X

500 bài văn mẫu lớp 8

Thuyết minh về loài cây ăn quả mà em biết năm 2023


Thuyết minh về loài cây ăn quả mà em biết năm 2023

Bài văn Thuyết minh về loài cây ăn quả mà em biết gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 8.

Thuyết minh về loài cây ăn quả mà em biết năm 2023 - Văn mẫu lớp 8

Thuyết minh về loại cây ăn quả - cây chuối

Nhắc đến Việt Nam là không thể không nhắc đến nhắc đến hình ảnh cây chuối. Chuối là một loài cây rất mực thân quen và gần gũi trong đời sống con người. Từ khắp mọi nẻo đường, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh tàu lá chuối xanh tốt. Cây chuối đóng góp một vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân.

Cây chuối thuộc họ chuối, là một loại cây ăn trái vốn được thuần hóa từ lâu đời. Cây chuối có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Đến nay, người ta ước tính có khoảng 300 giống chuối được trồng và sử dụng trên khắp thế giới. Cây chuối ở Việt Nam có nguồn gốc từ giống chuối hoang dại. Cây chuối được trồng nhiều ở nông thôn và rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ, ở rừng, ở những khe suối hay thung lũng. Chuối được phân thành nhiều loại. Về cơ bản có chuối ăn quả, chuối lấy lá. Ở Việt Nam có một số loại chuối phổ biến như chuối tiêu, chuối tây, chuối ngự, chuối ngự, chuối sứ, chuối bom, chuối quạ,…Một số loại chuối nhập khẩu từ nước ngoài như chuối Laba (Pháp), chuối Dacca (Trung Mỹ)…

Chuối là loại cây có thân ngầm. Phần thân chính nằm dưới đất gọi là củ chuối. Phía trên chỉ là một thân giả mọc thẳng đứng và tròn, được tạo thành từ nhiều lớp bẹ xếp khít vào nhau, bên trong hơi xốp, bề mặt trơn bóng và nhẵn. Lá chuối mọc thành từng tàu, to bản. Ban đầu, những chiếc nõn chuối còn xanh non, sau đó lá xòe ra có màu xanh đậm hơn. Khi già, lá ngả dần về màu vàng đất, rũ xuống để nhường chỗ cho là tươi mới. Khi cây chuối trưởng thành, nó bắt đầu trổ buồng. Mỗi cây chuối đều có một buồng, mỗi buồng gồm nhiều nải mỗi nải có nhiều quả. Buồng chuối mọc từ hoa từ thân ra. Giữa tán lá xanh mát, hoa chuối như ngọn lửa hồng chiếu sáng cả vòm lá xanh. Nhiều hoa chuối có thể lên đến gần 20 nghìn cái. Hoa sắp thành hai hàng theo kiểu xoắn tạo thành nải chuối. Sau đó những chiếc bẹ rụng dần là lúc những nải chuối con xuất hiện. Khi chuối còn xanh thì có màu xanh đậm còn khi chín thì ngả sang màu vàng.

Trong đời sống nhân dân Việt Nam, chuối là một loại cây hữu dụng từ thân, lá đến hoa, quả. Quả chuối cung cấp hàm lượng đường cần thiết cho cơ thể hoạt động. Chuối ăn dễ tiêu hóa, vừa sáng mắt lại tốt cho da, làm cho làn da luôn sáng mịn. Thân chuối có thể làm thức ăn cho trâu, bò, lợn rất tốt. Thân chuối non cùng củ chuối có thể thái ra ăn kèm với ốc, lươn để khử tanh rất tốt, lại có thể làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Lá chuối có thể dùng để gói bánh, gói xôi,.. lá chuối khô có thể làm chất đốt. Người ta có thể dùng hoa chuối đã nở hết buồng để làm nộm hoặc để luộc. Chuối là thức quả để thắp hương trong các ngày lễ, tết. Trong ngày rằm hoặc mùng một, người ta dùng chuối chín. Chuối là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết.

Chuối là loại cây khá dễ sống ưa đất phù sa, đất bãi ven sông. Quá trình sinh trưởng của một cây chuối không dài khoảng một năm. Mỗi cây chuối chỉ một lần trổ buồng, sau khi thu hoạch người ta chặt cây đào gốc lên để cho cây con phát triển.một cây chuối mẹ có thể đẻ nhiều cây chuối con rồi đẻ nhiều cây chuối cháu,sinh trưởng rất nhanh. Vì dễ trồng lại nhanh cho quả nên chuối được người nông dân ưa chuộng. Nếu không may chuối bị sâu có thể cắt bỏ lá sâu, bắt sâu. Nếu chuối ra buồng cần phải chống cho cây khỏi đổ. Khi thu hoạch cần phải nhẹ nhàng tránh rơi gãy.

Bên cạnh những loại cây gần gũi như trầu, cau, dừa,… thì chuối còn tượng trưng cho sự bình dị, thanh bình của làng quê. Cây chuối có từ ngàn đời. Nó dâng hiến tất cả những gì đẹp đẽ nhất của mình cho con người. Cây chuối là nét đẹp thanh bình của thiên nhiên, của đất mẹ, của nông thôn Việt Nam.

Thuyết minh về loại cây ăn quả - cây vải

Hẳn mùa hè không thể thiếu hương vị của những trái vải ngọt lịm, đậm đà làm ngọt và say trái tim hồng của mỗi người đúng không nào. Cây vải là một cây ăn quả đã rất gần gũi và thân quen với người dân Việt Nam. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nó nhé.

Vải được trồng nhiều tại miền nam Trung Quốc cũng như ở khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ, miền nam Nhật Bản và gần đây là tại Florida và Hawaii (Hoa Kỳ) cũng như các khu vực ẩm ướt thuộc miền đông Australia. Cây vải với người dân Việt ta là một trong những loại cây ăn quả được ưa chuộng rộng rãi và rất dễ phù hợp khẩu vị của đại đa số người tiêu dùng. Cây vải thường cao khoảng 5-10 m, có thể hơn tùy thuộc vào từng loại vải, từng giống cây và cách chăm bón khác nhau mà cho ra những cây có chất lượng không giống nhau. Thân cây vải màu nâu, xù xì và khá thô ráp. Lá vải giống lông chim, mọc so le với nhau, không có lá chét con. Hao vải màu trắng nhỏ li ti, mùi thơm nồng gần giống như hoa nhãn. Quả vải khi chín có màu đỏ sẫm ở vỏ, bên trong là lớp cùi dày, căng mọng đậm đà rất dễ làm mê đắm lòng người. Quả vải đã từng được Lê Quý Đôn khen ngợi: “Quả vải vừa ngon, vừa đẹp, cổ nhân đã ngợi khen: mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thủy tinh, như giáng tuyết. Bạch Lạc Thiên, Thái Quân Mô đều đã ngợi khen trong các sách đồ phả, tự ký. Nước Nam nhiều vải nhất, nhất là vải sản xuất ở xã An Nhân, huyện Đường Hào là thật ngon: vừa ngọt, vừa thơm, không thể nói hết được...”

Vải cần có khí hậu nóng vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới không có sương giá hoặc chỉ có mùa đông rét nhẹ với nhiệt độ không xuống dưới -4 °C và với mùa hè nóng bức, nhiều mưa và độ ẩm cao. Nó phát triển tốt trên các loại đất thoát nước tốt, hơi chua và giàu chất hữu cơ (mùn). Có nhiều giống cây trồng, với các giống chín sớm thích hợp với khí hậu nóng hơn còn các giống chín muộn thích hợp với khí hậu mát hơn. Ở một vài nơi người ta còn trồng vải làm cây cảnh. Giống vải được ưa chuộng nhất ở Việt Nam là vải thiều trồng tại khu vực huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, vải được trồng nhiều nhất ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Quả vải tại vùng Thanh Hà (Hải Dương) thông thường có hương vị thơm và ngọt hơn vải được trồng ở các khu vực khác (mặc dù cũng lấy giống từ đây). Một giống vải khác chín sớm hơn, có tên gọi dân gian là "vải tu hú", có hạt to hơn và vị chua hơn so với vải thiều. Nguyên do có tên gọi như vậy có lẽ là vì gắn liền với sự trở lại của một loài chim di cư là chim tu hú. Vải ra hoa vào tháng 3 dương lịch và chín vào tháng 6. Thời điểm vải chín rộ thường bắt đầu từ giữa tháng 6 tới giữa tháng 7. Khoảng thời gian thu hoạch vải thiều thường ngắn, khoảng 2 tuần.

Cây vải có rất nhiều công dụng. vải tươi dùng để ăn trực tiếp, có thể làm món tráng miệng, làm các loại bánh kem, kẹo ngọt hay bánh tươi hương vải mùi vị rất thơm và ngọt. Ngoài ra, ngày càng phát triển, các sản phẩm đa dạng của vải cũng được ứng dụng nhiều trong sản xuất, phong phú hơn cho người tiêu dùng như vải sấy khô, ướp lạnh, tẩm gia vị rất hấp dẫn. Tuy nhiên giống vải thiều vẫn nổi tiếng nhất ở nước ta bởi chất lượng của nó, cùi dày chín mọng và ngọt lịm.

Cây vải cũng cần có quy trình chăm sóc đạt chuẩn để cây phát triển bình thường. Cây vải có thể trồng trên nhiều loại đất như đất đỏ, đất vàng, đất cát pha, đất phù sa, đất thịt. Yêu cầu quan trọng nhất của đất trồng vải là phải thoát nước, tầng đất dày. Trước khi trồng nên bón lót với phân chuồng mục, vôi rồi phơi ải khoảng 15-20 ngày nhằm loại trừ các mầm bệnh gây hại cho cây. Cần cung cấp đủ nước cho cây vải nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phủ cỏ, rác, phân xanh xung quanh gốc cây để tránh cỏ dại. Mỗi năm làm cỏ khoảng 2 lần vào vụ Xuân tháng (tháng 1-2) và vụ Thu. Hàng năm bón phân khoảng 4 đợt cho cây vải. Với những đặc điểm này hi vọng rằng bạn sẽ trồng cây vải của mình thật tốt nhé.

Cây vải đã trở thành loài cây thân thuộc và gần gũi với hương vị của nó vào mùa hè trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Hi vọng rằng cây vải sẽ ngày càng được phát triển ở cả thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước.

Dàn ý Thuyết minh về loại cây ăn quả

I. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về cây nhãn lồng và đặc sản quả nhãn lồng Hưng Yên

II. Thân bài:

- Nguồn gốc cây nhãn:

+ Là cây cận nhiệt đới, nguồn gốc từ Trung Quốc

+ Có nhiều loại nhãn nhưng ngon nhất là nhãn lồng, ở Việt Nam Hưng Yên là vùng trồng nhãn lồng ngon nhất.

- Đặc điểm cây nhãn:

+ Cây cao 5-10 mét, vỏ xù xì, nhiều cành.

+ Lá kép hình lông chim.

+ Mùa hoa từ tháng 2 - 4, hoa màu vàng nhạt mọc thành chùm.

III. Kết bài:

- Nêu cảm nhận của em về nhãn lồng Hưng Yên.

Thuyết minh về loại cây ăn quả - cây ổi

Trên khắp mọi miền của đất nước Việt Nam thân yêu, nơi đâu cũng ngập tràn hoa thơm trái ngọt. Mỗi vùng miền lại có những loại quả đặc trưng khác nhau, mang hương vị khác nhau. Ổi cũng là một trong những loại quả được nhiều người yêu thích nhất. Cây ổi là loại cây ăn quả phổ biến ở nước ta.

Cây ổi từ lâu đã trở nên quen thuộc trong đời sống của người dân Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng nông thôn giản dị, thanh bình. Là một thành viên thuộc dòng họ Sim, cây ổi là loài cây ăn quả thường xanh lâu năm. Nó có nguồn gốc từ Brasil và những miền nhiệt đới châu Mỹ, rồi lan tới những vùng nhiệt đới châu Á. Không ai rõ thời điểm cây ổi xuất hiện ở Việt Nam chính xác là bao giờ, chỉ biết rằng từ rất lâu trước kia, cây ổi đã mọc hoang dại ở nhiều vùng rừng núi hoặc được đem trồng trong vườn, xung quanh nhà ở để lấy quả ăn.

Nhà ổi có rất nhiều anh em, không chỉ có những giống ổi phổ biến như ổi găng, ổi thóc mà còn có cả ổi trâu, ổi bo, ổi đào, ổi mỡ, ổi nghệ…những cái tên rất thú vị và có vẻ kỳ lạ. Đặc biệt là ổi đào, ổi nghệ tuy quả không to như ổi trâu, ổi bo…nhưng rất ngọt và thơm.

Xét về hình thể cùng anh em nhà vải và nhãn, xoài, cây ổi nhỏ bé hơn. Chiều cao trung bình chỉ hoảng 6 – 7 m, có cây cao nhất sẽ lên tới 10 m, đường kính thân tối đa chỉ khoảng 30cm. Những giống ổi mới còn nhỏ và lùn hơn thế nữa. Cây ổi ra cành và nhánh sớm nên thân nó chắc khỏe và ngắn, bù lại thân cây ấy nhẵn nhụi, chẳng mấy khi bị sâu đục rỗng như nhãn, vải…Khi vỏ già rồi tróc ra bên dưới còn có một lớp vỏ mới cũng nhẵn, màu xám xám xanh xanh rất đẹp. Rễ cây mọc thành chùm, bám vào nhau đâm sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cây ổi có rất nhiều cành, trên cành đầy những lá xanh hình bầu dục, nhỏ bằng khoảng nửa bàn tay. Trên mỗi chiếc lá lại có những đường gân xếp đều tăm tắp, nhẹ tay sờ vào cũng thấy ram ráp. Lá ổi có mùi thơm dịu nhẹ rất dễ chịu.

Ổi cũng ra hoa rồi mới kết trái như những cây ăn quả thông thường khác. Hoa ổi màu trắng, moc thành từng chùm khoảng 2 – 3 bông, thường mọc ở nách lá mà không phải đầu cành. Hoa có 5 cánh trắng bao bọc lấy nhụy vàng bên trong với nhiều hạt phấn nhỏ. Mùa ổi ra hoa là vào tháng 3 – tháng 4 cuối xuân đầu hạ. Nhưng đến thời điểm giao mùa thu độ tháng 8 – tháng 9 thì mới đến mùa quả. Qủa ổi là loại quả trông mọng, hình dáng không cố định mà thay đổi theo từng giống, hình cầu, hình trứng hoặc hình quả lê đều có, rất đa dạng, bắt mắt. Qủa ổi lớn hay nhỏ cũng phụ thuộc vào giống, như giống ổi thóc nhỏ bé chỉ bằng một nửa ổi găng, ổi đào lại to hơn, có giống ổi còn to như quả lê. Trên đầu mỗi quả luôn có một vết sẹo do cuống ổi, vỏ quả ổi mỏng, mịn, thịt quả bên trong dày màu trắng, hồng, vàng… Ổi là giống quả có khá nhiều hạt, sau này người ta nghiên cứu thêm mới cho ra đời những giống quả không hạt. Vị quả ngọt thanh thanh, thêm thịt cùi giòn, kết hợp với nhau tạo ra hương vị đặc biệt chỉ có ở quả ổi.

Không phải tự nhiên mà cây ổi trở nên thân thuộc trong đời sống của con người Việt Nam. Nó không chỉ đem đến những giá trị từ quả ổi với vai trò của một cây ăn trái mà còn có nhiều giá trị khác. Qủa ổi có hương vị ngọt thơm, là loại trái cây mà nhiều người yêu thích. Thậm chí được đưa đến các thị trường thế giới và nhận được sư phản hồi tích cực. Ổi hái từ trên cây xuống có thể thưởng thức ngay hay chế biến thành những miếng mứt ngọt ngọt thơm thơm, ép ra thành nước ổi đóng hộp, làm kẹo…Các bộ phận trên cây như búp non, lá non, quả, vỏ thân hoặc rễ đều có công dụng chữa bệnh, dùng làm các vị thuốc lành tính, an toàn. Trong y dược cổ truyền của dân tộc, lá ổi có thể giải độc, quả ổi vừa ngon, vừa đẹp da lại có tác dụng tiêu thực. Dân gian xưa còn dùng lá non và búp ổi để chữa đau bụng, dùng lá tươi cho những vết thương bầm dập, chảy máu… Và rất nhiều công dụng khác.

Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển, có rất nhiều loại cây ăn quả ra đời nhưng người ta vẫn dành tình cảm đặc biệt cho cây ổi. Mỗi dịp Tết Nguyên Đán, tết Trung Thu trên mâm hoa quả chẳng bao giờ thiếu bóng dáng loại quả xanh và ngọt này. Cây ổi vì lẽ đó chính là một phần trong cuộc sống của nhân dân ta, cần được trân trọng, giữ gìn.

Thuyết minh về loại cây ăn quả - cây nhãn lồng

Hạ vừa là mùa của nắng của gió lại vừa là mùa nở rộ của biết bao nhiêu loại trái cây thơm ngon. Là xoài vàng ươm chín ngọt, là sấu xanh chua chua, là mít thơm lừng ngọt sắc, và còn là nhãn dịu nhẹ mà thơm giòn. Nhãn là loài cây, là thức trái quen thuộc và gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ.

Ở nước ta nổi tiếng nhất là nhãn lồng Hưng Yên, mùa vụ của loại nhãn này thường từ cuối tháng tám đến cuối tháng chín. Còn với nhãn nói chung thì mùa vụ là khoảng tháng bảy, đến tháng tám là thời điểm nhãn chín rộ. Nhãn là cây thân gỗ, cao từ năm đến mười mét, vững chắc. Từ thân, cây mọc ra nhiều cành cây như những cánh tay với những tầng lá rậm rạp.Cũng giống như phượng, lá nhãn là loại kép hình lông chim, các lá mọc so le hai bên gân chính, mỗi lá kép thường có năm đến chín lá đơn. Trên nền xanh của lá còn điểm xuyết sắc vàng nhàn nhạt của hoa nhãn. Hoa nhãn nhỏ xíu như sao nhưng vẫn dễ dàng được nhìn thấy cũng như ngôi sao luôn tỏa sáng trên bầu trời xanh mát, thường mọc thành chùm ở đầu cành hoặc xen vào các kẽ lá. Có hoa thì sẽ có quả, khi hoa nhãn già rồi rụng xuống thì quả nhãn bắt đầu đâm trổ thành những quả bé xíu như chỉ có vỏ với hạt. Vỏ nhãn màu nâu nhạt hoặc vàng xám, nhẵn. Hạt nhãn đen nhánh. Trong phiên âm từ tiếng Trung ra tiếng Hán Việt, nhãn được gọi là “long nhãn”, nghĩa là “mắt rồng” cũng chính bởi màu đen của hạt trồng và hình dáng tròn trông như mắt rồng. Nằm giữa lớp vỏ mỏng bao bên ngoài và hạt là lớp cùi nhãn có màu trắng ngà, hơi trong.

Nhãn cũng có nhiều loại, các loại nhãn thường có sự khác biệt ở quả, đặc biệt là phần cùi nhãn. Nhãn xuồng cơm vàng là giống nhãn có gốc ở Vũng Tàu nước ta, cùi dày và có màu vàng trong, ít nước, vị ngọt và giòn sần sật. Nhãn tiêu da bò thì có nguồn gốc ở Huế, quả nhỏ. Nhãn lồng Hưng Yên thì quả to, vỏ không nhẵn mà hơi gai, dày và màu vàng sậm đặc trưng. Cùi nhãn dày, khô, mọng nước và hạt nhãn nhỏ. Loại nhãn này có vị ngọt của đường phèn. Đây là loại nhãn có giá thành khá đắt nhưng bởi những lợi thế về quả và hương vị thơm ngọt nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, đây cũng là loại nhãn bị “làm giả” nhiều nhất khi có nhiều thương lái dùng loại nhãn Trung Quốc hay nhãn Thái Lan và lừa gạt người mua hàng rằng đó là nhãn lông Hưng Yên, gây nhiều thiệt hại về tiền bạc và lòng tin của người mua.

Là cây cho quả nên quả nhãn là loại thực phẩm, được ăn trực tiếp mà không phải qua chế biến. Bên cạnh đó thì nhãn cũng được nấu thành chè, làm nhãn sấy khô để sử dụng quanh năm do nhãn chỉ có một mùa vụ trong một năm, là nguyên liệu làm bánh nhãn, … Nhãn cũng là một loại thuốc đông y hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh như bệnh hay quên, thần kinh kém, suy nhược, khó ngủ,…Nhãn là loại quả chứa nhiều vitamin C giúp chống các bệnh cao huyết áp, bệnh tim hoặc các bệnh về xương khớp. Vì tác dụng và chất dinh dưỡng nó bao chứa nên nhãn được nhiều người yêu thích.

“Đêm. Hương nhãn đặc lại

Thơm ngoài sân trong nhà

Mẹ em nằm thao thức

Nhớ anh đang đi xa...”

( “Hương nhãn” Trần Đăng Khoa )

Cây nhãn là một hình ảnh quen thuộc của làng quê với những vườn nhãn xanh mướt quanh năm, với những chùm quả lúc lắc trên cành vào mùa nhãn chín. Mùa hè nóng nực mà được thưởng thức những trái nhãn ngọt sắc lịm với hương thơm dễ chịu, cảm nhận những cùi nhãn dày mọng nước thì còn gì bằng.

Thuyết minh về loại cây ăn quả - cây xoài

Việt Nam muôn nghìn cây trái khác nhau, loài cây nào cũng mang đến những lợi ích riêng đối với đời sống con người. Có những loại cây trồng đem lại nguồn gỗ quý cũng có những loại cây đen lại giá trị kinh tế cao, nhiều loại cây khác thì được dùng làm thuốc. Trong số đó, có thể kể đến một loài cây thu trái có giá trị xuất khẩu- cây xoài.

Xoài là một loại cây có vị ngọt thuộc chi xoài. Cây được biết đến có nguồn gốc từ Nam Á và Đông Nam Á. Vì đây là một loại cây tương đối được ưa chuộng, nên cây được trồng trên toàn thế giới hiện nay. Xoài là giống cây quen thuộc của làng quê, sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất của xoài là từ 24 cho tới 27 độ. Cây không kén đất nên thích hợp trồng ở nhiều loại đất khác nhau.

Xoài là một loại cây thân gỗ, rễ thuộc loại rễ cọc, có thể ăn sâu xuống dưới đất 2m. Tùy từng loại khác nhau mà cây có độ cao khác nhau, độ cao trung bình của cây là từ 1,5 cho tới 2,5 m. Chiều cao của cây sẽ tỉ lệ thuận với độ dinh dưỡng của đất. Nếu như cây được trồng ở những vùng khí hậu thuận lợi, trong một khoảng đất thích hợp, cây phát triển càng cao. Tán cây rộng, hình vòm. Tùy theo từng giống xoài khác nhau mà tán cây có thể có độ rộng khác nhau. Lá xoài có màu xanh, mọc so le với nhau trên cành và thuôn dài. Mặt dưới của lá do không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nên có màu xanh nhạt hơn. Lá có gân giữa và các nhánh gân nhỏ nhỏ mọc ra hai bên như hình xương cá. Hoa xoài không nở từng bông riêng biệt mà mọc thành từng chùm với nhiều bông hoa nhỏ, mỗi chùm hoa bao gồm cả hoa đực lẫn hoa cái. Hoa xoài thường có màu trắng. Trên cây xoài, quả xoài mang lại giá trị cao nhất. Đây là một loại quả có hột, quả xoài thuôn dài và phình to hơn ở đầu, khi còn non, quả xoài có màu xanh. Khi chín, vỏ xoài chuyển sang màu vàng. Phần thịt xoài dày và có màu cam đẹp mắt, khi ăn xoài có vị chua chua ngọt ngọt thanh mát rất được nhiều người ưa thích.

Mặc dù xoài không phải là một cây cảnh đẹp, tuy nhiên tại các quán cà phê hay tại các hộ gia đình người ta vẫn trồng cây xoài với tác dụng làm bóng mát và mang lại không khí trong lành. Phần thân cây và cành cây, lá cây khi khô có thể được sử dụng làm chất đốt. Qủa xoài là một loại quả có mùi vị thơm ngon, thích hợp để làm các món tráng miệng, hoa quả ăn trực tiếp, ngoài ra xoài chín còn là nguyên liệu để chế biến cho nhiều món ăn khác nhau như làm sinh tố làm kem bánh kẹo. Đặc biệt tại Thái Lan, xoài còn là nguyên liệu chính cho một món xôi rất nổi tiếng- xôi xoài. Quả xoài còn xanh có thể làm nguyên liệu cho món xoài dầm hay nộm tôm xoài rất ngon. Đối với Việt Nam, xoài có giá trị xuất khẩu mang đến lợi ích kinh tế cao đối với các hội gia đình.

Xoài không phải là một loại cây khó trồng và chăm sóc, tuy nhiên để cây phát triển tốt nhất người trồng cần lưu ý phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho cây, làm cỏ dưới gốc cây để cây có thể phát triển một cách tốt nhất. Ngoài ra việc quan trọng đối với người trồng xoài đó là cần có biện pháp bảo vệ các loại hoa và các loại quả non. Xoài cũng là một loại cây ưa ánh sáng vì vậy người trồng nên tránh trồng xoài với một mật độ quá dày để đảm bảo cho cây luôn xanh tốt nhất. Việc bón phân cho xoài cũng nên theo chu kỳ đều đặn.

Xoài một loại cây ăn quả quen thuộc và gần gũi. Cây gắn bó với tuổi thơ của mỗi con người. Đối với người dân Việt Nam, nhắc đến xoài không phải là chỉ nhắc đến một loài cây có quả ngon mà còn là nhắc đến một người bạn tâm tình. Hiểu được điều đó để chúng ta càng thêm yêu quý trân trọng những giá trị mà cây xoài đem lại.

Thuyết minh về loại cây ăn quả - cây dừa

Dừa là loại cây dễ trồng ở nước ta. Xu hướng dùng hàng thủ công mĩ nghệ từ cây dừa ngày càng được ưa chuộng trên thế giới. Các sản phẩm từ dừa đang có tiềm năng xuất khẩu rất lớn, đem nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Dừa được trồng rải rác khắp các làng quê Nam Bộ, nhiều nhất là ở tỉnh Bến Tre, Bình Định. Tiềm năng sản xuất và xuất khẩu của cây dừa rất lớn, đã hình thành cả công nghệ chế biến: Ngâm tẩm chống mối, tạo dáng, đánh bóng, phủ lớp nhựa chống thấm lên bề mặt sản phẩm.

Xu hướng dùng hàng thủ công mỹ nghệ từ cây dừa: Giỏ xách, dĩa, chén, bình, tách, đũa, khay, hộp. Ở các nước phương Tây ngày càng được ưa chuộng.

Từ dừa có thể làm vô vàn thứ: cọng dừa tước bỏ lá, đan giỏ xách, làm chổi; gáo dừa làm than hoạt tính, làm chén, dĩa, tô, thân dừa lão làm đũa, làm cột nhà, vỏ dừa làm dây buộc. Mùa nắng nước dừa là một thứ giải khát tuyệt chiêu vừa sạch vừa bổ. Cơm dừa già làm nguyên liệu chế biến các món ăn và thức uống, nấu dầu dừa và chế biến xà phòng. Nước ta chê biến được nhiều sản phẩm như: bánh dừa, kẹo dừa, các loại mứt dừa và còn nhiều món ăn truyền thống dân tộc chế biến từ dừa: Bánh tét, chuối nướng.

Đặc biệt, nước dừa được tạo thành sản phẩm thông qua quy trình công nghệ sinh học. Nước dừa nuôi nấm men Saccharomyces tạo ra prô-tê-in đơn bào bổ sung nguồn đạm thực vật dùng cho người. Giấm ăn hoặc các sản phẩm nước uống lên men từ nước dừa như nước giải khát đóng chai, nước dừa có ga. Nước dừa còn chế biến thành rượu có hương vị đặc trưng. Nước cốt dừa tạo sữa dừa đóng hộp, sản phẩm chiết từ cơm dừa nạo chế biến sữa đặc có đường. Gần đây các nhà khoa học còn dùng vi khuẩn tạo ra thạch dừa.

Thạch dừa là đặc sản ăn vừa dai, vừa giòn, góp phần tăng cường các chất xơ giúp cơ thể bài tiết, kích thích tiêu hóa, gây cảm giác khoái khẩu.

Doanh nghiệp Trường Ngân ở Bến Tre đã thành công trong việc tìm được thị trường riêng cho sản phẩm của mình bằng hàng trăm mặt hàng gia dụng như: Giỏ xách đi chợ, giỏ đựng hoa (lẵng hoa) và đựng quà cáp, rổ rá, bình hoa, cùng nhiều chủng loại: Tách, chén, dĩa, khay trà và đồ dùng trang trí nội thất khác như: Voi khỉ, ngựa, gà, và các tranh treo tường.

Sản phẩm dừa của Trường Ngân đã có mặt tại một số cửa hàng lớn ở Đài Loan, Nhật, Mĩ, Ca-na-đa, từ những dụng cụ bếp núc, đồ gia dụng: Hộp đựng hành, tỏi, khay đựng trái cây, bộ bàn ghế nhỏ, đến những dụng cụ văn phòng: Hộp đựng viết, khay đựng giấy tờ, hộp đựng danh thiếp, kệ đựng sách báo, kệ đựng đĩa nhạc CD. Mỗi tháng cơ sở Trường Ngân xuất xưởng ít nhất là 30 sản phẩm từ cây dừa lão, chào hàng khách nước ngoài thu về một khoản tiền lớn.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 8 chọn lọc, hay khác: