Giải thích câu ca dao Công cha như núi Thái Sơn năm 2023
Giải thích câu ca dao Công cha như núi Thái Sơn năm 2023
Bài văn Giải thích câu ca dao Công cha như núi Thái Sơn gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 8.
Bài văn mẫu
Văn học dân gian là kho tàng sáng tác lâu đời của người xưa, trong đó ca dao là những câu hát mượt mà đằm thắm nghĩa tình. Có những câu ghi lại tám lòng của con cháu luôn tường nhớ tới tổ tiên như:
Con người có tổ có tông Như cây có cội, như sông có nguồn.
Gần gũi và thấm thìa hơn là công ơn cha mẹ đối với con cái:
Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Dưới đây, chúng ta hãy thử đi vào tìm hiểu ý nghĩa của hai câu lục bát này. Cách thể hiện tình cảm của ca dao thật trữ tình khi người xưa so sánh cái trừu tượng như công cha, nghĩa mẹ với cái cụ thể như núi Thái Sơn, nước trong nguồn. Mượn hình ảnh núi Thái Sơn, một ngọn núi cao, nổi tiếng của Trung Quốc. Núi Thái Sơn nằm ở phía bắc thành phố Thái An, tĩnh Sơn Đông, Trung Quốc, nơi cao nhất là 1545 mét. Mang núi Thái Sơn ví với công cha, người xưa muốn nói lên một cách cụ thể để chỉ công cha thật là lớn lao, như ngọn núi Thái Sơn hùng vĩ. Cũng như ở một câu ca dao khác, người xưa từng so sánh:Công cha như núi ngất trời. Núi Thái Sơn hay núi ngất trời cũng cùng chung một ý nghĩa: công lao của cha vô cùng to lớn, chúng ta không thể nào đo đếm được. Đó là những hình ảnh chỉ một khối lượng vô tận.
Nói về nghĩa mẹ, sự liên tưởng chuyển sang một mức độ cụ thể hơn, gần gũi hơn: nước trong nguồn chảy ra không bao giờ cạn. Trong một câu ca dao khác, nghĩa mẹ được so sánh như nước ngoài biển Đông. .Nước trong nguồn hay nước biển Đông đều vô tận, không bao giờ hết, không bao giờ ngừng chảy, không bao giờ cạn. Cách so sánh đó thật tài tình và chứng tỏ người xưa rất hiêu quy luật của tự nhiên mà vận dụng vào đời sống. So sánh nghĩa mẹ như thế, chứng tỏ người xưa hiểu lòng yêu thương vô cùng, vô tận của người mẹ.
Cả câu ca dao nói lên công lao to lớn, vô cùng của cha mẹ với con cái. Từ đó, nhân dân ta nhắc nhở mọi người phải biết ơn, hiếu trọng đối với cha mẹ. Mỗi chúng ta, trước khi ra đời còn nằm trong bụng mẹ. Người mẹ mang nặng đẻ đau sinh ra chúng ta. Chúng ta thành người từ giọt máu chung của cha mẹ ta. Chỉ công ơn sinh thành ấy cũng đủ để khẳng định không gì có thể so sánh nổi. Công ơn sinh thành của cha mẹ thật lớn lao.
Từ khi cất tiếng chào đời, đến lúc biết lẫy biết cười, nằm nôi trong tiếng hát à ơi của mẹ, Trong vòng tay khô rám của cha, rồi ăn, rồi mặc, rồi sắm sửa các phương tiện khác cho ta lớn lên từng ngày, hỏi rằng công lao cha mẹ kể làm sao hết được. Từ lúc ta còn nhỏ xíu, chưa biết tự lập, chưa biết gì đến lúc biết tự lo cho bản thân, trưởng thành, cha mẹ dồn hết sức lực cuộc đời lo cho con cái. Đau xót thay, khi ấy cha mẹ đã già yếu đi. Công lao ấythật lớn lao vô tận!
Nói về công lao này, ông bà ta có những câu ca dạy cho trẻ như:
"Cha sinh, mẹ dưỡng Chữ cù lao lấy lượng nào đong Thờ cha kính mẹ hết lòng Ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường"
Thực vậy, cha mẹ có chín công lao nuôi dạy con cái, rút tỉa bao sinh lực cả đời cha mẹ. Việc thứ nhất là công sinh thành (sinh) của cha và mẹ. Công sinh thành của cha là tiên quyết, vì không có cha, thì mẹ không sinh ta ra được, nhưng công mẹ cưu mang chín tháng mười ngày thật là cực nhọc, đau đớn khi nở nhụy khai hoa, có khi phải đổi mạng mẹ để có con. Nói về sự nguy hiểm khi sinh con mà không ai giúp đỡ, người ta có câu ca ví von rằng:
Đàn ông đi biển có đôi Đàn bà đi biển, mồ côi một mình!
Nếu may mắn mẹ qua cơn nguy kịch lúc sinh con, cha mẹ lại cùng nhau chăm sóc con (cúc). Mẹ cho con bú bằng nguồn sữa chiết ra từ sinh lực, từ cơ thể mình (súc). Nếu chẳng may mẹ không có sữa đầy đủ, mẹ phải cùng cha làm lụng xoay sở mua sữa hộp nuôi con, sau đó còn nấu cháo hoặc tìm các món bổ dưỡng để mớm cho con lúc con chưa tròn một tuổi, chưa biết ăn cơm..Trời đông lạnh lẽo, chẳng ai khác ngoài cha, mẹ tìm kiếm áo quần, chăn mền đề ấp ủ cho con, tránh cho con những sự ốm đau bệnh tật trong lúc sơ sinh yếu ớt. Ngoài ra, cha mẹ còn âu yếm, nâng niu, vuốt ve, bồng ẵm con thơ một cách hết sức cảm động: "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa" lúc con khó ăn, khó ngủ hay ôm đau bệnh tật.(vũ). Khi con bi bô biết nói, biết cười, mẹ cha lại lo lắng nghĩ đến chuyện dạy con lời ăn, tiếng nói: "học ăn, học nói, học gói, học mở"....sao cho con trở thành người khôn khéo, giỏi giang và lễ phép (dục), Sự giáo dục rồi cũng có khi phải nhờ đến nhà trường. Xưa thì mẹ cha tìm thầy đồ, rồi sắm sửa lễ vật , đổi gạo, dắt con đến nhà thầy. Nay thì bôn ba tìm trường nổi tiếng, tìm thầy cô giỏi, xin cho con đến học. Xưa, người mẹ góa bụa của Mạnh Tử phải dời nhà ba lần, chỉ vì mong muốn con mình được cận kề bên thầy hiền, bạn tốt. Cuối cùng Mạnh Tử trở thành một người xuất chúng thời bây giờ. Nay thì bao phụ huynh học sinh dãi gió dầm sương trên cánh đông, bờ sông, hay trong cơ quan nhà máy, làm ngày làm đêm, mong kiếm thật nhiều tiền cho con ăn học thành tài, không thua bè kém bạn. Khi con đã đến trường hay rời mái nhà ấm cúng ra ngoài xã hội, mẹ cha ngày đêm héo hon chờ trông tin ta, mong ta trở về (cố). Trong mái nhà tranh dột nát khi mưa về, cha mẹ dành cho con nơi khô ráo. Và âm thầm nằm co ro nơi lạnh ướt đêm thâu, khi có ai bức hiếp con, cha mẹ vì con mà hi sinh, chống chọi để bảo vệ sinh mạng cho con (phúc). Hơn nữa, khi chúng ta ra ngoài xã hội, giao du với bè bạn, cha mẹ luôn theo dõi và thao thức canh khuya để tìm phương cách uốn nắn con, tránh cho con bị lôi cuốn bởi tiền tài, vật chất và những thị hiếu thấp hèn, hay sa chân vào con đường trụy lạc (phục). Việc cuối cùng là cha mẹ lo cho con bước trưởng thành (trưởng) bằng một nghè nghiệp, một bản lãnh sống trong đời, và dựng vợ gả chồng cho con vào nơi tử tế.
Nuôi ta lớn, cha mẹ còn giáo dục ta nên người, cha mẹ dạy ta bằng chính những cách sống, những việc làm, cách cư xử trong cuộc sống, trong đạo làm người. Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên dạy cho ta nét ăn nét ở, dạy cho ta biểt phải trải, biết nhân nghĩa ở đời. Nhớ làm sao những ngày cấp một, em được mẹ sắm sửa áo đẹp để mừng xuân, mẹ em cũng không quên mua quà để em đem biếu thầy mừng xuân mới. Cha em chính là người thầy dạy em về tri thức khoa học. Mỗi lần đài truyền thanh, truyền hình có những chương trình hay, cha em đều gọi chúng em lại xem. Rồi một bài báo đặc sắc, một quyển sách hay, cha em đều trao cho em với thái độ ân cần, hân hoan nhất. Cha em đã trao cho em những hạt nhân tri thức để sau này gặp thầy cô, những hạt nhân ấy lại được tiếp tục vun trồng cho đến ngày đơm hoa kết trái.
Cha mẹ là nguồn sức mạnh, nguồn nghị lực thiêng liêng của đời em. Nụ cười rạng rỡ của cha khi em học giỏi, tiếng nói hiền hòa yêu thương của mẹ đã tiếp sức cho em vươn lên và thành công trong học tập. Thấy các bạn cùng trang lứa với em phải lưu lạc, tự lực kiếm sống, không được sum họp bên cha mẹ, em vô cùng thông cảm và thấy mình thật may mắn đã được cha mẹ nuôi dạy bảo bọc chu đáo, ân cần. Lòng em tràn ngập niềm vui! Em tự nhủ phải học giỏi, phải đỡ đần một phần nào công việc của cha mẹ, phải quan tâm đến sức khỏe của người nhiều hơn để người có được những niềm vui nho nhỏ bên cạnh trách nhiệm nặng nề mà cha mẹ đang gánh vác với tất cả sự tự nguyện cao cả nhất. Ai trong chúng ta không có những kỉ niệm thầm kín và thiêng liêng với song thân? Những kỉ niệm khắc sâu đời đời, làm ta hạnh phúc khi ở bên song thân, và làm ta rơi lệ khi phải cách xa tình cha, nghĩa mẹ? Em mong saosao càng lớn, em càng giúp đỡ cha mẹ nhiều hơn. Em sẽ làm việc và sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh và ước mơ của cha mẹ.
Yêu thương, kính trọng và biết ơn cha mẹ là tiêu chuẩn xác định đạo đức của con người. Cha mẹ đã sinh thành và dạy dỗ em khôn lớn đến hôm nay, em còn được ăn học cho bằng người, đó là niềm hạnh phúc rất lớn lao đối với em. Thiết nghĩ không gì có thể đền đáp được công ơn trời biển của cha mẹ. Em chỉ nguyện sẽ luôn luôn làm vui lòng cha mẹ và khi lớn lên em sẽ phụng dưỡng cha mẹ thật chu đáo. Cũng mong sao chúng ta không phải hổ thẹn, hối hận khi nghĩ về đấng sinh thành, trong mùa "Vu Lan báo hiếu".