X

500 bài văn mẫu lớp 8

Dàn ý Giải thích câu ca dao Anh em như thể tay chân năm 2023


Dàn ý Giải thích câu ca dao Anh em như thể tay chân năm 2023

Bài văn Giải thích câu ca dao Anh em như thể tay chân gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 8.

Dàn ý Giải thích câu ca dao Anh em như thể tay chân năm 2023 - Văn mẫu lớp 8

Dàn ý mẫu

A. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Bên cạnh tình phụ tử, mẫu tử, thì tình anh em cũng là một tình cảm cao đẹp, trong sáng của người dân Việt Nam.

- Nêu vấn đề và khái quát ý nghĩa câu ca dao Viết về tình anh em, câu ca dao “Anh em...” đã mang đến cho chúng ta mỗi bài học quý giá về sự đoàn kết, yêu thương giữa những người con trong gia đình.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Giải thích

- Tay chân: 2 bộ phần trên cơ thể con người, hỗ trợ nhau để con người có thể hoạt động, không thể tách rời.

⇒ Anh em như thể tay chân: Anh em trong nhà khăng khít, gắn bó.

- Rách: khi khó khăn thiếu thốn; lành: khi sung túc, đầy đủ; dở hay: tốt hay xấu

⇒ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần: Khi khó khăn hay khi đầy đủ đều phải đùm bọc nhau; dù tốt hay xấu cũng đều phải biết giúp đỡ, dìu dắt nhau.

⇒ Câu ca dao nói về tình cảm gắn bó khăng khít giữa những người trong gia đình, răn dạy chúng ta cần phải biết đùm bọc, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.

Luận điểm 2: Tại sao lại nói như vậy

- Anh em trong nhà là những người có chung dòng máu, chung huyết thống, chung gốc gác, tổ tiên, cha mẹ. Vì vậy, tình cảm anh em là thứ tình cảm bền chặt, gắn bó khăng khít, như tay chân, như khúc ruột của nhau, giống như tình mẫu tử, phụ tử.

- Đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau vốn đã là truyền thống quý báu của dân tộc ta, vậy nên, những người sống dưới một mái nhà lại càng phải gắn bó, đùm bọc nhau trong mọi hoàn cảnh, dù khó khăn thiếu thốn, hay dù đầy đủ sung túc, đều phải nghĩ đến nhau.

- Giữa những người anh em trong gia đình luôn có một sợi dây kết nối bền chặt vô hình, khi một người gặp khó khăn, đau khổ thì tất cả những người còn lại cũng đều cảm nhận được nỗi đau đó, đồng cảm và cùng dìu dắt nhau bước qua khó khăn. Anh giúp đỡ em và ngược lại, em cũng yêu thương, giúp đỡ anh, cứ như vậy khăng khít không rời.

- Cả anh và em đều có nghĩa vụ phải chăm sóc cha mẹ, báo hiếu cha mẹ, tình cảm anh em bền chặt chính là điều mà những bậc sinh thành muốn các con mình hiểu được.

Luận điểm 3: Bài học rút ra

- Tình cảm anh em là thứ tình cảm gắn bó vô cùng khăng khít, thắm thiết, dù có chuyện gì xảy ra thì tình cảm đó vẫn mãi mãi bền chặt.

- Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta cần biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, nhường nhịn nhau. Khi trưởng thành, mặc dù mỗi người sẽ có một con đường riêng, một gia đình mới nhưng vẫn luôn phải nghĩ cho nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề

- Có rất nhiều trường hợp anh em sống không hòa thuận, vô tâm, ích kỉ, khi có người gặp khó khăn thì xa lánh, khinh bỉ,…

- Hoặc có những người còn cãi nhau, đánh nhau, tranh giành nhau tài sản bất chấp tình anh em hãm hại nhau…

C. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị câu ca dao Câu ca dao luôn là bài học quý giá cho những người anh em trong gia đình.

- Liên hệ bản thân: Chúng ta cần biết giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống và giáo dục của những câu ca dao, tục ngữ.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 8 chọn lọc, hay khác: