X

500 bài văn mẫu lớp 8

Dàn ý Chứng minh Nước Đại Việt ta là một bản tuyên ngôn bất hủ năm 2023


Dàn ý Chứng minh Nước Đại Việt ta là một bản tuyên ngôn bất hủ năm 2023

Bài văn Chứng minh Nước Đại Việt ta là một bản tuyên ngôn bất hủ gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 8.

Dàn ý Chứng minh Nước Đại Việt ta là một bản tuyên ngôn bất hủ năm 2023 - Văn mẫu lớp 8

Dàn ý mẫu

A. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả tác phẩm: Nước Đại việt ta là hán văn chính luận nổi tiếng của Nguyễn Trãi

- Nêu vấn đề: Đoạn trích “Nước Đạt Việt ta là một bản tuyên ngôn độc lập bất hủ”

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Tư tưởng nhân nghĩa mới mẻ của Nguyễn Trãi

- Nhân nghĩa trong tư tưởng Nho giáo xưa vốn là khái niệm nói về đạo lí, cách đối nhân xử thế và tình thương giữa con người với con người ⇒ Phạm vi hẹp, thuộc phạm trù cá nhân trong xã hội.

- Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được mở rộng ra, nhân nghĩa là phải “yên dân”, “trừ bạo” ⇒ Tư tưởng lấy dân làm gốc, “dân vi bản”.

   + Đối với một triều đại, nhân nghĩa là phải làm cho cuộc sống của nhân dân được yên ổn, ấm no, hạnh phúc, hòa bình; muốn “yên dân” thì phải “trừ bạo”, tức là “điếu dân phạt tội” (thương dân, đánh giặc) ⇒ tư tưởng của một nhà Nho yêu nước, thương dân, tiến bộ.

Luận điểm 2: Quan niệm về quốc gia, độc lập, chủ quyền lãnh thổ

- Trước Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt cũng đã đưa ra quan niệm về quốc gia, dân tộc ở hai phạm trù cơ bản: Chủ quyền lãnh thổ và độc lập. (“Nam quốc sơn hà”)

- Nguyễn Trãi mở rộng quan niệm khi đưa ra thêm 3 phạm trù quan trọng nữa:

   + Nền văn hiến lâu đời: đối với bất cứ một quốc gia, vùng lãnh thổ nào, nền văn hiến chính là “tín hiệu” để đánh giá được sự tồn vong, thịnh suy và là “bằng chứng” cho sự tồn tại của một dân tộc.

   + Phạm vi lãnh thổ: “bờ cõi đã chia”

   + Phong tục tập quán: “Phong tục Bắc Nam cũng khác”

   + Triều đại: Nguyễn Trãi liệt kê một loạt các triều đại của Đại Việt “bao đời gây nền độc lập”, đặt ngang hàng với các triều đaị của Trung Quốc ⇒ khẳng định vị thế, khí thế của nước ta.

   + Anh hùng thời đại: thể hiện sức mạnh, nguồn linh khí, Long mạch của đất nước sinh ra nhân tài mọi thời.

- Lịch sử chống giặc ngoại xâm: Nguyễn Trãi đưa ra một loạt các sự kiện, chiến thắng lẫy lừng của ông cha ta trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước.

⇒ Tất cả đã khẳng định: Nước ta là đất nước có nền văn hiến nghìn năm, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền và có truyền thống lịch sử; kẻ nào cố ý xâm lược nhất định sẽ chuốc lấy thất bại.

Luận điểm 3: Nước Đại Việt ta là một bản tuyên ngôn độc lập bất hủ

- “Nước Đại Việt ta” xứng đáng là một bản tuyên ngôn độc lập bởi nó đã:

   + khẳng định được chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ dân tộc

   + thể hiện khí thế hào hùng, sức mạnh dân tộc

   + lời đe dọa hùng hồn đến những kẻ đang có ý định xâm phạm

- Là một bản tuyên ngôn độc lập bất hủ bởi: Đoạn trích mang nhiều tư tưởng, quan niệm đúng đắn, mới mẻ, tiến bộ, là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc từ Lý Thương Kiệt trong bài “Nam quốc sơn hà”, vừa trở thành tư tưởng căn nguyên để về sau, Hồ Chí Minh cho ra đời bản tuyên ngôn độc lập chính thức của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Luận điểm 4: Nghệ thuật

- cách lập luận chặt chẽ

- chứng cứ hùng hồn, lời lẽ đanh thép

C. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề: “Nước Đại Việt ta” là một bản tuyên ngôn độc lập bất hủ.

- Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Nguyễn Trãi xứng đáng là vị anh hùng dân tộc, dnah nhân văn hóa thế giới.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 8 chọn lọc, hay khác: