây dựng được hai nhân vât phản diện rất điển hình cho một địa chủ ngu dốt, bất nhân đương thời.
Qua hành vi, ngôn ngữ của vợ chồng Nghị Quế, ta hiểu được bản chất bất nhân, tàn ác của một tầng lớp xã hội trong buổi nhân dân ta còn chìm đắm trong bóng đêm của thời Pháp thuộc. Đó là cách làm giàu, cách sống của một tầng lớp người quên tình dân tộc và quên tình đồng loại. Ta càng hiểu vì sao nông dân ta đi làm cách mạng để giành lấy quyền sống cho mình. Ngày nay và cho mãi mãi sau này, Tắt đèn còn mãi như một minh chứng hùng hồn cho tội ác của chế độ sưu thuế trước Cách mạng tháng Tám 1945.